Trong kỳ thi IELTS Speaking, phát âm là một trong bốn tiêu chí quan trọng quyết định điểm số của bạn, bên cạnh Fluency & Coherence, Lexical Resource và Grammatical Range & Accuracy. Tuy nhiên, pronunciation lại thường bị bỏ qua hoặc chỉ được luyện “cho có”.
Rất nhiều thí sinh rơi vào tình trạng nói trôi chảy, từ vựng tốt, nhưng điểm Speaking vẫn không vượt qua band 6.0–6.5 vì lý do phát âm chưa đạt chuẩn.
Vậy làm sao để nâng điểm pronunciation trong IELTS Speaking? Có cần phải phát âm như người bản xứ? Làm sao để luyện sao cho tự nhiên mà vẫn hiệu quả?
1. Làm sao để nâng điểm Pronunciation trong IELTS Speaking?
Làm sao để nâng điểm Pronunciation trong IELTS Speaking? Câu trả lời: Để nâng điểm pronunciation trong IELTS Speaking, bạn cần luyện phát âm chuẩn theo hệ thống âm tiết, trọng âm, ngữ điệu và nối âm, đồng thời đảm bảo sự rõ ràng và tự nhiên khi nói. |
Bạn không cần phải “nói giọng Tây”, nhưng phải thể hiện được khả năng phát âm rõ ràng, dễ hiểu, và có độ linh hoạt trong diễn đạt.
2. Tiêu chí chấm điểm Pronunciation trong IELTS Speaking
Trước khi luyện tập, bạn cần biết giám khảo chấm gì khi đánh giá Pronunciation. Đây là tiêu chí có thể kéo bạn từ band 5.5 lên 7.0 nếu luyện đúng cách.

2.1. Phát âm rõ ràng và dễ hiểu (Intelligibility)
Bạn không cần phải nói ở mức “native-like” (như người nói bản xứ), nhưng người nghe phải hiểu rõ ràng điều bạn nói. Nếu họ phải đoán nghĩa vì cách bạn phát âm lệch hoặc không rõ, bạn sẽ mất điểm.
2.2. Sử dụng ngữ âm phù hợp (Phonological Features)
Bao gồm:
- Trọng âm từ và câu (Word stress, sentence stress)
- Ngữ điệu (Intonation)
- Nối âm và ngắt nghỉ (Linking, pausing)
Những yếu tố này giúp bạn nói tự nhiên và có nhịp điệu giống người bản xứ.
2.3. Độ linh hoạt khi phát âm (Flexibility)
Bạn nên thể hiện sự linh hoạt khi xử lý các âm khó hoặc tình huống giao tiếp. Nếu bạn mắc lỗi nhưng tự sửa được ngay lập tức, bạn vẫn được đánh giá cao hơn người lặp lại lỗi mà không nhận ra.
3. Những lỗi phát âm khiến bạn bị trừ điểm Pronunciation nặng trong IELTS Speaking
Hiểu sai là một chuyện – nhưng lặp lại lỗi mà không biết là nguyên nhân chính khiến điểm pronunciation của bạn dậm chân mãi ở band 6.
3.1. Phát âm sai âm cuối (ending sounds)
Ví dụ:
- “Walked” /wɔːkt/ bị đọc thành /wɔːk/ (walk)
- “Books” /bʊks/ bị đọc thành /bʊk/ (book)
Lỗi mất âm cuối gây mất nghĩa, làm người nghe hiểu sai hoặc không hiểu.
3.2. Nói đều đều, thiếu ngữ điệu
- Sai: “I like to read books.” (nói đều đều như đọc bài)
- Đúng: “I like to read books.” (nhấn đúng chỗ, ngữ điệu rõ ràng)
=> Không có ngữ điệu = không có cảm xúc = không điểm cao.
3.3. Nhấn sai trọng âm từ
- Sai: /com-FOR-table/
- Đúng: /ˈkʌmf.tə.bəl/ (“COMfortable”)
Lỗi này cực kỳ phổ biến với từ dài hoặc có nhiều âm tiết, và việc nhấn âm sai rất dễ nghe ra.
3.4. Không nối âm – nói “đứt gãy”
- Sai: “I want it.” → /ai want it/ (phát âm rõ ràng từng từ một, nhưng không có sự nối âm, làm cho câu văn nghe đứt gãy, cà giựt.
- Đúng: /ai won-tit/ -> nối âm /t/ ở cuối từ “want” vào nguyên âm /i/ ở từ “it” theo sau nó, giúp cho câu văn được trôi chảy hơn
=> Nối âm giúp bạn nói mượt, trôi chảy, giống người bản xứ hơn.
4. Chiến lược luyện phát âm chuẩn để nâng điểm pronunciation
Đừng luyện phát âm theo cảm tính hay kiểu “nghe sao nói vậy”. Để nâng điểm pronunciation trong IELTS Speaking, bạn cần một lộ trình luyện tập có hệ thống, dễ áp dụng và phù hợp với trình độ hiện tại của bạn.
Dưới đây là các chiến lược vừa thực tế, vừa đã được kiểm chứng là hiệu quả với hàng ngàn thí sinh luyện thi IELTS.

4.1. Bắt đầu từ phát âm âm cơ bản (IPA)
Bảng phiên âm IPA (International Phonetic Alphabet) giúp bạn nhìn là biết phát âm đúng, không phụ thuộc vào cách viết tiếng Anh. Đây là nền tảng cho mọi kỹ năng khác như ngữ điệu, nối âm…
Cách học hiệu quả:
- Chia bảng IPA thành nhóm (nguyên âm đơn, nguyên âm đôi, phụ âm hữu thanh/vô thanh).
- Mỗi ngày học 3–5 âm → tìm ví dụ ứng dụng → ghi âm lại giọng của bạn.
- So sánh phát âm với giọng bản xứ (dùng Youglish hoặc Cambridge Dictionary Audio).
Mẹo ghi nhớ nhanh:
- Nhóm âm có hình khẩu hình miệng tương tự (ex: /θ/ và /ð/) luyện cùng lúc để dễ so sánh.
- Dán bảng IPA lên góc học tập → học thụ động mỗi ngày.
4.2. Luyện shadowing
Shadowing là gì? Shadowing là kỹ thuật nghe – nhái lại theo người bản xứ ngay lập tức, bắt chước ngữ điệu, nhấn nhá, tốc độ và cách nối âm.
Cách luyện shadowing:
- Chọn một video có transcript (BBC Learning, TED Talks, hoặc phim phụ đề tiếng Anh).
- Nghe một câu → dừng → nhái theo.
- Ghi âm lại và đối chiếu phát âm, nhấn trọng âm, nối âm.
Mẹo luyện shadowing:
- Dành 10 phút mỗi ngày là đủ.
- Luyện tập với các đoạn bạn thấy khó → dần nâng độ dài và tốc độ.
Hiệu quả: Bạn sẽ “bắt” được cách nói tự nhiên của người bản xứ, tăng độ trôi chảy và cải thiện rõ rệt ngữ điệu chỉ sau 2–3 tuần.
4.3. Ghi âm – nghe lại – tự sửa lỗi
Tại sao bạn cần phải ghi âm khi luyện nói và nghe lại? Vì khi nói, bạn khó mà nhận ra lỗi của mình – nhưng khi nghe lại, bạn sẽ phát hiện các lỗi âm gió, âm cuối, trọng âm, ngữ điệu, thậm chí lỗi ngữ pháp đi kèm.
Các bước để bạn luyện tập:
- Nói tự do hoặc luyện theo đề Part 2.
- Ghi âm bằng điện thoại hoặc app (Record It, ELSA Speak…).
- Nghe lại → ghi chú lỗi → nói lại lần 2.
4.4. Luyện trọng âm – ngữ điệu – nối âm qua cụm và câu mẫu
Đây là bước từ “phát âm đúng từng từ” → “nói trôi chảy theo cụm”.
Các bước luyện:
Bước 1: Chọn các cụm thường dùng trong Speaking:
- “I think it’s because…”
- “One of the main reasons is…”
- “I’d rather say…”
Bước 2: Ghi âm chính cụm đó, rồi phân tích:
- Trọng âm rơi vào từ nào?
- Có nối âm không (say/ it → “sayit”)?
- Ngữ điệu đi lên hay xuống?
Việc luyện nói thành từng cụm sẽ giúp bạn:
- Nói tự nhiên hơn (không bị giật từng từ).
- Tránh nói đều đều, thiếu cảm xúc.
- Tăng phản xạ nói cụm hoàn chỉnh.
Bạn nên kết hợp luyện theo câu hỏi IELTS thực tế để vừa luyện phát âm, vừa cải thiện nội dung trả lời.
4.5. Nhờ người khác nhận xét
Nếu bạn chỉ luyện nói một mình, bạn sẽ chỉ có một góc nhìn chủ quan, và khó để nhìn ra các lỗi để cải thiện. Do vậy, bạn nên tìm người có chuyên môn (giáo viên, mentor Speaking, cộng đồng học IELTS) để:
- Nghe và phản hồi bài nói của bạn.
- Chỉ ra lỗi mà bạn không nhận ra.
- Gợi ý cụm, âm, hoặc cách nói tự nhiên hơn.
=> Một góp ý đúng lúc có thể giúp bạn tiết kiệm cả tháng luyện sai cách.
Xem thêm:
- Bạn quên ý chính trong IELTS Speaking Part 2? Cách xử lý hiệu quả không mất điểm!
- Đưa ví dụ trong IELTS Speaking Part 1: Nên hay không? Cách dùng hiệu quả
- Làm sao để giảm lo lắng khi thi IELTS Speaking? Khám phá 5 mẹo hiệu quả sau đây.
- Sử dụng tiếng lóng trong IELTS Speaking: Lợi hay hại? Hướng dẫn chi tiết
- Làm sao để không lạc đề trong IELTS Speaking Part 2? 6 mẹo giữ bài nói mạch lạc!
5. Làm sao biết mình đang tiến bộ trong Pronunciation?
Tiến bộ không phải là khi bạn phát âm “hay hơn” – mà là khi bạn thấy mình nói rõ ràng hơn, tự nhiên hơn, và được người khác hiểu dễ dàng hơn.
Dưới đây là dấu hiệu bạn đang cải thiện:
- Bạn tự nhận ra lỗi phát âm của mình khi nói.
- Người khác hiểu bạn dễ hơn, không cần hỏi lại.
- Bạn nói tự nhiên hơn, không cần nghĩ từng từ.
- Bạn nhấn đúng chỗ, có ngữ điệu, không đều đều như robot nữa.
- Khi ghi âm và so sánh với bản trước đó, bạn nghe được sự tiến bộ rõ ràng.
6. Kết luận
Phát âm không phải là yếu tố “trang trí” – nó là xương sống của điểm Speaking. Nếu bạn muốn nâng band điểm IELTS Speaking từ 6.0 lên 7.0+, đừng bỏ qua Pronunciation.
Nếu bạn đang tìm cách cải thiện Speaking toàn diện, hãy xem thêm các bài viết trong chuyên mục Hỏi – Đáp. Và nếu có bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại nhấn vào nút “Đặt câu hỏi” để được đội ngũ Vietop English hỗ trợ bạn nhanh chóng và tận tâm nhất!