Giới thiệu bạn mới – Nhận quà tới 7 triệu

Banner quà tặng độc quyền

Ngữ điệu trong tiếng Anh – 4 quy tắc ngữ điệu bạn cần phải biết

Bên cạnh việc phát âm tiếng Anh chuẩn, luyện tập ngữ điệu trong tiếng Anh cũng là yếu tố vô cùng quan trọng để giúp bạn có thể nói tiếng Anh trôi chảy như người bản xứ.

Trong bài viết này, hãy cùng mình khám phá các quy tắc về ngữ điệu thường gặp nhiều nhất trong tiếng Anh thông qua:

  • Ngữ điệu trong tiếng Anh là gì?
  • Sự khác biệt về ngữ điệu giữa tiếng Việt và tiếng Anh.
  • Các quy tắc ngữ điệu quan trọng trong tiếng Anh.
  • Bài tập luyện tập ngữ điệu.

Hãy cùng khám phá thế giới ngữ điệu tiếng Anh đầy thú vị và bổ ích để nâng cao kỹ năng giao tiếp của bạn!

Nội dung quan trọng
Ngữ điệu trong tiếng Anh là cách lên giọng, xuống giọng, cách ngắt nghỉ của giọng nói. Từ đó thể hiện thái độ, cảm xúc của người nói.
Trong tiếng Anh có 4 phương thức ngữ điệu chính:
– Ngữ điệu lên giọng:
+ Lên giọng ở cuối câu hỏi Yes/ NoLên giọng ở cuối câu hỏi đuôi.
+ Lên giọng khi muốn thể hiện cảm xúc tích cực.
+ Lên giọng ở câu cầu khiếnLên giọng khi xưng hô thân mật.
+ Ngữ điệu xuống giọng:
– Xuống giọng ở cuối câu chào hỏi.
+ Xuống giọng ở cuối câu hỏi “Wh-question”.
+ Xuống giọng ở cuối câu trần thuật.
+ Xuống giọng ở cuối câu mệnh lệnh, đề nghị.
+ Xuống giọng ở câu cảm thán thể hiện sự tiêu cực.
– Ngữ điệu lên giọng – xuống giọng:
+ Đối với câu hỏi lựa chọn.
+ Dùng trong câu liệt kê.
+ Dùng trong các cụm từ giới thiệu (Introductory phrases).
+ Dùng trong câu suy nghĩ.
– Ngữ điệu xuống giọng – lên giọng:
+ Sử dụng trong câu nói không có sự chắc chắn hoặc cụm từ dự kiến.
+ Trong câu hỏi yêu cầu thông tin hoặc mời ai đó làm cái gì.

1. Ngữ điệu trong tiếng Anh là gì?

Ngữ điệu trong tiếng Anh là cách lên giọng, xuống giọng, cách ngắt nghỉ của giọng nói, được coi như “nhạc tính” trong câu. Đây là một trong những yếu tôi quan trọng nhất khi giao tiếp giúp biểu đạt cảm xúc của chính mình. Có thể là vui vẻ, tự giận, nghi ngờ hoặc buồn bã.
Định nghĩa ngữ điệu trong tiếng Anh

Hiện nay, trong tiếng Anh có 2 phương thức ngữ điệu chính đó là ngữ điệu lên (the rising tune)ngữ điệu xuống (the falling tune). Vì thế, nếu bạn áp dụng quy tắc ngữ điệu không chính xác rất dễ gây nên sự hiểu lầm cho đối phương.

E.g.:

  • Is that the new secretary? (Đó là thư ký mới à?)
  • I’m tired. (Tôi mệt)

2. Chức năng của ngữ điệu trong tiếng Anh

Ngữ điệu có vai trò diễn đạt lời nói trong giao tiếp như thế nào? Cùng mình điểm qua những chức năng chính của ngữ điệu trong tiếng Anh sau:

2.1. Thể hiện thái độ

Người nghe có thể cảm nhận rõ thái độ của người nói trong khi giao tiếp tiếng Anh. Bởi vị ngữ điệu sẽ biểu thị cảm xúc của bạn như vui vẻ, tức giận, buồn bã…

Ví dụ, khi một nhân viên cửa hàng bánh hỏi bạn “How’s the chocolate cake, madam” (Bạn thấy chiếc bánh socola này như thế nào?). Khi đó, bạn trả lời là “mMMmmm” với ngữ điệu lên ở giữa câu, xuống ở cuối câu. Lúc này, nhân viên sẽ hiểu là bạn cảm thấy hài lòng với sản phẩm của họ.

2.2. Giúp cho câu nói, bài thuyết trình của bạn trở nên thú vị hơn

Ngữ điệu trong tiếng Anh khiến cho câu nói hoặc bài thuyết trình không đều như “tụng kinh” nữa mà nó có lên, xuống, nhịp điệu khiến cho người nghe phải chú ý vào những điều mà bạn nói chứ không còn cảm thấy nhàm chán, lơ đãng nữa.

2.3. Thể hiện ngữ pháp

Đôi khi cách đánh ngữ điệu trong tiếng Anh sẽ tương ứng với cấu trúc ngữ pháp. Ví dụ, những từ để hỏi hoặc Wh Questions được xuống giọng ở cuối câu. Tuy nhiên, câu hỏi Yes – No lại có ngữ điệu hướng lên. Chính vì thế, chúng ta có thể kết luận ngữ điệu có chức năng thể hiện ngữ pháp ở trong câu.

Xem thêm:

3. Quy tắc ngữ điệu lên giọng (the rising tune)

Dưới đây là những trường hợp áp dụng quy tắc lên giọng trong tiếng Anh!

Quy tắc ngữ điệu lên giọng (the rising tune)
Quy tắc ngữ điệu lên giọng (the rising tune)

3.1. Lên giọng ở cuối câu hỏi Yes/ No

Câu hỏi Yes/ No nhằm trả lời ngắn gọn, trọng tâm “có hoặc không” cho một sự việc, hiện tượng nào đó. Khi hỏi bạn nên lên giọng ở cuối câu để người nghe có thể hiểu rằng là họ đang hỏi mình.

E.g.:

  • Do you like cat? (Bạn thích mèo không?)
  • Are you teacher? (Bạn có phải là một giáo viên?)

3.2. Lên giọng ở cuối câu hỏi đuôi

Lên giọng ở cuối câu khi người hỏi muốn nhận được câu trả lời chính xác đúng hay không.

E.g.: You are a student, aren’t you? (Bạn là học sinh, đúng không?)

Lên giọng ở cuối câu khi người nói chắc chắn về điều mình nói và mong chờ nhận được câu trả lời đồng ý.

E.g.: John is your brother, isn’t he? (John là anh trai của cậu, phải vậy không?)

3.3. Lên giọng khi muốn thể hiện cảm xúc tích cực

Khi bạn muốn thể hiện những cảm xúc tích cực như hạnh phúc, vui sướng, bất ngờ… thì bạn nên lên giọng ở những tính từ này.

E.g.:

  • Wow, I’m so happy. (Tuyệt, tôi thực sự rất vui.)
  • Oh, really surprise. (Ôi, thực sự ngạc nhiên quá.)

3.4. Lên giọng ở câu cầu khiến

Đối với câu cầu khiến, khi bạn muốn nhờ vả một ai đó giúp mình làm việc gì thì bạn cần lên giọng một chút ở cuối câu.

E.g.:

  • Will you turn off the TV for me, please? (Làm ơn tắt TV giúp tôi được không?)
  • Can you give me a milk bottle? (Bạn có thể đưa cho tôi một hộp sữa không?)

Khi lên giọng ở những kiểu câu này, bạn đã thể hiện sự nhờ vả người khác với một thái độ lịch sự. Nếu bạn xuống giọng, người nghe rất dễ hiểu lầm thành mệnh lệnh, ép buộc.

3.5. Lên giọng khi xưng hô thân mật

Khi người bản xứ xưng hô với người khác một cách thân thiết, thân mật, họ cũng thường có xu hướng lên giọng ở từ đó.

E.g.:

  • My honey, I love you. (Tình yêu à, Anh yêu em.)
  • Kerry, my friend, come here and drink with me. (Nào Kerry bạn của tôi, đến đây uống với tôi nào.)

4. Quy tắc ngữ điệu xuống giọng (the falling tune)

Dưới đây là những trường hợp áp dụng quy tắc xuống giọng trong tiếng Anh!

Quy tắc ngữ điệu xuống giọng

4.1. Xuống giọng ở cuối câu chào hỏi

Đối với những câu chào hỏi, người bạn xứ thường xuống giọng ở cuối câu để tạo sự thân thiết nhưng vẫn lịch sự. Đây cũng là bí kíp để tạo được thiện cảm từ ngay lần đầu gặp mặt của người phương Tây.

E.g.:

  • Good morning! (Chào buổi sáng!)
  • Good afternoon! (Chào buổi trưa!)

4.2. Xuống giọng ở cuối câu hỏi “Wh-question”

Theo quy tắc ngữ điệu trong tiếng Anh, các dạng câu hỏi WH như Where, What, When, Who…thì chúng ta cần phải xuống giọng ở cuối câu hỏi.

E.g.:

  • What are you doing? (Bạn đang làm gì vậy?)
  • What do you usually do in your free time? (Bạn thường làm gì vào thời gian rảnh rỗi?)

4.3. Xuống giọng ở cuối câu trần thuật

Câu trần thuật là dạng câu kể về một sự vật, hiện tượng, đây là dạng câu được sử dụng phổ biến nhất trong giao tiếp. Khi kết thúc câu trần thuật, chúng ta nên xuống giọng để giúp cho người nghe bắt kịp nhịp điệu của cuộc trò chuyện. 

E.g.:

  • She writes a letter every day. (Cô ấy viết một lá thư mỗi ngày.)
  • He is reading a book right now. (Anh ấy đang đọc môt quyển sách ngay bây giờ.)

4.4. Xuống giọng ở cuối câu mệnh lệnh, đề nghị

Không giống với câu cầu khiến, việc xuống giọng ở cuối các câu mệnh lệnh để thể hiện tính chất nghiêm trọng và áp đặt của người nói.

E.g.:

  • Sit down! (Ngồi xuống!)
  • Put on your coat, now! (Mặc áo vào ngay đi!)

4.5. Xuống giọng ở câu cảm thán thể hiện sự tiêu cực

Đối với những câu cảm thán thể hiện tâm trạng tồi tệ, người nói thường có xu hướng xuống giọng. Khi đó, người nghe có thể cảm nhận được chuyện này tiêu cực và ảnh hưởng không tốt tới người nói.

E.g.:

  • I’m so sad. My father scold me strictly. (Tôi buồn quá. Bố mắng tôi nặng nề lắm.)
  • Oh my god! I’m dying. (Chúa ơi, tôi chết đây!)

5. Quy tắc ngữ điệu lên giọng – xuống giọng

Ngữ điệu tăng giảm được sử dụng khi muốn thu hút sự chú ý hoặc nhấn mạnh vào chi tiết cụ thể nào đó trong câu. Thường được sử dụng trong các trường hợp dưới đây:

Quy tắc ngữ điệu lên giọng – xuống giọng

5.1. Đối với câu hỏi lựa chọn, người bản xứ thường lên giọng ở phương án thứ 1 và xuống giọng ở phương án thứ 2.

E.g.:

  • Do you like ➚dogs or ➘cats? (Bạn thích chó hay mèo)
  • Do you like ➚tea or ➘coffee? (Bạn thích uống trà hay cafe)

5.2. Quy tắc ngữ điệu lên xuống trong câu liệt kê

Trong tiếng Anh, câu liệt kê thường sẽ được lên giọng ở trước dấu phẩy hoặc trước liên từ “and” và xuống giọng ở ngay sau liên từ “and”. Bên cạnh đó thì ngữ điệu xuống thường được rơi vào người, vật được liệt kê cuối cùng để diễn đạt danh sách liệt kê đã kết thúc.

Eg:

  • I like ➚volleyball, ➚soccer and ➘basketball. (Tôi thích bóng chuyền, bóng đá và bóng rổ.)
  • I came ➚home, took a ➚shower, and went to ➘bed. (Tôi trở về nhà, tắm rửa và đi ngủ.)

5.3. Ngữ điệu lên xuống trong các cụm từ giới thiệu (Introductory phrases)

Các cụm từ giới thiệu như “by the way”, “actually”, “as a matter of fact” cho thấy ở trong câu chưa có nội dung kết thúc, trong trường hợp này bạn sẽ dùng ngữ điệu lên xuống.

E.g.:

  • In my opinion, this ↑apartment is way too ↓expensive. (Theo tôi, căn hộ này quá đắt.)
  • As a matter of fact, I do know ↑where she ↓does (Thực tế là tôi biết cô ấy làm việc ở đâu.)

5.4. Ngữ tiếng Anh trong câu suy nghĩ

Ngữ điệu lên xuống được sử dụng câu có nội dung chưa được nói, chưa kết thúc.

E.g.:

  • I bought the ↑novel, but I didn’t read ↓it. (Tôi đã mua cuốn tiểu thuyết, nhưng tôi không đọc nó.)
  • If you work ↑hard, you’ll pass the ↓exam. (Nếu bạn chăm chỉ, bạn sẽ vượt qua kỳ thi.)

6. Quy tắc ngữ điệu xuống giọng, lên giọng

Với quy tắc này, ngữ điệu sẽ tuân theo nhịp giảm – tăng (xuống – lên), được sử dụng trong các trường hợp sau:

6.1. Sử dụng trong câu nói không có sự chắc chắn hoặc cụm từ dự kiến

E.g.: I don’t need any help at the ↓moment. (Họ không cần bất kỳ sự giúp đỡ nào lúc này.)

6.2. Trong câu hỏi yêu cầu thông tin hoặc mời ai đó làm cái gì

Ngữ điệu xuống giọng – lên giọng khiến cho những câu hỏi yêu cầu thông tin hoặc những lời mời trở nên lịch sự hơn.

E.g.:

  • Is this your ↓mobile ↑phone? (Đây có phải điện thoại của bạn không?)
  • Would you like ↓cof↑fee? (Bạn dùng thêm cà phê nhé?)

7. Một số phương pháp luyện tập ngữ điệu trong tiếng Anh hiệu quả tại nhà 

  • Đọc song song một đoạn video ngắn có phụ đề tiếng Anh theo phương pháp Shadowing: Với phương pháp này, bạn sẽ xem sơ qua video một lần, sau đó xem lại và luyện nói cùng một lúc với video, cố gắng theo kịp tốc độ và ngữ điệu nhé.
  • Đánh dấu ngữ điệu trước khi bắt đầu đọc: Trước khi bạn đọc một văn bản, bạn nên đánh dấu những vị trí cần phải lên giọng hoặc xuống giọng. Bạn có thể vẽ mũi tên ở trên các từ hoặc sử dụng bất cứ ký hiệu nào mà bạn cảm thấy dễ đọc.
  • Thực hành ngữ điệu bằng cách phóng đại: Chẳng hạn như những chỗ mà bạn cần phải tăng giọng thì bạn hãy lên giọng thật cao. Trong giao tiếp thực tế thì chẳng bao giờ nói vậy nhưng đây lại là cách tốt để luyện tập ngữ điệu.
  • Thử nhiều ngữ điệu khác nhau: Bạn chọn một câu và tiến hành nói theo nhiều ngữ điệu khác nhau để thể hiện những cảm xúc khác nhau. Sau đó ghi âm và nghe lại xem bạn đã thể hiện đúng các cung bậc cảm xúc vui vẻ, buồn bã, ngạc nhiên…chưa.
  • Ghi âm lại những gì đã nói: Bạn đọc một đoạn văn có các câu khác nhau và ghi âm lại, sau đó nghe bản ghi âm của mình nói và tự đánh giá khả năng của mình.

Xem thêm:

Ngữ điệu không chỉ giúp bạn giao tiếp hiệu quả mà còn là yếu tố quan trọng để đạt điểm cao trong phần thi IELTS Speaking. Để cải thiện ngữ điệu và các kỹ năng IELTS khác, hãy tham gia khóa ôn thi IELTS cấp tốc của Vietop. Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những phương pháp học tập hiệu quả và lộ trình ôn luyện rõ ràng.

8. Bài tập ngữ điệu trong tiếng Anh

Cùng mình tập luyện cácgh nhận biết ngữ điệu tiếng Anh qua những bài tập sau nhé!

Bài tập ngữ điệu trong tiếng Anh

Exercise 1: Type the intonation for the sentences below

(Đánh ngữ điệu cho các câu dưới đây)

  1. Are we leaving soon?
  2. I thought she liked cats but she actually likes dogs.
  3. It’s a beautiful day, isn’t it?
  4. You’re new here, aren’t you?
  5. Do you like your new car?
Đáp ánGiải thích
1. Are we leaving ➚soon?Đây là câu hỏi đơn giản (yes/no question), đánh ngữ điệu hỏi (rising intonation) để biểu thị đây là một câu hỏi và yêu cầu câu trả lời có/ không.
2. I thought she liked ➚cats but she actually likes dogs.Câu phức hợp, phần đầu “I thought she liked cats” là câu khẳng định (statement), ngữ điệu đi xuống ở cuối.
3. It’s a beautiful day, ➚isn’t it?Câu phủ định hỏi – negative question – với ngữ điệu tăng dần để biểu thị đây là câu hỏi và mong đợi câu trả lời đồng ý.
4. You’re new here, aren’t ➚you?Câu phủ định hỏi – negative question – ngữ điệu tăng dần ở “aren’t you” để biểu thị đây là câu hỏi, mong đợi xác nhận.
Do you like your new ➚car?Câu hỏi đuôi (wh-question), ngữ điệu tăng dần ở “car” để biểu thị đây là câu hỏi yêu cầu thông tin cụ thể.

Exercise 2: Type down intonation for the sentences below

(Đánh ngữ điệu xuống giọng cho các câu dưới đây)

  1. I love chocolate.
  2. Pleased to meet you.
  3. 3how me the way to the station.
  4. Where do you come from?
  5. What a beautiful performance!
Đáp ánGiải thích
1. I love ➘chocolate.Đây là câu khẳng định -statement, ngữ điệu giảm dần ở cuối câu “chocolate” để biểu thị đây là một câu khẳng định thể hiện sự yêu thích.
2. Pleased to meet  ➘you.Là câu khẳng định, ngữ điệu giảm dần ở “you” để biểu thị đây là một câu khẳng định, thể hiện sự hài lòng khi gặp gỡ ai đó.
3. Show me the way to the ➘station.Câu ra lệnh (imperative), ngữ điệu giảm dần ở “station” để biểu thị đây là một yêu cầu, mệnh lệnh.
4. Where do you come  ➘from?Câu hỏi đuôi (wh-question), ngữ điệu tăng dần ở “from” để biểu thị đây là câu hỏi yêu cầu thông tin cụ thể về nơi xuất xứ của người được hỏi.
5. What a beautiful  ➘performance!Câu khẳng định (exclamation), ngữ điệu giảm dần ở “performance” để biểu thị đây là một câu khẳng định có tính chất cảm thán, thể hiện sự ngưỡng mộ về phần trình diễn.

Exercise 3: Type the intonation of the rising-falling voice or falling-rising intonation for the sentences below

(Đánh ngữ điệu lên giọng – xuống giọng hoặc xuống giọng – lên giọng cho các câu dưới đây)

  1. Would you like to have juice or coffee?
  2. Is Paul coming today or tomorrow?
  3. Which color palette do you prefer? The shades of green or the blue?
  4. Do you think it’s allowed?
  5. I don’t quite remember …
Đáp ánGiải thích
1. Would you like to have ➚juice or ➘coffee?Đây là câu hỏi đa phần (alternative question), ngữ điệu tăng dần ở “juice” để biểu thị phần hỏi đầu tiên, và giảm dần ở “coffee” để biểu thị phần hỏi thứ hai, cho người trả lời lựa chọn một trong hai.
2. Is Paul coming ➚today or ➘tomorrow?Là câu hỏi đa phần, ngữ điệu tăng dần ở “today” và giảm dần ở “tomorrow” để nêu hai lựa chọn hỏi khác nhau về thời gian Paul đến.
3. Which color palette do you prefer? The shades of ➚green or ➘blue?Câu hỏi đuôi (wh-question) với phần cuối là câu hỏi đa phần, ngữ điệu tăng dần ở “green” và giảm dần ở “blue” để đưa ra hai lựa chọn màu sắc cho người trả lời.
4. Do you think it’s ➘al➚lowed?Câu hỏi đơn (yes/no question), ngữ điệu giảm dần ở “al” và tăng lên ở “lowed” để biểu thị sự do dự, không chắc chắn về việc có được phép hay không.
5. I don’t quite ➘re➚memberCâu khẳng định (statement) thể hiện sự không nhớ rõ, ngữ điệu giảm dần ở “re” và tăng lên ở “member” để biểu thị sự dang dở, chưa hoàn thành ý nghĩ.

9. Kết luận

Việc sử dụng sai ngữ điệu trong tiếng Anh sẽ khiến cho người đối diện cảm thấy khó chịu đôi khi xảy ra một số sự cố hiểu lầm không đáng có. Chính vì thế, bạn hãy luyện tập các quy tắc ngữ điệu thật nhiều có thể sử dụng thành thạo và hiệu quả.

Việc nắm vững 4 quy tắc ngữ điệu trong tiếng Anh mà mình vừa chia sẻ phía trên sẽ giúp bạn tự tin trình bày quan điểm với người đối diện.

Do đó, để trau dồi thêm cách phát âm cũng như những quy tắc “ghi điểm” trong Speaking, bạn có thể tham khảo chuyên mục IELTS Speaking của Vietop English để có thêm nhiều kiến thức thú vị khác.

Tài liệu tham khảo:

  • Cambridge Dictionary: https://dictionary.cambridge.org/grammar/british-grammar/intonation – Truy cập ngày 28/05/2024
  • Learn English Today: https://www.learn-english-today.com/pronunciation-stress/intonation.html – Truy cập ngày 28/05/2024
  • QQ English: https://qqeng.net/Learning/the-rules-of-intonation-in-english/ – Truy cập ngày 28/05/2024
Banner launching Moore

Ngọc Hương

Content Writer

Tôi hiện là Content Writer tại công ty TNHH Anh ngữ Vietop – Trung tâm đào tạo và luyện thi IELTS tại TP.HCM. Với hơn 3 năm kinh nghiệm trong việc sáng tạo nội dung học thuật, tôi luôn không ngừng nghiên cứu và phát triển những nội dung chất lượng về tiếng Anh, IELTS …

Bạn còn thắc mắc về kiến thức này?

Hãy để lại bình luận, đội ngũ biên tập viên và cố vấn học thuật của Vietop English sẽ giải đáp & giúp bạn hiểu sâu hơn về chủ đề này 😍.

Bình luận


The reCAPTCHA verification period has expired. Please reload the page.

[v4.0] Form lộ trình cá nhân hóa

Học chăm không bằng học đúng

Hơn 21.220 học viên đã đạt điểm IELTS mục tiêu nhờ vào lộ trình đặc biệt, giúp bạn tiết kiệm 1/2 thời gian ôn luyện. Để lại thông tin ngay!😍

Nhận tư vấn MIỄN PHÍ
Hoàn thành mục tiêu IELTS ngay bây giờ!

 

Vui lòng nhập tên của bạn
Số điện thoại của bạn không đúng

Thời gian bạn muốn nhận tư vấn:

Sáng:
09h - 10h
10h - 11h
11h - 12h
Chiều:
14h - 15h
15h - 16h
16h - 17h
Tối:
17h - 19h
19h - 20h
20h - 21h
Ảnh giảm lệ phí thi IELTS tại IDP
Popup giới thiệu học viên