Nhiều người học tiếng Anh chỉ tập trung vào việc tiếp thu kiến thức thụ động, dẫn đến việc vốn từ vựng và ngữ pháp dần mai một theo thời gian.
Là một người từng trải qua nhiều lần thất bại trong hành trình chinh phục ngôn ngữ này, mình muốn chia sẻ với các bạn phương pháp học từ vựng hiệu quả đã giúp mình đạt được kết quả tốt: Semantic mapping – Bản đồ tư duy ngữ nghĩa.
Tuy nhiên, nhiều bạn vẫn chưa hiểu rõ semantic mapping là gì? Cách ứng dụng vào thực tế như thế nào. Do đó, mình đã tổng hợp bài viết chia sẻ kinh nghiệm mà mình đã học để bạn vận dụng hiệu quả hơn.
Cùng tìm hiểu thôi!
Nội dung quan trọng |
– Semantic hay sơ đồ ngữ nghĩa, là hoạt động học tập tương tác giữa giáo viên và học sinh. Nơi mà bạn tạo ra một sơ đồ trực quan trên bảng trắng, kết nối các ý tưởng một cách logic. – Semantic mapping là một công cụ hỗ trợ học tập đắc lực, giúp bạn mở rộng vốn từ vựng và nâng cao kỹ năng Writing và Speaking trong kỳ thi IELTS. – Ứng dụng trong việc dạy và học từ vựng: + Hoạt động ôn tập bài cũ giúp học viên củng cố từ vựng về bài đã học. + Hoạt động học từ vựng mới giúp phát triển thêm vốn từ. |
1. Phương pháp học từ vựng semantic mapping là gì?
Phương pháp semantic mapping là gì? Semantic hay còn gọi là sơ đồ ngữ nghĩa.
Theo Carol và Susan (2000), sơ đồ ngữ nghĩa là hoạt động học tập tương tác giữa giáo viên và học sinh, nơi họ cùng nhau tạo ra một sơ đồ trực quan trên bảng trắng, kết nối các ý tưởng một cách logic.
Nội dung của một sơ đồ ngữ nghĩa tương đối đa dạng. Một sơ đồ ngữ nghĩa có thể bao gồm: Sơ đồ tường thuật lại câu chuyện vừa đọc, một sự kiện gần đây, một bộ phim, một phần của chương trình học, hay kiến thức nền của học viên về một chủ đề cụ thể.
Stah và Vancil (1986) đã chỉ ra rằng, chính quá trình thảo luận để xây dựng sơ đồ ngữ nghĩa là yếu tố then chốt giúp bạn ghi nhớ từ vựng hiệu quả.
Với phương pháp này, giáo viên viên đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt học sinh tham gia thảo luận, khuyến khích và hỗ trợ các em sử dụng từ vựng một cách chính xác trong các ngữ cảnh phù hợp.
Hơn 21.220+ học viên đã thành công đạt điểm IELTS đầu ra. Bạn có muốn trở thành người tiếp theo?
Xem thêm:
- Comprehensible Input là gì? Cách ứng dụng trong việc học và dạy ngôn ngữ
- Code-switching là gì? Ưu, nhược điểm và cách ứng dụng học từ vựng
- Contranym là gì? 10+ contranym phổ biến nhất trong tiếng Anh
2. Cách thức tiến hành sematic mapping
Semantic mapping là một công cụ hỗ trợ học tập đắc lực, giúp bạn mở rộng vốn từ vựng và nâng cao kỹ năng Writing và Speaking trong kỳ thi IELTS. Để tối ưu hóa hiệu quả của phương pháp này, hãy lưu ý một số đặc điểm sau đây:
- Khuyến khích sự sáng tạo: Giáo viên đóng vai trò dẫn dắt, khuyến khích học viên tự tạo ra các từ vựng và đưa vào sơ đồ. Tiếp đó, giáo viên sẽ cung cấp các gợi ý phù hợp giúp học viên nhớ được từ vựng thụ động (học qua đọc, nghe). Gợi ý có thể bao gồm: Diễn giải lại, gợi ý tiếng Việt, chữ cái đầu tiên, cách phát âm, …
- Phân tích và khám phá: Giáo viên có thể yêu cầu học viên giải thích, đánh giá và thể hiện các mối quan hệ giữa các đối tượng trong sơ đồ. Qua đó, học viên có thể cải thiện ngữ pháp và collocation, đồng thời khám phá nghĩa của các từ liên quan.
- Ôn tập và củng cố: Sau khi hoàn thành sơ đồ, giáo viên nên lặp lại các từ vựng quan trọng và củng cố các mối quan hệ đã được thiết lập. Quá trình ôn tập này nên được thực hiện qua lại giữa giáo viên và học viên để đảm bảo hiệu quả.
- Áp dụng vào thực tế: Việc hình thành một sơ đồ ngữ nghĩa không phải là mục tiêu cuối cùng. Sau khi hoàn tất, sơ đồ còn có thể được dùng như một bộ khung nền tảng cho các hoạt động Nói và Viết tiếp theo.
Xem thêm:
- Gốc từ là gì? Tổng hợp các root word, prefix và suffix phổ biến
- Word family là gì? Word roots – Gốc từ trong tiếng Anh
3. Ứng dụng trong việc dạy và học từ vựng
Phương pháp học từ vựng semantic mapping được ứng dụng phổ biến trong dạy và học như sau:
3.1. Hoạt động ôn tập bài cũ
Mục tiêu:
- Giúp học viên củng cố từ vựng về bài đã học.
- Chuyển các từ vựng bị động thành chủ động.
- Giúp học sinh áp dụng được ngôn ngữ Nghe, Đọc vào các hoạt động Nói và Viết.
Cách thức tiến hành:
- Bước 1: Giáo viên giới thiệu chủ đề: The effects of a chronic lack of sleep (Tác động của việc thiếu ngủ lâu dài).
- Bước 2: Giáo viên hướng dẫn học viên xác định các từ vựng liên quan đến cảm xúc của con người khi thiếu ngủ:
- Giáo viên đặt câu hỏi: How do we feel when we lack of sleep? (Chúng ta cảm thấy thế nào khi thiếu ngủ?)
- Học viên đưa ra các từ vựng: Irritable, unhappy, tired, … (cáu kỉnh, không vui, mệt mỏi, …)
- Giáo viên hướng dẫn học viên kết luận: Các loại tính từ này liên quan đến feelings (cảm xúc) của con người.
- Bước 3: Giáo viên hướng dẫn học viên xác định các nhóm người bị ảnh hưởng bởi việc thiếu ngủ:
- Giáo viên đặt câu hỏi: What kinds of people are affected when they lack sleep? (Những nhóm người nào bị ảnh hưởng bởi việc thiếu ngủ?)
- Học viên đưa ra các từ vựng: Doctors, tired engineers, drivers, … (bác sĩ, kỹ sư mệt mỏi, tài xế, …)
- Bước 4: Giáo viên khuyến khích học viên mở rộng liên kết và củng cố từ vựng:
- Đặt câu hỏi về tác động của việc thiếu ngủ đối với từng nhóm người (Ví dụ: How does sleep deprivation affect doctors?). Khuyến khích học viên sử dụng các từ vựng đã học và đưa ra các từ vựng mới phù hợp.
- Bước 5: Giáo viên cùng học viên hoàn thiện sơ đồ ngữ nghĩa:
- Sơ đồ bao gồm các nhóm từ vựng chính (feelings, society) và các từ vựng con liên quan. Bạn chú ý sử dụng các liên kết logic để thể hiện mối quan hệ giữa các từ vựng.
3.2. Hoạt động học từ vựng mới
Không chỉ được sử dụng để ôn tập từ vựng của bài đã học trước đó, hoạt động semantic mapping có thể được sử dụng để gợi lại các từ đã học từ trước.
Hoạt động: Trả lời câu hỏi mới về phẩm chất của giáo viên (IELTS Speaking).
Mục tiêu:
- Giúp học viên ôn tập các từ vựng đã học về phẩm chất của giáo viên.
- Phát triển kỹ năng tư duy phản biện và khả năng sử dụng ngôn ngữ để trả lời câu hỏi.
- Chuẩn bị cho học viên tham gia bài thi IELTS Speaking.
Cách thức tiến hành: Giáo viên đưa ra câu hỏi: What qualities should teachers have? (Phẩm chất nào người giáo viên nên có?).
- Bước 1: Học viên brainstorm các phẩm chất phù hợp:
- Giáo viên: What some of the positive characteristics can you all think of? (Hãy suy nghĩ về một số phẩm chất tích cực mà giáo viên nên có?).
- Học viên đưa ra các từ vựng như: Passion, empathy, good communication skills, listen well, understanding, … (đam mê, thấu hiểu, kỹ năng giao tiếp tốt, biết lắng nghe, thấu hiểu, …).
- Bước 2: Giáo viên lựa chọn và vẽ các phẩm chất phù hợp lên sơ đồ ngữ nghĩa:
- Giáo viên chọn các phẩm chất tiêu biểu từ các câu trả lời của học sinh, gồm các phẩm chất chứa đựng từ vựng, cụm từ đã được chuẩn bị trong giáo án.
- Ví dụ: Strong communicator (người giao tiếp giỏi), good listener (người biết lắng nghe), adaptable person (người có năng lực thích ứng).
- Bước 3: Giáo viên đặt câu hỏi để khai triển thêm về các phẩm chất:
- Giáo viên: What can a strong communicator do? (Người giao tiếp giỏi có thể làm gì?)
- Giáo viên: What can a good listener do? (Người biết lắng nghe có thể làm gì?)
- Giáo viên: What can an adaptable person do? (Người có năng lực thích ứng có thể làm gì?)
- Bước 4: Học viên đưa ra các câu trả lời và bổ sung vào sơ đồ ngữ nghĩa. Ví dụ:
A strong communicator
- Help students overcome the fear of the subject (Giúp học sinh vượt qua nỗi sợ hãi môn học).
- Help them approach the subject in a more enjoyable way (Giúp học sinh tiếp cận môn học một cách thú vị hơn).
- Talk about how each subject apply to their favorite hobbies, sports, future careers (Giải thích cách áp dụng mỗi môn học vào sở thích, môn thể thao, nghề nghiệp tương lai yêu thích của học sinh).
A good listener:
- Listen to anxieties a student may have (Lắng nghe những lo lắng mà học sinh có thể gặp phải).
- Help students build their skills and confidence levels (Giúp học sinh phát triển kỹ năng và sự tự tin).
- Tailor the best lessons for students (Thiết kế những bài học phù hợp nhất cho học sinh).
An adaptable person:
- Adjust teaching methods based on the age, levels, needs of students (Điều chỉnh phương pháp giảng dạy dựa trên độ tuổi, trình độ, nhu cầu của học sinh).
4. Kết luận
Semantic mapping hay sơ đồ ngữ nghĩa là phương pháp học tập hiệu quả và thú vị, mang đến nhiều lợi ích cho việc học từ vựng và phát triển tư duy. Khi áp dụng thành công, người học có thể:
- Kích thích tư duy sáng tạo.
- Tăng cường khả năng ghi nhớ.
- Học tập vui vẻ và hứng thú.
- Phát triển kỹ năng tư duy phản biện.
- Ứng dụng đa dạng.
Tuy nhiên, học từ vựng tiếng Anh qua phương pháp semantic mapping cũng có một số hạn chế mà bạn cần lưu ý:
- Cần đầu tư thời gian và công sức.
- Có thể gây khó khăn cho người mới bắt đầu.
Nếu trong quá trình học, bạn còn có bất kỳ vướng mắc nào, hãy để lại bình luận bên dưới bài viết để được giải đáp. Ngoài ra, bạn cũng có thể học thêm những kiến thức từ vựng mới tại chuyên mục IELTS Vocabulary. Chúc bạn học tốt!
Tài liệu tham khảo:
- Vocabulary Semantic Mapping: https://cer.schools.nsw.gov.au/content/dam/doe/sws/schools/c/cer/localcontent/semantic_mapping.pdf – Truy cập 28/5/2024.
- What is semantic mapping and why do I need to know it?: https://speechify.com/blog/what-is-semantic-mapping-and-why-do-we-need-to-know-it/ – Truy cập 28/5/2024.