Giới thiệu bản thân là việc mà tất cả chúng ta thường hay làm, khi đi phỏng vấn công việc, gặp gỡ những người bạn mới, hay vào những buổi đầu tiên của một lớp học.
Tuy nhiên, nhiều bạn thường cảm thấy khó khăn khi phải tự giới thiệu bản thân, và tự hỏi “làm sao để giới thiệu bản thân một cách tự nhiên và không bị lặp lại?”
Trong bài viết sau, mình sẽ gợi ý cho bạn cách để bạn có thể giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh một cách tự nhiên nhất, và không bị lặp lại, hoặc quá máy móc.
Cùng mình tìm hiểu thôi!
1. Làm sao để giới thiệu bản thân một cách tự nhiên và không bị lặp lại?
Làm sao để giới thiệu bản thân một cách tự nhiên và không bị lặp lại? Câu trả lời: Bạn có thể áp dụng các cách sau: – Bắt đầu bằng một lời chào hỏi – Sử dụng nhiều cách giới thiệu tên – Chia sẻ một ít thông tin về bản thân – Nhắc tới cái bạn mong đợi từ cuộc trò chuyện/ trong buổi hôm đó – Chọn lọc các cách giới thiệu bản thân phù hợp với từng tình huống – Giữ cho phần tự giới thiệu ngắn gọn, xúc tích |
Hãy cùng mình khám phá nội dung của từng bước để bạn có thể tạo ra được một đoạn tự giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh ngắn và hiệu quả.
1.1. Bắt đầu bằng một lời chào hỏi
Trước khi bạn tự giới thiệu bản thân, hãy bắt đầu bằng một lời chào hỏi thân thiện và dễ gần. Mình có ví dụ:
- “Hi, nice to meet you!” (Xin chào, rất vui được gặp bạn!)
- “Hello, how’s it going?” (Xin chảo, bạn khỏe không?)
- “Good morning! It’s great to be here.” (Chào buổi sáng! Thật tuyệt khi được có mặt ở đây.)
Bạn nên chọn lọc lời chào hỏi sao cho phù hợp với ngữ cảnh của cuộc trò chuyện (chỗ làm, sự kiện, phỏng vấn, gặp gỡ người mới). Việc này sẽ giúp bạn bắt đầu giới thiệu bản thân một cách trôi chảy và tự nhiên hơn.
1.2. Sử dụng nhiều cách giới thiệu tên
Bạn không cần phải luôn nói “My name is…” để giới thiệu tên của bạn. Bạn có thể sử dụng nhiều cách khác nhau như:
- “I’m [name].” (Tôi là…)
- “People call me [name]” (Người ta kêu tôi là…)
- “It’s [name], great to meet you.” (Tên tôi là…, rất vui được gặp bạn)
- …
Những cách này giúp bạn không bị bó buộc vào chỉ một cách để giới thiệu tên, và cho bạn nhiều lựa chọn để có thể sử dụng trong nhiều trường hợp giao tiếp khác nhau.
1.3. Thêm một ít thông tin về bản thân
Để bạn không cảm thấy “khó xử” vì giới thiệu bản thân quá ngắn, bạn có thể cho thêm một ít thông tin sau khi bạn nói ra tên của bạn. Thông tin trong trường hợp này có thể là vai trò công việc của bạn, hay bạn học trường gì, hay bạn đang làm gì.
Thêm một ít thông tin khi tự giới thiệu bản thân sẽ giúp cho người nghe cảm thấy bạn dễ gần, thân thiện, và phần tự giới thiệu của bạn sẽ được tự nhiên hơn, không lặp lại, không máy móc.
Ví dụ:
- “I’m [X], a software developer who’s passionate about building user-friendly apps.” (Mình là [X], mình làm lập trình viên và mình rất thích tạo ra những ứng dụng thân thiện với người dùng.)
- “My name’s [Y]. I’m a student at [University], majoring in Economics.” (Mình tên là [Y]. Mình là sinh viên trường [đại học], học ngành Kinh tế.)
- “I’m [Z], and I’ve been working in marketing for about 4 years now.” (Mình là [Z], mình làm marketing được gần 4 năm rồi.)
Ngoài ra, nếu bạn đang giao tiếp trong những tình huống đời thường như gặp gỡ bạn bè mới, bạn có thể thêm một ít thông tin cá nhân về cuộc sống của bạn.
Ví dụ:
- “I’m Jack, and I love hiking on weekends.” (Mình là Jack, mình thích đi hiking vào cuối tuần.)
- “Hi, I’m Emily, and I just moved here from Toronto.” (Chào, mình là Emily, mình mới chuyển tới đây từ Toronto.)
- “I’m David. I love walking and taking photographs.” (Mình là David. Mình thích đi bộ và chụp hình.)
Những chi tiết này sẽ cho người nghe dễ nhớ mặt bạn hơn, và cũng có thể là một chủ đề hội thoại nếu họ có cùng sở thích/ công việc với bạn.
1.4. Nhắc tới cái bạn mong đợi
Cách này thường dành cho những tình huống giao tiếp mang tính trang trọng hơn, như là những sự kiện, buổi họp, phỏng vấn. Trong những tình huống này, bạn có thể nhắc tới những điều bạn mong đợi để giúp cho phần giới thiệu bản thân của bạn nghe tích cực và nhiệt huyết hơn.
Ví dụ:
- “I’m Sarah, and I’m really looking forward to learning more about your project.” (Mình là Sarah, mình rất mong chờ được biết thêm về dự án của bạn.)
- “Hi, I’m Tom. I can’t wait to meet other professionals in the industry today.” (Xin chảo, mình là Tom. Mình rất háo hức được gặp gỡ những chuyên gia trong ngành ngày hôm nay.)
- “I’m Mia, and I’m excited to be part of this team!” (Mình là Mia, mình rất háo hức để được trở thành một phần của nhóm!)
1.5. Chọn lọc các cách giới thiệu bản thân phù hợp với từng tình huống
Mỗi tình huống giao tiếp sẽ cần bạn phải giới thiệu bản thân theo từng cách khác nhau. Giới thiệu bản thân trong một buổi phỏng vấn việc làm sẽ khác với giới thiệu bản thân ở một sự kiện, hoặc một tình huống thường ngày.
Mình có ví dụ như sau:
- Ở một buổi phỏng vấn:
- “Good morning! I’m Mark, and I’ve been working in IT consulting for the past six years. I’m excited to discuss how my skills can contribute to your team.” (Chào buổi sáng! Tôi là Mark, và tôi đã làm việc trong lĩnh vực tư vấn công nghệ thông tin được 6 năm. Tôi rất háo hức được thảo luận về cách kỹ năng của mình có thể đóng góp cho nhóm của bạn.)
- Ở một sự kiện giao lưu:
- “Hi, I’m Jennifer. I work in digital marketing, and I’m here to meet other professionals and share ideas.” (Xin chào, tôi là Jennifer. Tôi làm việc trong lĩnh vực digital marketing, và tôi đến đây để gặp gỡ những chuyên gia khác và chia sẻ ý tưởng.)
- Trong các tình huống hằng ngày:
- “Hey, I’m Chloe. I’m into photography and love exploring new places. What about you?” (Chào, tôi là Chloe. Tôi thích chụp hình và rất thích khám phá những chỗ mới lạ. Bạn thì sao?)
1.6. Giữ cho phần tự giới thiệu ngắn gọn, xúc tích
Tránh đưa quá nhiều thông tin vào phần tự giới thiệu bản thân. Bạn nên nhắm tới một đoạn giới thiệu ngắn gọn, xúc tích, và thật thà. Hãy là chính bạn.
1.7. Luyện tập nhiều cách giới thiệu bản thân khác nhau
Để tránh việc lặp đi lặp lại một kiểu giới thiệu bản thân, bạn nên chuẩn bị nhiều cách giới thiệu khác nhau để bạn có thể thay đổi lúc cần thiết. Bạn cũng nên luyện tập chúng để bạn có thể nói một cách tự nhiên.
Mình có một số mẫu như sau:
- Cơ bản: “Hi, I’m [tên bạn]. I’m a [nghề nghiệp của bạn] with a passion for [sở thích của bạn].”
- Tình huống trang trọng: “I’m [tên bạn]. I’ve been working in [nghề nghiệp của bạn] for [thời gian làm việc], and I’m excited to [mục đích].”
- Tình huống đời thường: “Hey, I’m [tên bạn]. I love [sở thích] and [một điều gì đó độc đáo về bản thân]”
Xem thêm một số bài viết Hỏi – Đáp khác:
- Góc giải đáp: Phát âm trong IELTS quan trọng không? Cải thiện bằng cách nào?
- Giải đáp thắc mắc: Thi IELTS nhiều lần được không?
- IELTS Academic và General Training khác nhau chỗ nào?
Kết luận
Việc giới thiệu bản thân không cần phải bị lặp đi lặp lại hay khiến bạn phải thấy căng thẳng. Bằng cách thay đổi cách tiếp cận, chia sẻ thông tin phù hợp và thêm chút dấu ấn cá nhân, bạn có thể khiến phần giới thiệu của mình trở nên tự nhiên, cuốn hút và đáng nhớ. Hãy nhớ điều chỉnh phần tự giới thiệu cho phù hợp với tình huống và quan trọng nhất là hãy là chính mình.
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về tiếng Anh giao tiếp hoặc kiến thức tiếng Anh nói chung, hãy tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Hỏi – Đáp.
Ngoài ra, nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hay cần sự hỗ trợ, hãy điền vào form dưới đây. Đội ngũ biên tập viên của Vietop English sẽ phản hồi và hỗ trợ bạn trong thời gian sớm nhất!