Giới thiệu bạn mới – Nhận quà tới 7 triệu

Banner vòng quay lì xì

Kinh nghiệm xin học bổng Thạc sĩ toàn phần – Không cần phải là “con nhà người ta”!

Cố vấn học thuật

GV. Nguyễn Hoàng Anh Tuấn - IELTS 8.5 Overall

GV tại IELTS Vietop.

Trích dẫn từ chia sẻ kinh nghiệm xin học bổng thạc sĩ toàn phần từ giảng viên Vietop English.

“Vừa qua mình đã dành được học bổng toàn phần Hornby Scholarship – một học bổng danh giá hệ thạc sĩ dành cho ngành TESOL. Học bổng này đài thọ học phí 100% tại University of Warwick (Top 9 UK) và cover hết 100% tiền học phí, ăn ở, tiền vé máy bay và xin visa.

Nếu bạn đọc các bài chia sẻ về cách xin học bổng toàn phần trên mạng, bạn sẽ thấy một công thức chung của “con nhà người ta” của những nhân vật dành học bổng toàn phần: học trường chuyên, GPA 3.9/4.0, sinh viên 5 tốt, giải nhất kì thì ABC, IELTS 8.5,…. Mình, mặt khác, không hề đúng với bất kì mô tả nào ở trên: mình không học trường chuyên, GPA không đến mức 3.9, và thực sự không tham gia quá nhiều hoạt động thời sinh viên.

Vậy mình đã làm điều đó như thế nào để xin học bổng Thạc sĩ toàn phần? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số cái nhìn tổng quan.

1. Những điều kiện cần đáp ứng trong kinh nghiệm xin học bổng thạc sĩ 

Trước khi apply xin học bổng, điều đầu tiên mà các bạn sinh viên cần làm là tìm hiểu các điều kiện cần đáp ứng. Dưới đây là một số những điều kiện chính mà hầu hết các trường đại học đều yêu cầu đối với sinh viên để có học bổng thạc sĩ.

1.1. Điểm GPA trung bình toàn khóa của sinh viên

Đây là một trong những điều kiện tiên quyết mà các bạn đã có kinh nghiệm xin học bổng thạc sĩ chia sẻ lại. Đặc biệt, với những ai có mục tiêu nhận được học bổng toàn phần, hãy phấn đấu để đạt điểm GPA trung bình toàn khóa ít nhất 7.0 để đủ điều kiện nộp hồ sơ. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là một điều kiện cần, vì vậy các trường khác nhau có thể có các yêu cầu khác nhau về điểm GPA để trao học bổng.

1.2. Điểm chứng chỉ tiếng Anh quốc tế (IELTS/ TOEIC/ TOEFL iBT)

Đặng Nguyễn Kim Ngân - bảng điểm
Đặng Nguyễn Kim Ngân – bảng điểm

Hầu hết các trường đại học ở nước ngoài đều yêu cầu điểm chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương 6.0 hoặc 6.5 IELTS trở lên. Đối với các bạn đã có kinh nghiệm xin học bổng thạc sĩ chia sẻ lại rằng, khi apply xin học bổng, điểm chứng chỉ tiếng Anh càng cao thì cơ hội nhận được học bổng càng lớn. Do đó, nếu đã có mục tiêu xin học bổng, các bạn cần thật sự nghiêm túc trong việc học và thi lấy chứng chỉ tiếng Anh quốc tế. 

Bên cạnh đó, một số chương trình học bổng còn yêu cầu thí sinh phải có thêm GRE hoặc GMAT.

1.3. Kinh nghiệm làm việc cần có

Nhiều bạn sinh viên khá nôn nóng khi muốn apply học bổng thạc sĩ ngay sau khi tốt nghiệp đại học. Tuy nhiên đây không phải là một điều tốt. Rất nhiều chương trình học bổng của chính phủ hay các trường đại học đều yêu cầu ứng viên phải có kinh nghiệm làm việc, đặc biệt là công việc liên quan đến ngành học. 

Bên cạnh đó, một số chương trình học bổng còn có yêu cầu ứng viên phải chấp thuận khi được cử đi làm việc hay hỗ trợ các cơ quan chủ quản.

Số năm kinh nghiệm được tính thường bắt đầu từ khi sinh viên tốt nghiệp đại học. Tuy nhiên cũng có nhiều chương trình học bổng cho phép tính thời gian làm việc kể cả thời gian đang học đại học. Tùy theo từng chương trình học, ngành học hay trường đại học mà yêu cầu về số năm làm việc sẽ khác nhau. 

Xem thêm: 

2. Chuẩn bị hồ sơ

Đây là năm thứ 3 mình săn học bổng. Mình nộp cho rất nhiều học bổng lớn nhỏ, bao gồm các loại học bổng 50% của các trường và học bổng chính phủ. Nhiều lần đỗ – trượt đã mang lại rất nhiều kinh nghiệm cho mình khi chuẩn bị hồ sơ săn học bổng – mình của năm đầu tiên săn học bổng đã rất ngây thơ! Đây là những điều mình thiếu lúc bấy giờ:

  • Mình hoàn toàn không có bất kì hoạt động vì cộng đồng nào
  • Mình không tham gia hoạt động học thuật nào
  • Kinh nghiệm làm việc của mình còn ít
  • Và quan trọng là, mình không có bất kì dấu hiệu nào chứng tỏ mình có kĩ năng lãnh đạo (leadership skill) được nêu trong hồ sơ)

Vì vậy, trong 3 năm, mình bắt đầu quá trình ‘đắp’ hồ sơ. Trong suốt quá trình đó, mình đã:

  • Tham gia làm mentor cho một dự án giáo dục miễn phí ở Sóc Trăng
  • Tham gia làm diễn giả tại 3 hội thảo quốc tế.
  • Thí nghiệm một số khóa học online (MOOCs)
  • Được thăng tiến trở thành head teacher/academic manager

Để làm được những việc trên, điều quan trọng nhất mình đã phải vất vả đối chọi là tâm lý sợ khó. Bốn điều mình liệt kê ở phía trên là những điều hoàn toàn mình không dám làm/ngại làm trước đây. Tuy nhiên, khi dấn thân vào làm thử  thì cảm thấy rất ổn, và rất dễ!

3. Viết bài luận xin học bổng

Đa số các bài luận xin học bổng lớn (Fullbright, Chevening, Endeavour etc.) đều có một số câu hỏi xoay quanh các chủ đề sau.

  • Mô tả bản thân: tại sao bạn là ứng cử viên năng ký cho học bổng này?
  • Kĩ năng networking và leadership của bạn
  • Lý do bạn chọn học tại nơi này
  • Kế hoạch sau khi học xong

Các tiêu chí quan trọng để bài luận xin học bổng của bạn nổi bật.

3.1. Ngữ pháp và từ vựng phải cực tốt và cực chính xác

Bạn không thể trông mong mình sẽ nhận được sự quan tâm của hội đồng xét duyệt nếu nó sai quá nhiều lỗi, hoặc quá khó hiểu. Bạn có thể check bằng Grammarly trước; sau đó, bạn có thể nhờ thầy/cô hoặc bạn bè giỏi tiếng Anh để kiểm tra phụ. Một điều quan trọng là bạn cần phải hoàn thành bài luận trước ít nhất 02 tuần, vì công tác nhờ vả người sửa bài dùm hoàn toàn không dễ dàng – không phải ai cũng rảnh ngay để giúp bạn! Nếu bạn nhờ kiểu “xem dùm mình vì ngày mai mình nộp rồi” thì chắc chắn bài sửa của bạn bè sẽ rất qua loa.

3.2. Thể hiện cực kì cụ thể các thành tựu của bạn

Bài luận xin học bổng là cơ hội để bạn “bán” bản thân: càng “khoe” nhiều càng tốt! Đừng ngại ngần trong việc nêu ra tất cả các thành tựu mà bạn có thể nhớ được. Bí quyết ở đây là “nổ trong sự khiêm tốn và trung thực”

3.3. Kế hoạch tương lai: cần chi tiết và cần khả thi!

Kế hoạch chi tiết cho tương lai
Kế hoạch chi tiết cho tương lai

Phần future plan, theo quan điểm của mình, là phần dễ khiến các ứng cử viên nộp học bổng ‘rơi đài’ nhất. Bạn mình đã trả lời “tôi sẽ về lại Việt Nam để dạy tiếng Anh” khi nhận được câu hỏi này – có cả trăm người trả lời tương tự! Cái mà hội đồng xét duyệt cần biết là tính khả thi và sự chi tiết trong kế hoạch của bạn. Để có một future plan thật chi tiết, bạn có thể trả lời những câu hỏi sau đây:

  • Bạn sẽ thực hiện kế hoạch này Ở ĐÂU – TẠI SAO? (khu vực Đông Nam Bộ quê bạn, vùng ngoại ô TPHCM, các tỉnh Tây Nguyên). Đừng chỉ nêu chung chung là VIỆT NAM, vì hội đồng sẽ thấy bạn không thực sự không chắn chắn về kế hoạch của bạn.
  • Bạn sẽ thực hiện kế hoạch này VỚI TỔ CHỨC NÀO, hay bạn TỰ TRIỂN KHAI NÓ? (một lớp dạy tiếng Anh miễn phí phối hợp với trường Đại học của bạn, hợp tác với công ty ABC vân vân).
  • Kế hoạch NGẮN HẠN và DÀI HẠN của bạn như thế nào?  (5 năm: hợp tác với công ty ABC; 10 năm: phát triển ra khu vực XYZ)
  • Bạn cần gì để thực hiện kế hoạch đó? (tài chính, kinh nghiệm etc.)”​​

Xem thêm: Điểm TOEIC tương đương IELTS bao nhiêu? Quy đổi điểm IELTS?

4. 4 tài liệu cần có trong hồ sơ theo kinh nghiệm xin học bổng thạc sĩ

Các tài liệu mà bạn cần chuẩn bị theo kinh nghiệm xin học bổng thạc sĩ được chia sẻ lại bao gồm: 

  • Bài luận cá nhân: Trong phần bài luận cá nhân, ứng viên cần trình bày được các nội dung sau:
    • Lý do bạn muốn học thạc sĩ tại trường?
    • Lý do bạn muốn xin học bổng là gì?
    • Các khóa học và ngành học cụ thể mà bạn muốn học?
    • Kế hoạch học tập, nghiên cứu của bạn?
    • Dự định về nghề nghiệp trong tương lai?
  • Thư giới thiệu (Letter of Recommendation). Các chương trình học bổng thường yêu cầu ứng viên phải nộp ít nhất từ một đến ba thư giới thiệu, được viết bởi người có thẩm quyền nhằm cung cấp thông tin cần thiết.
  • Kế hoạch học tập hay đề cương nghiên cứu (Study Research Objectives/Study Plan/Research Proposal).
  • Sơ yếu lý lịch (Curriculum Vitae/Resume). 

5. Những lưu ý cuối cùng theo kinh nghiệm xin học bổng thạc sĩ 

Cuối cùng, ngoài những kinh nghiệm xin học bổng thạc sĩ trên đây, bạn cần lưu ý rằng các trường đại học họ cần tuyển con người thật sự, chứ không phải là giấy tờ. Chính vì thế, khi chuẩn bị hồ sơ, bạn cần phải khai thật. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tạo thiện cảm với hội đồng đánh giá khi trao đổi qua email. Đó cũng sẽ là một điểm cộng khi xin học bổng thạc sĩ tại nước ngoài. 

Trên đây là những kinh nghiệm xin học bổng thạc sĩ được Vietop English tổng hợp lại. Hy vọng những chia sẻ ở trên sẽ giúp ích và tạo động lực cho bạn trong quá trình luyện thi IELTS để chuẩn bị hồ sơ du học nhé! Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về Khóa học IELTS tại Vietop.

Chúc bạn học tập tốt và thành công.

Trung tâm Anh ngữ Vietop English

Trang Jerry

Content Writer

Tốt nghiệp cử nhân ngành Ngôn ngữ Anh, sở hữu bằng TOEIC 750. Với gần 6 năm kinh nghiệm làm Content Writer trong lĩnh vực giáo dục tại các trung tâm Anh ngữ, luyện thi IELTS và công ty giáo dục …

Bạn còn thắc mắc về kiến thức này?

Hãy để lại bình luận, đội ngũ biên tập viên và cố vấn học thuật của Vietop English sẽ giải đáp & giúp bạn hiểu sâu hơn về chủ đề này 😍.

Bình luận


The reCAPTCHA verification period has expired. Please reload the page.

Popup vòng quay lì xì

Cùng Vietop chinh phục IELTS

Hơn 21.220+ học viên đã thành công đạt điểm IELTS đầu ra. Bạn có muốn trở thành người tiếp theo?

Vui lòng nhập tên của bạn
Số điện thoại của bạn không đúng

Thời gian bạn muốn nhận tư vấn:

Sáng:
09h - 10h
10h - 11h
11h - 12h
Chiều:
14h - 15h
15h - 16h
16h - 17h
Tối:
17h - 19h
19h - 20h
20h - 21h