Câu bị động thì quá khứ tiếp diễn là một trong những cấu trúc ngữ pháp quan trọng trong tiếng Anh, giúp người học diễn tả các hành động đang diễn ra tại một thời điểm cụ thể trong quá khứ và nhấn mạnh đối tượng chịu tác động của hành động đó.
Việc nắm vững cấu trúc này không chỉ giúp bạn cải thiện kỹ năng viết mà còn nâng cao khả năng giao tiếp hiệu quả. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá chi tiết về:
- Câu bị động là gì?
- Cách dùng và cấu trúc thì quá khứ tiếp diễn.
- Cấu trúc câu bị động thì quá khứ tiếp diễn.
- …
Tìm hiểu ngay bài viết hôm nay thôi nào!
Nội dung quan trọng |
– Thì quá khứ tiếp diễn dùng để diễn tả một hành động đang diễn ra tại một thời điểm cụ thể trong quá khứ hoặc hai hành động đang diễn ra song song trong quá khứ. – Cấu trúc câu bị động thì quá khứ tiếp diễn: + Câu khẳng định: O + was/ were + being + V-ed/ V3 + (by S). + Câu phủ định: O + was/ were not (wasn’t/ weren’t) + being + V-ed/ V3 + (by S). + Câu nghi vấn: Was/ Were + O + being + V-ed/ V3 + (by S)? hoặc Wh- question + was/ were + O + being + V-ed/ V3 + (by S)? |
1. Cấu trúc câu bị động thì quá khứ tiếp diễn là gì?
Khi kết hợp câu bị động với thì quá khứ tiếp diễn, chúng ta có câu bị động thì quá khứ tiếp diễn. Cấu trúc này dùng để diễn tả một hành động đang diễn ra trong quá khứ và bị tác động bởi một chủ thể nào đó.
E.g.:
- The book was being read by Mary at 8 PM yesterday. (Cuốn sách đang được Mary đọc vào lúc 8 giờ tối qua.)
- The road was being repaired by the workers when it started to rain. (Con đường đang được sửa chữa bởi những công nhân khi trời bắt đầu mưa.)
- The house was being painted when the guests arrived. (Ngôi nhà đang được sơn khi khách đến.)
- The project was being discussed by the students when the teacher entered the room. (Dự án đang được thảo luận bởi các học sinh khi giáo viên bước vào phòng.)
2. Cấu trúc câu bị động ở thì quá khứ tiếp diễn
Trong phần này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu chi tiết về cấu trúc câu bị động ở thì quá khứ tiếp diễn, các thành phần cấu tạo nên câu.
Câu khẳng định | Câu phủ định | Câu nghi vấn | |
Cấu trúc câu chủ động | S + was/ were + V-ing(+ O) | S + was/ were + not + V-ing (+ O) | Was/ Were + S + V-ing (+ O)? |
Cấu trúc câu bị động | O + was/ were + being + V-ed/ V3 + (by S). | O + was/ were not (wasn’t/ weren’t) + being + V-ed/ V3 + (by S). | Was/ Were + O + being + V-ed/ V3 + (by S)? Hoặc Wh- question + was/ were + O + being + V-ed/ V3 + (by S)? |
Ví dụ | The manager was conducting the meeting when the fire alarm rang. (Người quản lý đang tiến hành cuộc họp khi chuông báo cháy kêu.) → The meeting was being conducted by the manager when the fire alarm rang. (Cuộc họp đang được tiến hành bởi người quản lý khi chuông báo cháy kêu.) | They were not cleaning the house when I arrived. (Họ đang không dọn dẹp nhà khi tôi đến.) → The house was not being cleaned when I arrived. (Ngôi nhà đang không được dọn dẹp khi tôi đến.) | Was the team developing a new software at that time. (Đội ngũ đang phát triển một phần mềm mới vào lúc đó phải không?) → Was a new software being developed by the team at that time? (Phần mềm mới đang được phát triển bởi đội ngũ vào lúc đó phải không?) |
3. Cách dùng câu bị động ở thì quá khứ tiếp diễn
Vậy khi nào ta nên sử dụng câu bị động ở thì quá khứ tiếp diễn? Cùng xem ngay bảng dưới đây nhé!
Mục đích | Ví dụ |
Nhấn mạnh hành động đang diễn ra trong quá khứ hơn là người thực hiện hành động | The road was being repaired. (Con đường đang được sửa chữa.) |
Khi muốn nói về một hành động đang diễn ra song song với một hành động khác trong quá khứ. | The project was being discussed while the teacher was observing. (Dự án đang được thảo luận trong khi giáo viên đang quan sát.) |
Khi muốn nêu hành động đã được chuẩn bị hoặc đã được bắt đầu trước một thời điểm cụ thể trong quá khứ. | The event was being organized when the guests started to arrive. (Sự kiện đang được tổ chức khi khách bắt đầu đến.) |
Khi chủ thể thực hiện hành động không quan trọng hoặc không được biết đến. | The office was being cleaned. (Văn phòng đang được dọn dẹp.) |
4. Cách chuyển từ câu chủ động sang câu bị động thì quá khứ tiếp diễn
Để chuyển từ câu chủ động sang câu bị động ở thì quá khứ tiếp diễn trong tiếng Anh, ta cần tuân theo các bước sau:
- Bước 1: Xác định chủ ngữ, động từ và tân ngữ trong câu chủ động.
- Bước 2: Đưa tân ngữ của câu chủ động lên làm chủ ngữ mới của câu bị động.
- Bước 3: Chia động từ tobe ở thì quá khứ tiếp diễn (was/ were + being).
- Bước 4: Sử dụng động từ chính dưới dạng quá khứ phân từ (past participle).
- Bước 5: Đưa chủ ngữ của câu chủ động xuống làm tác nhân hành động (bắt đầu bằng by).
E.g.
Câu chủ động: They were preparing the car. (Họ đang chuẩn bị xe.)
Ta có:
- Tân ngữ (the car) → Chủ ngữ mới (The car)
- Động từ to be ở thì quá khứ tiếp diễn → was being (vì the car là số ít)
- Động từ chính dưới dạng quá khứ phân từ → repaired
- Chủ ngữ (They) → Tác nhân hành động (by them)
→ Câu bị động: The car was being prepared by them. (Xe đang được chuẩn bị bởi họ.)
Tương tự như trên, ta có một số ví dụ khác như sau:
E.g.
- She was painting the house. (Cô ấy đang sơn ngôi nhà.) → The house was being painted by her. (Ngôi nhà đang được sơn bởi cô ấy.)
- The students were doing the homework. (Các học sinh đang làm bài tập về nhà.) → The homework was being done by the students. (Bài tập về nhà đang được làm bởi các học sinh.)
- We were watching a movie. (Chúng tôi đang xem một bộ phim.) → A movie was being watched by us. (Một bộ phim đang được xem bởi chúng tôi.)
5. Ứng dụng câu bị động thì quá khứ tiếp diễn vào bài thi IELTS
Trong bài thi IELTS, việc sử dụng câu bị động thì quá khứ tiếp diễn có thể giúp bạn làm phong phú thêm bài viết và tăng điểm ngữ pháp. Dưới đây là cách bạn có thể ứng dụng câu bị động ở thì quá khứ tiếp diễn vào các phần khác nhau của bài thi IELTS.
5.1. IELTS Writing task 1
Trong IELTS Writing task 1, câu bị động thì quá khứ tiếp diễn được sử dụng phổ biến trong dạng biểu đồ mô tả quá trình, biểu đồ và diễn đạt sự thay đổi theo thời gian. Một số cấu trúc đã được mình tổng hợp trong bảng dưới đây, các bạn cùng tham khảo nhé!
Mẫu câu | Mục đích | Ví dụ |
During the period from + (thời gian), S + was/ were being + V (past participle) +by O | Mô tả sự thay đổi theo thời gian | During the period from 2010 to 2015, the roads were being constructed by the local government. (Trong giai đoạn từ 2010 đến 2015, các con đường đang được xây dựng bởi chính quyền địa phương.) |
While … , S + was/ were being + V (past participle) +by O | Mô tả một quá trình cụ thể | While the materials were being transported, the foundation was being laid by the workers. (Trong khi các vật liệu đang được vận chuyển, nền móng đang được đặt bởi các công nhân.) |
At that time, S + was/ were being + V (past participle) +by O | Nhấn mạnh một giai đoạn cụ thể trong quá trình | At that time, the new software was being developed by the company. (Vào thời điểm đó, phần mềm mới đang được phát triển bởi công ty.) |
5.2. IELTS Writing task 2
Trong task 2, câu bị động thì quá khứ tiếp diễn thường được dùng để đưa ra luận điểm, nhấn mạnh lợi ích hoặc nhược điểm của vấn đề. Dưới đây là bài mẫu có sử dụng cấu trúc câu bị động thì quá khứ tiếp diễn mà bạn có thể tham khảo.
Đề bài: Discuss the advantages and disadvantages of using technology in education. (Thảo luận về những ưu điểm và nhược điểm của việc sử dụng công nghệ trong giáo dục.)
In the modern era, the integration of technology in education has become increasingly prevalent. While this advancement offers numerous benefits, it also presents certain drawbacks that need to be considered.
One of the primary advantages is that technology facilitates access to a vast array of information and resources. During recent years, online courses were being developed by various educational institutions, making education more accessible to people worldwide. Additionally, digital tools were being implemented in classrooms, enhancing the learning experience by making it more interactive and engaging.
However, there are also significant disadvantages. One major concern is that excessive reliance on technology can lead to a decrease in critical thinking and problem-solving skills. For instance, students’ attention spans were being reduced as they spent more time on digital devices, leading to a potential decline in the quality of learning. Furthermore, the digital divide is another issue; during the initial phase of technological integration, many students were being left behind due to a lack of access to necessary devices and internet connectivity.
In conclusion, while the use of technology in education offers significant advantages such as improved access to information and enhanced learning experiences, it also has its disadvantages, including reduced critical thinking and the digital divide. It is crucial to strike a balance to maximize the benefits and minimize the drawbacks.
(Trong thời đại hiện đại, việc tích hợp công nghệ vào giáo dục đã trở nên ngày càng phổ biến. Mặc dù sự tiến bộ này mang lại nhiều lợi ích, nhưng nó cũng đem lại một số nhược điểm cần được xem xét.
Một trong những lợi thế chính là công nghệ giúp truy cập vào một lượng lớn thông tin và tài nguyên. Trong những năm gần đây, các khóa học trực tuyến đã được phát triển bởi nhiều cơ sở giáo dục khác nhau, làm cho giáo dục trở nên dễ tiếp cận hơn với mọi người trên toàn thế giới. Ngoài ra, các công cụ kỹ thuật số đã được triển khai trong các lớp học, nâng cao trải nghiệm học tập bằng cách làm cho nó trở nên tương tác và hấp dẫn hơn.
Tuy nhiên, cũng có những nhược điểm đáng kể. Một mối quan ngại lớn là sự phụ thuộc quá mức vào công nghệ có thể dẫn đến giảm khả năng tư duy phản biện và giải quyết vấn đề. Ví dụ, sự chú ý của học sinh bị giảm khi họ dành nhiều thời gian hơn cho các thiết bị kỹ thuật số, dẫn đến tiềm năng suy giảm chất lượng học tập. Hơn nữa, sự chênh lệch kỹ thuật số là một vấn đề khác; trong giai đoạn đầu của việc tích hợp công nghệ, nhiều học sinh đã bị bỏ lại phía sau do thiếu truy cập vào các thiết bị cần thiết và kết nối internet.
Kết luận, mặc dù việc sử dụng công nghệ trong giáo dục mang lại những lợi ích đáng kể như cải thiện truy cập thông tin và nâng cao trải nghiệm học tập, nhưng nó cũng có những nhược điểm như giảm tư duy phản biện và sự chênh lệch kỹ thuật số. Điều quan trọng là cần tìm cách cân bằng để tối đa hóa lợi ích và giảm thiểu những nhược điểm.)
6. Bài tập câu bị động thì quá khứ tiếp diễn
Để nắm vững cấu trúc và cách sử dụng câu bị động trong thì quá khứ tiếp diễn, việc thực hành qua các bài tập là vô cùng cần thiết. Các bài tập dưới đây được thiết kế nhằm giúp bạn củng cố kiến thức và sử dụng chính xác thì quá khứ tiếp diễn trong câu bị động:
- Viết lại câu.
- Điền từ vào chỗ trống.
- Sắp xếp từ tạo thành câu hoàn chỉnh.
Hãy cùng bắt đầu với những bài tập sau nhé!
Exercise 1: Using past continuous, change the following sentences into the passive form
(Bài tập 1: Sử dụng thì quá khứ tiếp diễn, hãy chuyển các câu sau sang dạng bị động)
1. She was cooking dinner when we arrived.
=> ……….……….……….……….……….
2. They were planting trees in the garden at 10:30 last morning.
=> ……….……….……….……….……….
3. He was repairing the car last night.
=> ……….……….……….……….……….
4. We were watching a movie at that time.
=> ……….……….……….……….……….
5. The students were writing an essay.
=> ……….……….……….……….……….
Exercise 2: Fill in the correct passive form in past continuous of the verbs below
(Bài tập 2: Chia động từ trong ngoặc theo đúng dạng bị động thì quá khứ tiếp diễn)
- The painting …….. by a skilled artist when the museum director arrived. (restore)
- A report ………. by Linda. (not write)
- The emails ………. by the assistant while the manager was in a meeting. (check)
- My house ………. when she came. (decorate)
- A new song ………. by the band when the producer walked into the studio. (record)
Exercise 3: Put words in order to complete passive sentences in past continuous
(Bài tập 3: Sắp xếp từ để tạo thành câu bị động ở thì quá khứ tiếp diễn)
- being/ prepared/ the food/ was/ by the chef/ when/ they arrived
=> ……….……….……….……….……….
- cleaned/ being/ the office/ when/ was/ the boss/ checked/ it
=> ……….……….……….……….……….
- delivered/ the package/ was/ by the courier/ being/ while/ we waited
=> ……….……….……….……….……….
- fixed/ being/ the car/ was/ by the mechanic/ when/ I called
=> ……….……….……….……….……….
- watched/ being/ the movie/ at that time/ was/ by the children
=> ……….……….……….……….……….
7. Kết luận
Như vậy, câu bị động thì quá khứ tiếp diễn diễn tả một hành động đang diễn ra tại một thời điểm cụ thể trong quá khứ hoặc hai hành động đang diễn ra song song trong quá khứ. Bằng cách hiểu rõ cấu trúc và thực hành qua các ví dụ và bài tập, bạn sẽ nắm vững cách sử dụng câu bị động thì quá khứ tiếp diễn trong nhiều tình huống khác nhau.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, hãy để lại bình luận phía dưới bài viết cho chúng mình nhé! Ngoài ra, chúng mình còn rất nhiều bài viết bổ ích khác đang đón chờ bạn trong chuyên mục IELTS Grammar từ Vietop English nữa đó!
Tài liệu tham khảo:
- Passive voice: https://dictionary.cambridge.org/grammar/british-grammar/passive-voice – Truy cập ngày 2/7/2024
- Past continuous: https://dictionary.cambridge.org/grammar/british-grammar/past-continuous-i-was-working – Truy cập ngày 2/7/2024
- Past continuous passive voice: https://www.englishcentral.com/blog/en/past-continuous-passive-voice-explanation-with-examples/ – Truy cập ngày 2/7/2024