Giới thiệu bạn mới – Nhận quà tới 7 triệu

Banner website workshop AI

Giải đáp: Logistics nên học TOEIC hay IELTS cho sinh viên và người đi làm

Là sinh viên ngành logistics, bạn có thể đã quen với hàng hóa, vận đơn, chuỗi cung ứng… nhưng lại thấy bối rối khi sử dụng tiếng Anh chuyên ngành? Mình cũng từng như vậy, loay hoay giữa deadline tốt nghiệp, chứng chỉ đầu ra, và cả những buổi phỏng vấn đòi hỏi tiếng Anh giao tiếp.

Chỉ đến khi bắt đầu ứng tuyển vào các công ty logistics quốc tế, mình mới nhận ra: TOEIC hay IELTS không đơn giản là một kỳ thi, mà là chìa khóa mở ra cơ hội thăng tiến, du học hoặc làm việc toàn cầu trong lĩnh vực logistics.

Vậy logistics nên học TOEIC hay IELTS? Cùng mình khám phá câu trả lời trong bài viết dưới đây!

1. Giải đáp: Logistics nên học TOEIC hay IELTS?

Nếu bạn đang học hoặc làm trong ngành logistics, việc chọn TOEIC hay IELTS sẽ phụ thuộc rất nhiều vào mục tiêu cá nhânlộ trình nghề nghiệp mà bạn đang hướng tới. Không có một lựa chọn “đúng tuyệt đối” cho tất cả, nhưng sẽ có lựa chọn phù hợp hơn nếu bạn xác định rõ đâu là điều mình thực sự cần.

Giải đáp: Logistics nên học TOEIC hay IELTS?
Giải đáp: Logistics nên học TOEIC hay IELTS?
  • Nếu mục tiêu của bạn là tốt nghiệp đại học đúng hạn, hoặc đơn giản chỉ cần một chứng chỉ tiếng Anh để đủ điều kiện ra trường, thì TOEIC là lựa chọn hợp lý.

Hiện nay, nhiều trường đại học tại Việt Nam (như UEH, UFM, ĐH Giao thông Vận tải, HUTECH…) chấp nhận TOEIC từ 450 đến 600 điểm là đạt chuẩn đầu ra cho sinh viên ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng.

  • Ngược lại, nếu bạn đặt mục tiêu làm việc tại các công ty đa quốc gia, hoặc muốn du học, học cao học, hoặc tham gia các khóa học chuyên ngành quốc tế, thì IELTS sẽ là chứng chỉ bạn nên lựa chọn.

Một số công ty logistics quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam có thể kể đến như: DHL Supply Chain, DHL Express, Maersk Vietnam, DB Schenker Vietnam, …

Các công ty này thường yêu cầu khả năng tiếng Anh toàn diện: Không chỉ đọc hiểu tài liệu mà bạn cần viết email chuyên nghiệp, trình bày báo cáo, giao tiếp với khách hàng và đối tác nước ngoài. Những kỹ năng này chính là điều mà kỳ thi IELTS rèn luyện tốt hơn so với TOEIC.

2. Ngành logistics cần tiếng Anh như thế nào trong công việc thực tế?

Khi còn đi học, mình từng nghĩ tiếng Anh trong ngành logistics chỉ cần “đủ dùng để đọc tài liệu là được”. Nhưng đến khi bắt đầu thực tập và đi làm, mình mới nhận ra: Tiếng Anh không chỉ là một lợi thế  mà là yêu cầu bắt buộc nếu bạn muốn phát triển lâu dài trong ngành này.

Logistics là một lĩnh vực vận hành xuyên quốc gia. Bạn không chỉ làm việc với khách hàng trong nước, mà còn phải phối hợp với đối tác nước ngoài, hãng tàu, hãng vận chuyển, hải quan quốc tế,… Vì vậy, tiếng Anh trở thành ngôn ngữ “chung” để mọi thứ kết nối và vận hành trơn tru.

Vai trò của tiếng Anh trong ngành logistics
Vai trò của tiếng Anh trong ngành logistics

Vậy trong ngành logistics, bạn sẽ cần tiếng Anh ở những khía cạnh nào?

  • Đọc hiểu tài liệu chuyên ngành
    • Các hợp đồng, invoice, packing list, bill of lading (B/L), manifest,… đều bằng tiếng Anh.
    • Các thuật ngữ như Incoterms 2020, HS code, C/O, lead time, freight charges,… xuất hiện mỗi ngày trong các tài liệu báo cáo.
  • Viết email, phản hồi khách hàng – đối tác
    • Soạn thư báo giá, giải thích sai sót, xác nhận đơn hàng, xin chứng từ,… yêu cầu bạn viết rõ ràng, lịch sự, và đúng chuyên môn.
    • Nếu bạn làm ở vị trí sale logistics, chứng từ, customer service, thì viết email bằng tiếng Anh là công việc hằng ngày.
  • Nghe – Nói khi trao đổi trực tiếp hoặc gọi điện
    • Nếu không thành thạo tiếng Anh, nhiều bạn thường bị “khớp” khi nghe giọng tiếng Anh Ấn Độ, Philippines, Singapore trong cuộc gọi quốc tế khiến việc xử lý công việc trở nên khó khăn hơn.
    • Bạn sẽ cần nghe để nắm tiến độ vận chuyển, xử lý khiếu nại, hướng dẫn khách hàng, hoặc báo cáo cấp trên.
  • Trình bày, giao tiếp trong môi trường quốc tế
    • Một số vị trí trong ngành logistics yêu cầu bạn thuyết trình quy trình logistics, làm báo cáo bằng tiếng Anh, hoặc tham dự hội thảo, training nội bộ với chuyên gia nước ngoài.

Vì vậy, tiếng Anh là ngôn ngữ cực kỳ quan trọng đối với các bạn sinh viên và người làm trong ngành logistics nếu muốn có nhiều cơ hội phát triển.

3. So sánh TOEIC và IELTS dành cho người học và làm logistics

Sau khi hiểu rõ nhu cầu tiếng Anh thực tế trong ngành logistics, vậy người làm logistics nên học TOEIC hay IELTS để phù hợp với công việc và định hướng lâu dài?

Cùng mình xem ngay bảng so sánh giữa 2 chứng chỉ ứng dụng trong ngành logistics cụ thể sau:

Tiêu chíTOEICIELTS
Mục tiêu thiết kếĐánh giá khả năng giao tiếp trong môi trường công sở – phù hợp với các vị trí logistics nội địaĐánh giá toàn diện năng lực học thuật và giao tiếp – phù hợp với môi trường logistics quốc tế
Kỹ năng đánh giáCó 2 lựa chọn thi 2 kỹ năng Listening và Reading; 4 kỹ năng Listening, Reading, Bắt buộc cả 4 kỹ năng: Listening – Reading – Writing – Speaking→ sát với thực tế công việc logistics quốc tế
Tình huống mô phỏngEmail đơn giản, hội thoại công sở, thông báo nội bộ – giống với công việc tại văn phòng hoặc vị trí hỗ trợPhân tích báo cáo, viết bài thuyết trình, trả lời phỏng vấn – giống với tình huống thật khi làm với hãng tàu, đối tác nước ngoài
Mức độ khóPhù hợp với người học trung bình-kháDễ luyện, đặc biệt nếu chỉ cần tốt nghiệpYêu cầu tư duy, phản xạ, khả năng diễn đạt – phù hợp với người có định hướng học cao/làm việc quốc tế
Ứng dụng trong ngành logisticsTốt cho các vị trí nội địa như: Điều phối kho, chứng từ, adminTốt cho các vị trí quốc tế như: sales logistics, key account, chuyên viên vận hành quốc tế
Cơ hội nghề nghiệpPhục vụ nhu cầu tuyển dụng trong nước, vị trí không đòi hỏi giao tiếp quốc tếBắt buộc trong hồ sơ xin học bổng, du học, hoặc ứng tuyển vào các công ty logistics đa quốc gia
Ví dụ môi trường phù hợpCông ty nội địa, đại lý logistics, start-up nhỏDHL, Maersk, Kuehne+Nagel, FedEx, DB Schenker,…
Hiệu lực chứng chỉ2 năm2 năm
Thời gian luyện thi1–2 tháng nếu có nền tảng cơ bản3–6 tháng (hoặc hơn), đặc biệt để đạt IELTS 6.0+

Qua phần so sánh giữa 2 chứng chỉ TOEIC và IELTS, bạn có thể cân nhắc lựa chọn học chứng chỉ TOEIC nếu định hướng sử dụng chứng chỉ để xét tuyển ra trường hoặc làm việc trong nước. Nếu bạn định hướng học cao hơn sau đại học hoặc làm việc ở môi trường quốc tế thì chứng chỉ IELTS sẽ là lựa chọn tối ưu giúp bạn phát triển và có nhiều cơ hội trong tương lai.

Xem thêm:

4. Trung tâm luyện thi IELTS/TOEIC uy tín cho người học và làm logistics

Giữa việc lựa chọn tự học hay học tại trung tâm cũng là điều mà nhiều bạn phân vân khi bắt đầu học TOEIC hay IELTS.

Việc tự học không sai, nhưng nếu bạn không có thời gian, không biết bắt đầu từ đâu, thì việc chọn một trung tâm uy tín sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức.

Vietop English là một trong những trung tâm luyện thi IELTS và TOEIC có hơn 12 năm kinh nghiệm, với 21.220+ học viên đã đạt chứng chỉ tiếng Anh quốc tế. Đặc biệt, trung tâm có rất nhiều học viên đến từ các ngành như logistics, xuất nhập khẩu, quản trị chuỗi cung ứng, nên giáo viên rất hiểu những vấn đề mà người học trong lĩnh vực này thường gặp.

Trung tâm đào tạo với phương châm “Học là phải dùng được!” giúp học viên không chỉ đạt mục tiêu điểm số mà còn có thể vận dụng tiếng Anh vào đời sống công việc, học tập. Với đội ngũ giáo viên IELTS 8.0+ giàu kinh nghiệm, Vietop cung cấp đa dạng các khóa học IELTS gồm:

Bên cạnh đó, Vietop cũng đào tạo các khóa học TOEIC dành cho các bạn có nhu cầu có thể liên hệ qua số hotline 1800 646 746 hoặc đặt hẹn qua đường link https://vietop.edu.vn/dat-hen/ 

5. Các câu hỏi thường gặp

Tùy theo trường, mức điểm TOEIC đầu ra phổ biến thường dao động từ 450–600 điểm. Một số trường còn cho phép quy đổi điểm IELTS sang TOEIC. Bạn nên kiểm tra quy định riêng của trường mình đang học để xác định rõ điểm yêu cầu đầu ra.

Có. Hầu hết các trường đại học chấp nhận chứng chỉ IELTS (học thuật) để thay thế TOEIC trong điều kiện tốt nghiệp, thường từ IELTS 4.5 – 5.5 trở lên tùy từng trường. Bạn nên nộp bản còn hiệu lực (trong vòng 2 năm).

Có. Nhiều công ty như DHL, Maersk, DB Schenker, FedEx, Kuehne + Nagel thường ưu tiên ứng viên có khả năng giao tiếp tiếng Anh tốt, và một số vị trí yêu cầu chứng chỉ IELTS 5.5–6.5 trở lên, đặc biệt ở các vị trí quốc tế như key account, sales, operations executive,…

Nếu bạn chỉ cần chứng chỉ ngắn hạn để ra trường, bạn có thể luyện TOEIC trước. Nhưng nếu bạn định hướng làm việc lâu dài trong môi trường quốc tế, bạn nên học IELTS từ đầu, dù tốn nhiều thời gian hơn, nhưng sẽ giúp bạn có nhiều lợi thế hơn trong tương lai.

6. Kết luận

Dù bạn chọn TOEIC hay IELTS, điều quan trọng nhất vẫn là phù hợp với mục tiêu học tập và định hướng nghề nghiệp của chính mình.

  • Nếu bạn cần một chứng chỉ tiếng Anh để ra trường đúng hạn, xin việc tại doanh nghiệp nội địa, và không có quá nhiều thời gian luyện thi, thì TOEIC là lựa chọn an toàn và hợp lý.
  • Nhưng nếu bạn đang định hướng làm việc tại các công ty logistics quốc tế, du học, hoặc học cao hơn, thì IELTS chắc chắn là khoản đầu tư xứng đáng, không chỉ để thi mà còn để bạn thực sự ứng dụng trong môi trường làm việc toàn cầu.

Với đặc thù hội nhập và đa quốc gia của ngành logistics, tiếng Anh không còn là lợi thế mà là yêu cầu bắt buộc. Việc bạn chọn đúng học logistics nên học TOEIC hay IELTS từ sớm sẽ giúp bạn tiến gần với mục tiêu hơn.

Ngọc Hương

Content Writer

Tôi hiện là Content Writer tại công ty TNHH Anh ngữ Vietop – Trung tâm đào tạo và luyện thi IELTS tại TP.HCM. Với hơn 3 năm kinh nghiệm trong việc sáng tạo nội dung học thuật, tôi luôn không ngừng nghiên cứu và phát triển những nội dung chất lượng về tiếng Anh, IELTS …

Bạn còn thắc mắc về kiến thức này?

Hãy để lại bình luận, đội ngũ biên tập viên và cố vấn học thuật của Vietop English sẽ giải đáp & giúp bạn hiểu sâu hơn về chủ đề này 😍.

Bình luận


The reCAPTCHA verification period has expired. Please reload the page.

Chương trình đôi bạn cùng tiến

Chinh phục tiếng Anh cùng Vietop

Hơn 21.220+ học viên đã đạt chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, tự tin giao tiếp và mở rộng cơ hội học tập – nghề nghiệp. Đăng ký ngay để không bỏ lỡ cơ hội!

Vui lòng nhập tên của bạn
Số điện thoại của bạn không đúng

Thời gian bạn muốn nhận tư vấn:

Sáng:
09h - 10h
10h - 11h
11h - 12h
Chiều:
14h - 15h
15h - 16h
16h - 17h
Tối:
17h - 19h
19h - 20h
20h - 21h