Khi muốn nhấn mạnh vào đối tượng chịu tác động của hành động hơn là người thực hiện hành động, chúng ta sẽ sử dụng cấu trúc câu bị động 2 tân ngữ. Vậy cấu trúc câu bị động 2 tân ngữ được sử dụng được sử dụng như thế nào? Làm sao chuyển đổi giữa câu chủ động và câu bị động với hai tân ngữ một cách chính xác? Cùng theo dõi các nội dung sau để tìm hiểu nhé:
- Câu bị động 2 tân ngữ là gì? Cách sử dụng chi tiết.
- Một số động từ trong câu bị động hai tân ngữ.
- Các lưu ý khi chuyển từ câu chủ động sang câu bị động.
Nào, hãy cùng khám phá ngay nhé!
Nội dung quan trọng |
– Câu bị động 2 tân ngữ là cấu trúc được sử dụng để nhấn mạnh vào đối tượng chịu tác động của hành động hơn là người thực hiện hành động. – Trong câu có hai tân ngữ, một là tân ngữ trực tiếp (thường là vật) và một là tân ngữ gián tiếp (thường là người). – Cấu trúc câu bị động 2 tân ngữ: + Đưa tân ngữ gián tiếp lên làm chủ ngữ trong câu bị động: S + be + Vpp + O1 + Đưa tân ngữ trực tiếp lên làm chủ ngữ trong câu bị động: S + be + Vpp + giới từ + O2 – Một số động từ trong câu bị động hai tân ngữ: Give, send, show, lend, pay, promise, refuse, tell, offer, … |
1. Câu bị động là gì?
Trước khi bắt đầu tìm hiểu về câu bị động hai tân ngữ, cùng tìm hiểu về câu bị động và cấu trúc chung trước nhé!
1.1. Định nghĩa
Câu bị động là một cấu trúc ngữ pháp trong tiếng Anh, được sử dụng để nhấn mạnh vào đối tượng chịu tác động của một hành động nào đó, thay vì người hoặc vật thực hiện hành động. Nói cách khác, trong câu bị động, chủ ngữ là người hoặc vật bị tác động.

E.g.:
- This house was built last year. (Ngôi nhà này được xây năm ngoái.)
- My car has been stolen. (Xe của tôi đã bị ăn cắp.)
- He was given a book by her. (Anh ấy được cô ấy đưa cho một cuốn sách.)
1.2. Cấu trúc chung
Câu chủ động: S + V + O (Chủ ngữ + Động từ + Tân ngữ) |
Câu bị động: O + be + VpII + (by + S) |
E.g.:
- Câu chủ động: They built this house last year. → Câu bị động: This house was built last year. (Ngôi nhà này được xây năm ngoái.)
- Câu chủ động: Someone has stolen my car. → Câu bị động: My car has been stolen. (Xe của tôi đã bị ăn cắp.)
2. Phân biệt tân ngữ trực tiếp và tân ngữ gián tiếp
Câu bị động 2 tân ngữ là câu bị động mà trong đó động từ có hai tân ngữ: Một tân ngữ trực tiếp (direct object) và một tân ngữ gián tiếp (indirect object).
Trong tiếng Anh, khi chuyển đổi một câu chủ động có hai tân ngữ sang bị động, ta có thể đưa một trong hai tân ngữ này lên làm chủ ngữ của câu bị động, dẫn đến hai dạng câu bị động khác nhau.
- Tân ngữ trực tiếp (Direct object): Là đối tượng trực tiếp chịu tác động của hành động trong câu. Trả lời cho câu hỏi What? (Cái gì?) hoặc Whom? (Ai?).
- Tân ngữ gián tiếp (Indirect object): Là đối tượng gián tiếp nhận tác động của hành động, thường là người hoặc vật nhận tân ngữ trực tiếp. Trả lời cho câu hỏi To whom? (Cho ai?) hoặc For whom? (Cho ai?).

Xét ví dụ: She gave the book to him. (Cô ấy đưa cuốn sách cho anh ấy.)
- The book là tân ngữ trực tiếp vì nó là đối tượng trực tiếp nhận hành động give
- To him là tân ngữ gián tiếp vì nó nhận gián tiếp hành động give thông qua the book.
Trong câu có hai tân ngữ, nên cấu trúc câu bị động của dạng câu này như sau:
- Tân ngữ gián tiếp làm chủ ngữ: He was given the book (by her). Giải thích: “him” (tân ngữ gián tiếp) được đưa lên làm chủ ngữ của câu bị động.
- Tân ngữ trực tiếp làm chủ ngữ: The book was given to him (by her). Giải thích: “the book” (tân ngữ trực tiếp) được đưa lên làm chủ ngữ của câu bị động.
3. Cách sử dụng câu bị động hai tân ngữ
Cấu trúc câu chủ động hai tân ngữ: S + V + O1 (tân ngữ gián tiếp) + O2 (tân ngữ trực tiếp)
Để chuyển câu này sang câu bị động, bạn có hai cách:
- Chuyển tân ngữ gián tiếp thành chủ ngữ: O1 + be + V3/ ed + (by S) + O2
- Chuyển tân ngữ trực tiếp thành chủ ngữ: S + be + Vpp + giới từ + O2
Cùng theo dõi cách sử dụng chi tiết dưới đây nhé!
3.1. Trường hợp 1: Chuyển tân ngữ gián tiếp thành chủ ngữ
- Mục đích: Nhấn mạnh người hoặc vật nhận lợi ích từ hành động.
- Cách chuyển: Đưa tân ngữ gián tiếp lên làm chủ ngữ trong câu bị động:
- Cấu trúc: S + be + Vpp + O1

E.g.:
- Câu chủ động: They sent her a letter. (Họ đã gửi cho cô ấy một lá thư.) → Câu bị động: She was sent a letter (by them). (Cô ấy đã được gửi một lá thư.)
- Câu chủ động: The teacher gave the students a test. (Giáo viên đã đưa cho học sinh một bài kiểm tra.) → Câu bị động: The students were given a test (by the teacher). (Học sinh đã được giáo viên đưa cho một bài kiểm tra.)
- Câu chủ động: He offered me a job. (Anh ấy đã đề nghị cho tôi một công việc.) → Câu bị động: I was offered a job (by him). (Tôi đã được đề nghị một công việc.)
3.2. Trường hợp 2: Chuyển tân ngữ trực tiếp thành chủ ngữ
- Mục đích: Nhấn mạnh đối tượng chính của hành động, tức là cái hoặc người bị tác động trực tiếp.
- Cách chuyển: Đưa tân ngữ trực tiếp lên làm chủ ngữ trong câu bị động:
- Cấu trúc: O2 + be + V3/ ed + to/ for O1 + (by S)

E.g.:
- Câu chủ động: They sent her a letter. (Họ đã gửi cho cô ấy một lá thư.) → Câu bị động: A letter was sent to her (by them). (Một lá thư đã được gửi cho cô ấy.)
- Câu chủ động: The teacher gave the students a test. (Giáo viên đã đưa cho học sinh một bài kiểm tra.) → Câu bị động: A test was given to the students (by the teacher). (Một bài kiểm tra đã được đưa cho học sinh.)
- Câu chủ động: He offered me a job. (Anh ấy đã đề nghị cho tôi một công việc.) → Câu bị động: A job was offered to me (by him). (Một công việc đã được đề nghị cho tôi.)
Xem thêm các loại câu bị động khác:
- Câu bị động thì hiện tại đơn
- Câu bị động với động từ tường thuật
- Câu bị động thì hiện tại hoàn thành
4. Một số động từ trong câu bị động hai tân ngữ
Một số động từ trong câu bị động có thể theo sau bởi hai tân ngữ, bao gồm tân ngữ trực tiếp và tân ngữ gián tiếp. Những động từ này thường liên quan đến một người (tân ngữ gián tiếp) và một vật (tân ngữ trực tiếp). Dưới đây là các từ phổ biến:
Động từ | Phiên âm | Nghĩa | Ví dụ |
give | /ɡɪv/ | cho | She gave me a book. (Cô ấy đã cho tôi một cuốn sách.) |
send | /send/ | gửi | He sent her a letter. (Anh ấy đã gửi cho cô ấy một bức thư.) |
show | /ʃoʊ/ | cho xem | She showed the guests the new house. (Cô ấy đã cho các khách xem ngôi nhà mới.) |
lend | /lɛnd/ | cho mượn | I lent him my pen. (Tôi đã cho anh ấy mượn cái bút của tôi.) |
pay | /peɪ/ | trả | She paid him the money. (Cô ấy đã trả cho anh ấy số tiền.) |
promise | /ˈprɑː.mɪs/ | hứa | He promised her a vacation. (Anh ấy đã hứa với cô ấy một kỳ nghỉ.) |
refuse | /rɪˈfjuz/ | từ chối | She refused him the offer. (Cô ấy đã từ chối lời đề nghị của anh ấy.) |
tell | /tɛl/ | nói | He told me a story. (Anh ấy đã kể cho tôi một câu chuyện.) |
offer | /ˈɔː.fər/ | đề nghị | They offered us a discount. (Họ đã đề nghị cho chúng tôi một khoản giảm giá.) |
5. Các lưu ý khi chuyển từ câu chủ động sang câu bị động
Khi chuyển câu chủ động thành câu bị động, bạn cần lưu ý những điểm sau:
- Xác định đối tượng nhận hành động.
- Thay đổi động từ chính thành dạng quá khứ phân từ (past participle) trong câu bị động.
- Chèn động từ to be (được chia theo thì phù hợp) trước động từ quá khứ phân từ.
- Đảm bảo động từ to be được chia theo thì tương ứng với thì của động từ trong câu chủ động.
- Nếu không cần chỉ rõ ai là người thực hiện hành động, có thể bỏ qua phần by trong câu bị động.
- Một số động từ không được sử dụng ở dạng bị động: Seem, become, appear vì chúng không có tân ngữ trực tiếp.
- Đảm bảo rằng câu bị động giữ nguyên ý nghĩa của câu chủ động.
6. Bài tập câu bị động 2 tân ngữ
Dưới đây là các bài tập phổ biến thường xuất hiện trong các bài thi về chủ đề câu bị động 2 tân ngữ:
- Bài tập điền vào chỗ trống.
- Bài tập viết lại câu.
- Bài tập chọn đáp án đúng.
Cùng ôn lại kiến thức trước khi thực hành các bài tập bên dưới bạn nhé!

Thực hành thêm các dạng bài tập sau:
- 100+ bài tập câu bị động đặc biệt có đáp án chi tiết
- “Gỡ rối” với 100+ bài tập câu bị động kép từ cơ bản đến nâng cao (có đáp án)
- 99+ bài tập câu bị động với động từ khiếm khuyết từ cơ bản tới nâng cao
6.1. Exercise 1: Identify direct and indirect objects
(Bài tập 1: Xác định tân ngữ trực tiếp và gián tiếp)
- She gave her friend a beautiful gift.
- The company offered the employees a chance to travel abroad.
- He told the children an interesting story.
- The chef served the guests a delicious meal.
- The teacher sent the students a helpful email.
6.2. Exercise 2: Choose the best answer
(Bài tập 2: Chọn đáp án đúng nhất)
1. The principal gave the students new textbooks.
- A. The students were given by new textbooks.
- B. New textbooks were given to the students.
- C. The students were given new textbooks.
- D. New textbooks were given the students.
2. The company offered the clients a special discount.
- A. A special discount was offered the clients.
- B. The clients were offered a special discount.
- C. The clients were offered by a special discount.
- D. A special discount was offered to the clients.
3. The teacher showed the students an educational video.
- A. The students were shown by an educational video.
- B. An educational video was shown to the students.
- C. The students were shown an educational video.
- D. An educational video was shown the students.
4. The boss offered the team a chance to work on a new project.
- A. A chance to work on a new project was offered to the team.
- B. A chance to work on a new project was offered the team.
- C. The team was offered by a chance to work on a new project.
- D. The team was offered a chance to work on a new project.
5. The manager gave the employees feedback on their performance.
- A. Feedback on their performance was given to the employees.
- B. Feedback on their performance was given the employees.
- C. The employees were given by feedback on their performance.
- D. The employees were given feedback on their performance.
6.3. Exercise 3: Rewrite the sentences
(Bài tập 3: Viết lại câu)
- The company gave the employees a bonus. (Direct object)
- The teacher showed the students a new method. (Direct object)
- The chef prepared a delicious meal for the guests. (Indirect object)
- The assistant sent the clients a confirmation email. (Indirect object)
- The director offered the actors a new role in the play. (Direct object)
7. Kết luận
Như vậy, qua bài viết trên đây, bạn đã hiểu rõ hơn về cách sử dụng câu bị động 2 tân ngữ và những lưu ý quan trọng khi chuyển câu chủ động thành câu bị động 2 tân ngữ.
Hy vọng những chia sẻ trên đây của bài viết có thể giúp bạn hiểu và vận dụng tốt cấu trúc này vào thực tế nhé! Ngoài ra, nếu bạn muốn biết thêm về bất kỳ dạng ngữ pháp tiếng Anh nào, hãy tham khảo ngay phần IELTS Grammar nhé!
Tài liệu tham khảo:
Passive Voice with Two Objects: https://smrtenglish.com/smrt/lesson/1189/11857 – Truy cập ngày 20.08