Feel là từ được dùng để miêu tả cảm xúc, cảm giác. Vậy, cấu trúc feel được sử dụng như thế nào? Feel đi với giới từ gì? Theo dõi ngay bài viết dưới đây để được giải đáp thắc mắc nhé!
Định nghĩa Feel
Feel là gì?
Feel [fiːl]: Cảm thấy
Feel là động từ dùng để diễn tả việc cảm nhận, cảm thấy hoặc hiểu được thông qua các giác quan hoặc tâm trạng. Nó có thể được sử dụng để diễn đạt sự cảm thấy về một trạng thái cụ thể, một cảm xúc, một ý kiến hoặc một trạng thái vật lý.
Ví dụ:
- I feel uncomfortable in crowded places. (Tôi cảm thấy không thoải mái ở những nơi đông người.)
- I feel that we should take a different approach to solving this problem. (Tôi cảm thấy chúng ta nên áp dụng một cách tiếp cận khác để giải quyết vấn đề này.)
- They feel anxious before giving a presentation. (Họ cảm thấy lo lắng trước khi thuyết trình.)
Feel đi với giới từ gì?
Động từ “feel” có thể kết hợp với nhiều giới từ khác nhau, tùy thuộc vào ngữ cảnh và ý nghĩa cụ thể của câu. Dưới đây là một số ví dụ về cách “feel” kết hợp với các giới từ thông dụng:
Feel about/for: cảm nhận về, cảm thấy về một vấn đề, người hay sự việc nào đó.
- How do you feel about the new job offer? (Bạn cảm thấy thế nào về lời đề nghị công việc mới?)
- I feel sorry for him after hearing about his loss. (Tôi cảm thấy tiếc nuối cho anh ấy sau khi nghe về mất mát của anh ấy.)
Feel at: cảm thấy thoải mái, tự nhiên trong một môi trường hoặc tình huống nào đó.
- She feels at home when she’s surrounded by her family. (Cô ấy cảm thấy như ở nhà khi được bên gia đình.)
- I always feel at ease when I’m in nature. (Tôi luôn cảm thấy thoải mái khi ở trong thiên nhiên.)
Feel with: đồng cảm, cảm thông với ai đó.
- I feel with you during this difficult time. (Tôi đồng cảm với bạn trong thời gian khó khăn này.)
- She felt with her friend’s pain and offered support. (Cô ấy cảm thông với nỗi đau của bạn và cung cấp sự hỗ trợ.)
Feel like: có cảm giác, muốn làm gì đó.
- I feel like going for a walk. (Tôi có cảm giác muốn đi dạo.)
- Do you feel like having pizza for dinner? (Bạn có muốn ăn pizza cho bữa tối không?)
Xem thêm:
Cách dùng các cấu trúc Feel trong tiếng Anh
Cấu trúc 1: Feel like doing something
Ý nghĩa: Diễn tả việc mong muốn làm một điều gì đó.
Ví dụ:
- I feel like going to the beach and relaxing under the sun. (Tôi có cảm giác muốn đi biển và thư giãn dưới ánh nắng mặt trời.)
- She feels like watching a movie tonight instead of going out. (Cô ấy có cảm giác muốn xem phim tối nay thay vì ra ngoài.)
- We don’t feel like cooking tonight, so let’s order some takeout. (Chúng ta không có cảm giác muốn nấu ăn tối nay, vậy nên hãy đặt đồ ăn mang về.)
Cấu trúc 2: Feel like/as if/as though + Clause
Ý nghĩa: Dùng để diễn tả cảm giác tại thời điểm đang nói.
Ví dụ:
- I feel like I’ve known her my whole life, even though we just met yesterday. (Tôi có cảm giác như đã biết cô ấy cả cuộc đời của mình, mặc dù chúng ta mới gặp nhau hôm qua.)
- He feels as if he’s walking on clouds when he’s in love. (Anh ta có cảm giác như đang đi trên mây khi yêu.)
- It feels as though the whole world is against me sometimes. (Có lúc tôi có cảm giác như cả thế giới đang phản đối tôi.)
Cấu trúc 3: Feel + That clause
Ý nghĩa: Dùng để bày tỏ ý kiến phản hồi trong một vấn đề gì đó.
Ví dụ:
- I feel that she is trustworthy and reliable. (Tôi cảm thấy rằng cô ấy đáng tin cậy và đáng tin.)
- He feels that it’s important to prioritize family over work. (Anh ta cảm thấy rằng quan trọng hơn là đặt gia đình lên hàng đầu trước công việc.)
- We feel that the project needs more time and resources to be successful. (Chúng tôi cảm thấy rằng dự án cần thêm thời gian và nguồn lực để thành công.)
Xem ngay: Cách phát âm ed trong tiếng Anh chuẩn nhất
Cấu trúc 4: Feel đi với tính từ
Ý nghĩa: Diễn đạt cảm giác hoặc tình trạng của người hoặc vật đó.
Ví dụ:
- I always feel happy when I spend time with my family. (Tôi luôn cảm thấy hạnh phúc khi dành thời gian với gia đình.)
- After a long day at work, I feel tired and just want to relax. (Sau một ngày dài làm việc, tôi cảm thấy mệt và chỉ muốn thư giãn.)
- Before an important exam, many students feel anxious about their performance. (Trước một kỳ thi quan trọng, nhiều sinh viên cảm thấy lo lắng về kết quả của mình.)
Luyện tập IELTS Speaking với bài mẫu IELTS Speaking part 2 và IELTS Speaking part 3 nhé!
Cấu trúc Feel khác
Ngoài những cấu trúc trên, theo sau feel cũng có thể làm một danh từ. Cụ thể như ví dụ sau:
- I feel a sense of accomplishment after completing a challenging task. (Tôi có cảm giác thành công sau khi hoàn thành một nhiệm vụ đầy thách thức.)
- She feels a deep sadness whenever she thinks about her lost loved ones. (Cô ấy có cảm giác buồn sâu sắc mỗi khi nghĩ về những người thân yêu đã mất.)
- We feel excitement in the air as the concert is about to begin. (Chúng tôi cảm nhận được sự hồi hộp trong không khí khi buổi hòa nhạc sắp bắt đầu.)
Bên cạnh đó, cấu trúc feel khi đi với chủ ngữ còn được dùng để diễn tả ý nghĩa ai đó cảm thấy như thế nào.
Ví dụ:
- I feel like I’m drowning in work. (Tôi cảm thấy như đang chìm trong công việc.)
- She feels overwhelmed by the amount of responsibilities she has. (Cô ấy cảm thấy áp đảo bởi số lượng trách nhiệm cô ấy phải đảm nhận.)
- We feel excited about the upcoming trip. (Chúng tôi cảm thấy hào hứng với chuyến đi sắp tới.)
Một số từ/ cụm từ đi với Feel
Feel your age: Nhận ra mình không còn trẻ nữa.
- Ví dụ: Jenny is over 30 years old and she felt her age. (Jenny đã hơn 30 tuổi và cô ấy nhận ra mình không còn trẻ nữa.)
Feel it in your bones: Tin tưởng chắc chắn vào điều gì đó mặc dù không thể lý giải.
- Ví dụ: She felt it in her bones that the decision was the right one, even though she couldn’t explain why. (Cô ấy tin chắc rằng quyết định đó là đúng, dù cô ấy không thể giải thích tại sao.)
Feel free: Làm bất cứ điều gì mình muốn.
- Ví dụ: Feel free to ask me any questions you have. (Hãy tự do hỏi tôi bất kỳ câu hỏi nào bạn có.)
Feel the pain: Chịu đựng hậu quả của điều gì đó.
- Ví dụ: After the intense workout, he could really feel the pain in his muscles. (Sau buổi tập luyện căng thẳng, anh ấy thực sự cảm nhận được đau đớn trong cơ bắp.)
Feel the pinch: Gặp vấn đề về tiền vì số tiền bạn đang kiếm được ít hơn trước.
- Ví dụ: Since the company reduced salaries, many employees have been feeling the pinch financially. (Kể từ khi công ty cắt giảm lương, nhiều nhân viên đã cảm thấy khó khăn về tài chính.)
Lưu ý khi sử dụng cấu trúc Feel
Đối vối cấu trúc feel, khi sử dụng, bạn cần lưu ý những điểm sau:
- Cấu trúc và cách sử dụng của “Feel” có thể thay đổi tùy vào ngữ cảnh và nghĩa cụ thể mà người sử dụng muốn truyền đạt.
- Khi “Feel” đi cùng với chủ ngữ chỉ vật, nó thường mang ý nghĩa “cảm giác, cảm thấy như thế nào”.
Xem thêm:
So sánh cấu trúc Feel like và Feel as if/as though
Cấu trúc “Feel like” và “Feel as if/as though” đều được sử dụng để diễn đạt cảm giác, nhưng có một số khác biệt nhỏ về ý nghĩa và cách sử dụng. Dưới đây là sự khác biệt của 2 cấu trúc này:
- Feel like dùng để diễn đạt cảm giác, ý muốn, mong muốn hoặc sở thích của người nói.
- Feel as if/as though dùng để diễn đạt cảm giác giống như, như thể là mặc dù không chắc chắn hoặc không có căn cứ cụ thể.
Ví dụ:
- It feels as if it’s going to rain. (Cảm giác như sắp có mưa.)
- She feels like eating pizza tonight. (Cô ấy muốn ăn pizza tối nay.)
Bài tập cấu trúc Feel có đáp án
Bài tập 1: Sắp xếp các từ để tạo thành câu đúng.
- like/ sad./ feel/ Jenny is/ I
- headache./ John/ a/ feels
- dress/ tight./ the/ feels/ quite/ Anna/ is
- Kathy/ watching/ her./ feels/ is/ someone
- Peter/ cartoon./ like/ feels/ watching
Bài tập 2: Điền giới từ thích hợp vào chỗ trống
- Anna felt ____ if her friend was going to cry.
- Jenny feels ____ if she is going to get sick.
- How does Rose feel ____ throwing a party for her children?
Đáp án bài tập 1
- I feel like Jenny is sad.
- John feels a headache.
- Anna feels the dress is quite tight.
- Kathy feels someone is watching her.
- Peter feels like watching anime.
Đáp án bài tập 2
- Anna felt as if her friend was going to cry.
- Jenny feels as if she is going to get sick.
- How does Rose feel about throwing a party for her children?
Như vậy, Vietop đã tổng hợp tất cả các kiến thức liên quan đến cấu trúc feel trong tiếng Anh, từ định nghĩa, cách sử dụng, đến các giới từ, cụm từ đi kèm và các bài tập vận dụng. Hy vọng những thông tin này có thể giúp bạn cải thiện ngữ pháp tiếng Anh của mình trong tương lai.
Ngoài ra, nếu bạn muốn tìm hiểu thêm các cấu trúc khác trong tiếng Anh thì hãy truy cập vào chuyên mục IELTS Grammar để cập nhật những kiến thức mới nhất nhé!