Khi bạn chuẩn bị thi IELTS hoặc đã có chứng chỉ, hẳn bạn sẽ tự hỏi: Tại sao chứng chỉ IELTS chỉ có hạn 2 năm? Đây là câu hỏi phổ biến của nhiều bạn đang chuẩn bị thi, hoặc đã thi xong và đang chuẩn bị sử dụng bằng cho mục đích học tập, định cư, hoặc làm việc.
Trong bài viết này, hãy cùng mình khám phá lý do tại sao nha!
Nội dung quan trọng |
– Chứng chỉ IELTS có thời hạn 2 năm: Điều này giúp đảm bảo điểm số phản ánh đúng khả năng tiếng Anh hiện tại của bạn và đáp ứng các tiêu chuẩn mới nhất. – Kỹ năng tiếng Anh sẽ bị yếu nếu không sử dụng: Nếu không thực hành thường xuyên, các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết của bạn sẽ yếu đi, và bạn có thể mất tự tin khi sử dụng tiếng Anh. – Luyện tập hàng ngày là rất quan trọng: Hãy xem phim, nghe podcast, đọc sách báo, và nói chuyện bằng tiếng Anh mỗi ngày để duy trì kỹ năng của mình. – Học tiếng Anh phù hợp với nhu cầu: Học sinh có thể tập trung vào kỹ năng viết học thuật, trong khi người đi làm nên học tiếng Anh thương mại hoặc tiếng Anh chuyên ngành. – Chuẩn bị cho kỳ thi lại nếu cần: Nếu phải thi lại IELTS, bạn nên luyện đề để làm quen với cấu trúc bài thi và cải thiện kỹ năng. |
1. Tại sao chứng chỉ IELTS chỉ có hạn 2 năm?
Thời hạn của chứng chỉ IELTS được quy định là 2 năm vì các lý do sau:
1.1. Đảm bảo đánh giá được đúng trình độ của bạn ở hiện tại
Kỹ năng tiếng Anh, cũng như các kỹ năng khác, sẽ bị yếu đi nếu bạn không sử dụng nó thường xuyên. Khi bạn không tiếp xúc với tiếng Anh, khả năng nghe, nói, đọc, viết của bạn sẽ yếu dần theo thời gian.
Chứng chỉ IELTS chỉ có hiệu lực trong 2 năm để đảm bảo rằng kết quả thi phản ánh đúng trình độ tiếng Anh của bạn tại thời điểm hiện tại, giúp các trường đại học, công ty, hoặc cơ quan nhập cư có được sự đánh giá chính xác.
1.2. Bắt kịp với các tiêu chuẩn mới (nếu có)
Các hệ thống, tiêu chuẩn đánh giá của IELTS cũng không ngừng thay đổi để phù hợp với yêu cầu của thị trường. Trong 2 năm, các tiêu chuẩn về trình độ hoặc miêu tả Band Score có thể sẽ được cập nhật hoặc điều chỉnh.
Do đó, việc giới hạn thời gian mà chứng chỉ IELTS có hiệu lực sẽ giúp đảm bảo rằng bạn sẽ luôn đáp ứng những tiêu chuẩn sử dụng tiếng Anh mới nhất.
2. Kỹ năng tiếng Anh của bạn thay đổi như thế nào theo thời gian?
Theo thời gian, những kỹ năng không được sử dụng sẽ bị thay đổi, kỹ năng tiếng Anh cũng không phải ngoại lệ. Vậy thì, khả năng sử dụng tiếng Anh của bạn thay đổi như thế nào nếu bạn không sử dụng nó trong một khoảng thời gian?
2.1. Kỹ năng tiếng Anh yếu đi
Nếu bạn không thường xuyên sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp, học tập, hoặc công việc, các kỹ năng sẽ suy giảm một cách tự nhiên. Mình có ví dụ về sự suy giảm các kỹ năng tiếng Anh như sau:
- Nghe: Bạn sẽ cảm thấy khó khăn để nghe kịp tốc độ nói của người bản xứ.
- Nói: Phản xạ giao tiếp sẽ chậm hơn, từ vựng và ngữ pháp cũng dễ bị quên, và đặc biệt nếu phát âm tiếng Anh của bạn tốt/ rất tốt ở thời điểm thi, thì sau một thời gian không nói tiếng Anh, phát âm của bạn sẽ bị yếu đi nhiều.
- Đọc: Việc hiểu các văn bản phức tạp trở nên khó khăn hơn.
- Viết: Khả năng diễn đạt ý tưởng trôi chảy bằng văn bản có thể bị hạn chế.
2.2. Mất tự tin khi sử dụng tiếng Anh
Không chỉ kỹ năng, mà sự tự tin của bạn lúc sử dụng tiếng Anh cũng sẽ bị mất dần nếu bạn ít sử dụng ngôn ngữ này. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp và làm việc của bạn trong môi trường quốc tế.
3. Cách duy trì các kỹ năng tiếng Anh của bạn sau khi thi IELTS
Duy trì kỹ năng tiếng Anh sau khi thi IELTS không chỉ giúp bạn sẵn sàng cho kỳ thi lại (nếu cần) mà còn mang lại lợi ích lâu dài trong học tập, công việc, và giao tiếp quốc tế. Dưới đây là các phương pháp chi tiết để giữ vững và cải thiện trình độ tiếng Anh của bạn.
3.1. Luyện tập và tiếp xúc với tiếng Anh mỗi ngày
Để duy trì trình độ tiếng Anh, bạn cần tạo thói quen luyện tập hàng ngày. Một số cách mà mình thấy hiệu quả bao gồm:
Để luyện tập kỹ năng Listening:
- Nghe podcast hoặc các đài phát thanh tiếng Anh như BBC, NPR, hoặc TED Talks.
- Xem các video trên YouTube về chủ đề bạn yêu thích bằng tiếng Anh.
- Nghe nhạc và chú ý đến lời bài hát để làm quen với cách phát âm và từ vựng.
Để luyện tập kỹ năng Speaking:
- Tham gia các câu lạc bộ nói tiếng Anh, hoặc thực hành với bạn bè và đồng nghiệp.
- Sử dụng các ứng dụng học nói như Cambly hoặc HelloTalk để trò chuyện với người bản xứ.
- Ghi âm giọng nói của mình khi nói về một chủ đề yêu thích để tự kiểm tra và cải thiện phát âm.
Để luyện tập kỹ năng Reading:
- Đọc báo tiếng Anh (như The Guardian, The New York Times, etc.) để nâng cao từ vựng và kỹ năng đọc hiểu.
- Đọc truyện hoặc tiểu thuyết đơn giản bằng tiếng Anh để giải trí mà vẫn học tập.
- Tham khảo các bài blog hoặc bài viết chuyên ngành bằng tiếng Anh nếu bạn đi làm.
Để luyện tập kỹ năng Writing:
- Viết nhật ký bằng tiếng Anh hàng ngày để luyện kỹ năng diễn đạt ý tưởng.
- Tham gia các diễn đàn trực tuyến hoặc nhóm Facebook thảo luận bằng tiếng Anh.
- Viết bài luận hoặc email bằng tiếng Anh, sau đó nhờ giáo viên, bạn bè,đồng nghiệp, hoặc công cụ AI sửa lỗi.
3.2. Tiếp tục học tiếng Anh thông qua các khóa học hoặc hoạt động học thuật
Nếu bạn cảm thấy cần phải có sự hướng dẫn từ thầy/ cô để có thể duy trì hoặc nâng cao kỹ năng của bản thân, thì bạn có thể tham gia các khóa học tiếng Anh ở các trung tâm.
3.2.1. Đối với học sinh, sinh viên
Nếu bạn là học sinh, hay sinh viên, bạn có thể:
Lựa chọn các khóa học nâng cao:
- Đăng ký các khóa học chuyên dạy Academic Writing (Kỹ năng viết học thuật) để chuẩn bị cho các bài luận hoặc nghiên cứu tại trường đại học.
- Học các kỹ năng mềm bằng tiếng Anh như thuyết trình hoặc kỹ năng làm việc nhóm.
Hoặc bạn có thể tham gia các hoạt động học thuật như:
- Các kỳ thi quốc tế như TOEIC, SAT hay PTE để tiếp tục phát triển kỹ năng.
- Đăng ký các chương trình trao đổi học sinh hoặc câu lạc bộ tiếng Anh trong trường.
3.2.2. Đối với người đi làm
Nếu bạn đã đi làm, mình có các cách sau để bạn có thể duy trì và phát triển kỹ năng tiếng Anh:
Học tiếng Anh chuyên ngành:
- Nếu bạn làm việc trong lĩnh vực tài chính, y tế, hoặc kỹ thuật, hãy học tiếng Anh chuyên ngành để nâng cao năng lực.
- Tham gia các khóa học Business English để rèn luyện kỹ năng viết email, báo cáo, và thuyết trình trong công việc.
Học trực tuyến: Các nền tảng như Coursera, TedX, hoặc LinkedIn Learning cung cấp nhiều khóa học tiếng Anh kết hợp với chuyên môn.
3.3. Luyện đề IELTS
Nếu bạn có kế hoạch sẽ thi IELTS tiếp sau khi chứng chỉ IELTS hết hạn, thì luyện đề IELTS cũng là một cách rất hay để kiểm tra lại khả năng tiếng Anh của bản thân. Đây cũng là cơ hội để bạn làm quen lại với cấu trúc bài thi.
Đối với những bạn đã thi IELTS và muốn luyện đề để chuẩn bị cho lần thi tiếp theo, mình có một số cách như sau:
Để luyện kỹ năng Listening:
- Tập trung luyện nghe các bài thi IELTS Listening chính thức. Chú ý nghe từ khóa và thông tin chi tiết.
- Nghe các đoạn hội thoại thực tế trên YouTube hoặc phim tài liệu để rèn luyện khả năng nghe hiểu.
Để luyện kỹ năng Speaking:
- Thực hành trả lời các câu hỏi mẫu IELTS Speaking theo đúng thời gian quy định.
- Ghi âm và nghe lại để phát hiện lỗi phát âm hoặc ngữ pháp cần cải thiện.
Để luyện kỹ năng Reading:
- Làm bài đọc mẫu IELTS để nâng cao tốc độ và kỹ năng đọc hiểu.
- Tập đọc các bài báo, bài nghiên cứu để quen với ngôn ngữ học thuật.
Để luyện kỹ năng Writing
- Viết bài luận theo cấu trúc Task 1 và Task 2, sau đó so sánh với bài mẫu để rút kinh nghiệm.
- Học cách phân tích câu hỏi, xây dựng dàn ý và sắp xếp ý tưởng hợp lý.
Kết bài
Việc chứng chỉ IELTS chỉ có hiệu lực trong 2 năm nhằm đảm bảo tính chính xác và công bằng cho cả người học lẫn các tổ chức sử dụng kết quả. Để kỹ năng tiếng Anh không bị mai một, bạn hãy luôn duy trì việc học và luyện tập thường xuyên. Việc này không chỉ giúp bạn sẵn sàng cho bất kỳ kỳ thi nào trong tương lai mà còn mang lại nhiều lợi ích trong học tập và công việc.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào khác về kỳ thi IELTS hoặc các kỹ năng IELTS, thì đừng ngần ngại để lại bình luận nhé, đội ngũ biên tập của Vietop English sẽ giải đáp cho bạn
Chúc bạn ôn luyện thành công!