Việc tự học để đạt band 7.0 trong IELTS là một thử thách lớn – đặc biệt với người bắt đầu từ band 5.0. Nhưng đây không phải điều bất khả thi. Hàng ngàn người học đã đạt được mục tiêu này mà không cần đến trung tâm, chỉ nhờ có kế hoạch học cụ thể và kỷ luật.
Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách tự học IELTS từ 5.0 lên 7.0 trong 6 tháng bằng lộ trình từng bước, gợi ý chiến lược học tập thông minh, tài liệu phù hợp và những lỗi cần tránh. Nếu bạn học đúng hướng và kiên trì, kết quả sẽ đến nhanh hơn bạn nghĩ.
Nội dung quan trọng |
– Để đạt band 7.0 trong 6 tháng, bạn cần trải qua 3 giai đoạn: xây nền tảng ngữ pháp, từ vựng và phát âm; luyện từng kỹ năng theo dạng bài; làm đề thi thật, sửa lỗi, mô phỏng điều kiện thi thật. – Band 7.0 yêu cầu: Listening: đúng 30–32/40 câu Reading: đúng 32–34/40 câu Writing: viết đúng cấu trúc, có luận điểm rõ ràng, dùng từ học thuật Speaking: trả lời mở rộng, phát âm chuẩn, không bị ngập ngừng – Chiến lược hiệu quả cho từng kỹ năng: Listening: luyện shadowing, chép chính tả, nghe chậm – tăng dần tốc độ Reading: skimming, scanning, đọc câu hỏi trước đoạn văn Writing: viết đoạn trước khi viết bài, dùng khung cấu trúc, tự sửa lỗi Speaking: luyện trả lời theo chủ đề, ghi âm – tự nghe lại, dùng idioms phù hợp – Duy trì học đều trong 6 tháng bằng cách chia mục tiêu theo tuần, theo dõi tiến độ, tự thưởng khi đạt mốc, không học quá nhiều kỹ năng cùng lúc – Tránh các lỗi phổ biến như không sửa bài sau khi làm đề, luyện sai dạng, bỏ qua kỹ năng yếu, học lan man không có trọng tâm |
1. IELTS Band 7.0 cần gì? Vì sao bạn đang “kẹt” ở 5.0?
Trước khi bắt đầu hành trình học, bạn cần xác định rõ mục tiêu: IELTS Band 7.0 là gì và yêu cầu như thế nào?
1.1. Tiêu chí band 7.0 cho từng kỹ năng
Kỹ năng | Yêu cầu | Mục tiêu điểm |
Listening | Bắt kịp tốc độ nói, hiểu thông tin chi tiết | 30–32/40 câu đúng |
Reading | Hiểu được hàm ý, nắm ý chính & chi tiết | 32–34/40 câu đúng |
Writing | Diễn đạt rõ ràng, có tổ chức, ngữ pháp nâng cao | Tối thiểu 7.0 ở cả Writing Task 1 và Writing Task 2 |
Speaking | Tự nhiên, mạch lạc, có chiều sâu & phát âm rõ | Giao tiếp tự tin, ít lỗi lặp |
1.2. Vì sao bạn mãi ở mức Band 5.0–6.0?
Bạn có thể còn kẹt ở mức IELTS Band 5.0 – 6.0 vì những lí do sau:
- Chưa hiểu rõ tiêu chí chấm điểm
- Không luyện đề đúng cách, không sửa lỗi
- Thiếu vốn từ và cấu trúc học thuật
- Nghe không bắt kịp từ khóa, đọc thiếu tốc độ
- Trả lời các câu hỏi Speaking ngắn, thiếu mở rộng ý
Nếu bạn thấy mình mắc phải 2–3 điểm trên, đừng vội nản. Hãy tiếp tục đọc để biết cách khắc phục từng lỗi.
2. Cách tự học IELTS từ 5.0 lên 7.0 trong 6 tháng
Tăng từ band 5.0 lên 7.0 không chỉ cần học chăm chỉ hơn mà còn đòi hỏi một chiến lược rõ ràng, từng bước có định hướng. Dưới đây là lộ trình 6 tháng chia thành 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn kéo dài 2 tháng, giúp bạn từng bước nâng trình độ từ vững nền tảng đến làm chủ bài thi thật.

2.1. Giai đoạn 1: Củng cố nền tảng (Tháng 1–2)
Giai đoạn đầu tiên không dành để “học lại từ đầu”, mà để rèn luyện, mài dũa những gì bạn đã biết – và xây chắc nền móng cần thiết cho các kỹ năng tiếng Anh khó hơn sau này. Đây cũng là thời điểm để bạn hình thành thói quen học đều và xác lập mục tiêu rõ ràng.
Mục tiêu chính:
- Nâng độ chính xác ngữ pháp thường dùng
- Tăng vốn từ vựng học thuật theo chủ đề
- Cải thiện phát âm rõ ràng, nhấn âm đúng
- Tạo thói quen học ổn định và có hệ thống
Kế hoạch học cụ thể:
- Ngữ pháp:
- Ôn lại các thì chính, câu điều kiện, mệnh đề quan hệ
- Tập viết câu ghép/ phức, dùng liên từ hợp lý
- Làm bài tập có sửa chi tiết, tránh học sai sót kéo dài
- Từ vựng:
- Học 30 cụm Academic Collocations mỗi tuần (ví dụ: “play a key role” (đóng vai trò chính), “pose a threat” (tạo nên mối đe dọa), etc.)
- Đặt câu ứng dụng theo 3 chủ đề quen thuộc mỗi tuần (e.g. Environment, Technology, Work)
- Phát âm:
- Luyện tập theo bảng IPA
- Ghi âm – đối chiếu với các từ điển tiếng Anh
- Luyện nối âm, giảm âm qua đoạn hội thoại thực tế
2.2. Giai đoạn 2: Ôn tập theo dạng bài (Tháng 3–4)
Sau khi đã có nền tảng ổn định, bạn sẽ bước vào giai đoạn rèn kỹ năng theo dạng bài. Mục tiêu chính lúc này là làm quen và thành thạo các dạng bài IELTS, từ đó xây dựng phản xạ tốt và chiến lược làm bài hiệu quả cho từng kỹ năng.
Mục tiêu chính:
- Hiểu và luyện từng dạng bài trong đề IELTS
- Nâng phản xạ làm bài và khả năng phát triển ý
Kế hoạch học cụ thể:
- Listening:
- Mỗi tuần tập trung 1–2 dạng: Multiple Choice, Form/ Table Completion…
- Sau mỗi bài → nghe lại transcript → highlight keyword, nhận diện cách bẫy
- Luyện shadowing theo từng đoạn dài cỡ 45–60 giây mỗi ngày
- Reading:
- Làm đề theo dạng (e.g. True/False/Not Given, Matching Headings…)
- Tập kỹ năng scanning & skimming
- Học cách xác định synonyms trong câu hỏi – đoạn văn
- Writing:
- Tập viết bài Task 2 với khung logic: intro – 2 body – conclusion
- Viết đoạn 3–5 câu có topic sentence + ví dụ cụ thể
- Học 10 cấu trúc câu học thuật & linking words mỗi tuần
- Speaking:
- Luyện Speaking Part 2 theo dạng: kể lại trải nghiệm, mô tả người – vật – sự kiện
- Ghi âm → phân tích độ trôi chảy, phát âm, logic triển khai
- Mỗi tuần học 1 chủ đề + 5 idioms phù hợp chủ đề đó
2.3. Giai đoạn 3: Luyện đề thi thật & điều chỉnh chiến lược (Tháng 5–6)
Đây là lúc bạn “nâng cấp” toàn bộ kỹ năng đã rèn trước đó, đồng thời làm quen với áp lực thời gian và tiêu chuẩn chấm điểm thật. Mục tiêu của giai đoạn này là thi thử, sửa lỗi thường gặp và tối ưu chiến lược làm bài cho ngày thi chính thức.
Mục tiêu chính:
- Làm đề full test để cải thiện phản xạ thi thật
- Tổng hợp lỗi, điều chỉnh chiến lược cá nhân
- Tăng tốc độ làm bài
Kế hoạch học cụ thể:
- Làm đề:
- Mỗi tuần 2 đề full (Listening – Reading – Writing)
- Ghi kết quả từng kỹ năng vào bảng theo dõi
- Phân tích lỗi theo nhóm → sửa lại dạng bài yếu
- Speaking nâng cao:
- Tập trả lời các câu hỏi ở Speaking Part 3 sao cho có chiều sâu, có logic và mạch lạc
- Luyện paraphrase và cụm từ chuyển ý (e.g. “From my perspective…”, “That being said…”)
- Viết nâng cao:
- Luyện triển khai body paragraph rõ ràng, có dẫn chứng logic
- Viết lại các bài đã làm sai → sửa theo rubric IELTS
- Học cụm collocations cho các chủ đề nâng cao (e.g. climate change, online education)
3. Chiến lược tự học IELTS từ 5.0 lên 7.0 theo từng kỹ năng hiệu quả
Dù bạn theo lộ trình nào, việc tự học hiệu quả phụ thuộc rất nhiều vào cách bạn xử lý từng kỹ năng. Không phải cứ “luyện đề thật nhiều” là đủ — mà là phải học đúng dạng bài, đúng kỹ thuật, và biết sửa đúng lỗi của mình.
Phần này sẽ giúp bạn xây dựng phương pháp học cụ thể cho từng kỹ năng, phù hợp với người đang ở band 5.0–6.0 và muốn tiến tới band 7.0.
3.1. Listening – Luyện nghe có mục tiêu
Người học ở mức 5.0 thường nghe để “làm quen”, nhưng để đạt band 7.0, bạn cần luyện để tăng khả năng nghe chi tiết, bắt keyword và xử lý dạng bài.
Chiến lược học cụ thể:
- Nghe từng đoạn nhỏ (1–2 phút) → nghe nhiều lần, phân tích nội dung → hiểu sâu, không chỉ đoán ý
- Chép chính tả (dictation): chọn một đoạn ngắn → ghi lại toàn bộ → so với script → highlight lỗi nhận âm
- Shadowing: nghe – nhái lại – ghi âm → đối chiếu bản gốc → sửa phát âm và ngữ điệu
- Làm đề theo từng section nhỏ (Cambridge 12–18): mỗi tuần 2 section → phân tích lỗi sai theo dạng bài
Học đều nhưng không xem lại transcript là học sai. Listening nên gắn liền với phân tích transcript và nhận diện bẫy.
3.2. Reading – Kỹ thuật đọc nhanh, hiểu sâu và đúng trọng tâm
Reading là kỹ năng có thể tăng điểm nhanh nếu bạn luyện đúng dạng bài và phát triển tư duy đọc học thuật.
Chiến lược học cụ thể:
- Đọc câu hỏi trước đoạn văn: luyện tư duy scanning
- Làm bài theo dạng: mỗi tuần 1–2 dạng (e.g. TFNG, Matching Heading, Summary Completion)
- Gạch từ khóa câu hỏi → tìm từ/cụm từ đồng nghĩa trong bài đọc
- Sau mỗi bài: viết lại nội dung từng đoạn bằng 1–2 câu tóm tắt
- Phân tích sai lầm: sai vì hiểu sai hay vì không đọc kỹ?
Kỹ năng đọc hiệu quả là sự kết hợp giữa kỹ thuật và vốn từ – học cách “đọc có chiến lược” sẽ giúp bạn tiết kiệm 5–10 phút mỗi bài.
3.3. Writing – Viết cho đúng
Viết nhiều không bằng viết đúng. Nếu bạn cứ viết cả bài mà không có người sửa, bạn sẽ khó cải thiện. Thay vào đó, hãy luyện kỹ từng phần.
Chiến lược học cụ thể:
- Bắt đầu từ viết đoạn thân bài (body paragraph) → tập trung vào 1 ý chính, 1 ví dụ
- Viết mở bài theo công thức paraphrase + opinion (nếu cần)
- Sử dụng mẫu câu học thuật: “There is growing concern that…”, “It is widely believed that…”
- Học cách nối ý bằng cohesive devices: firstly, in contrast, on the other hand, as a result…
- Viết lại bài cũ sau 1 tuần → so với bài mới → so sánh tiến bộ
Nên viết ít nhưng có phân tích và phản hồi. Dành 30 phút viết – 15 phút để sửa.
Nếu bạn gặp khó khăn trong giai đoạn ôn tập cuối hoặc muốn có người hướng dẫn để tăng cơ hội đạt kết quả tốt nhất, đừng ngần ngại tham khảo khóa học IELTS 7.0 tại Vietop để nhận được chiến lược học cá nhân hóa và phản hồi chuyên sâu từ giảng viên có kinh nghiệm.
3.4. Speaking – Luyện phản xạ nhanh, diễn đạt tự nhiên và có chiều sâu
Speaking là kỹ năng nhiều người ngại luyện nhất khi học một mình, nhưng nếu bạn biết cách khai thác, nó là kỹ năng dễ tiến bộ nhất.
Chiến lược học cụ thể:
- Ghi âm bản thân trả lời các câu hỏi Speaking Part 1 hằng ngày: 3–5 câu mỗi ngày → nghe lại → chấm điểm theo 4 tiêu chí IELTS
- Luyện Speaking Part 2 bằng cách lập dàn ý trước, rồi nói đầy đủ 2 phút
- Tập paraphrase câu hỏi và từ vựng trong câu trả lời
- Xây bộ từ theo chủ đề: mỗi tuần học 1 chủ đề + 5 idioms (e.g. education, work, technology)
- Giao tiếp phản xạ bằng flashcard tình huống hoặc các Speaking App
Bạn không cần phát âm như người bản xứ – nhưng bạn cần nói rõ ràng, đúng trọng âm và tránh ngập ngừng.
Xem thêm:
- Cách luyện IELTS Listening Band 7 trong 6 tháng hiệu quả
- Mẹo làm dạng bài Summary Completion IELTS Reading hiệu quả
- Cách đạt IELTS Speaking band 6.5 cho người mất gốc: Kế hoạch luyện 6 tháng cụ thể
- Chiến lược đạt band 7.5 IELTS Writing trong 5 tháng: Lộ trình chi tiết
- Bài mẫu topic education – IELTS Speaking part 1, 2, 3
4. Duy trì động lực: Làm sao tự học IELTS từ 5.0 lên 7.0 đều trong 6 tháng mà không bỏ cuộc?
Tự học IELTS trong 6 tháng nghe có vẻ dài, và thực tế là nhiều người không dừng lại vì quá khó, mà vì không giữ được nhịp học lâu dài. Bạn có thể khởi đầu rất hăng hái, nhưng sau 3 tuần lại dễ rơi vào cảm giác mất hứng, chán nản, hoặc “có vẻ không tiến bộ gì”.
Dưới đây là những cách giúp bạn duy trì động lực tự học IELTS từ 5.0 lên 7.0 xuyên suốt 6 tháng, không để gãy nhịp giữa chừng.

4.1. Thiết lập mục tiêu rõ ràng theo tuần – không chỉ theo tháng
Nếu bạn chỉ đặt mục tiêu “Tháng này luyện Reading”, bạn sẽ dễ bị mất phương hướng. Thay vào đó, hãy chia nhỏ thành từng tuần – mỗi tuần chỉ làm một dạng cụ thể, một nội dung rõ ràng.
Ví dụ:
Tuần | Mục tiêu cụ thể |
Tuần 1 | Luyện Reading dạng TFNG + 3 bài Listening Part 2 |
Tuần 2 | Viết 2 bài Task 2 + học 30 cụm từ academic |
Tuần 3 | Speaking Part 2 theo chủ đề Education + shadowing Listening |
Tuần 4 | Làm đề full test + tổng hợp lỗi Reading – Writing |
Việc “check” mục tiêu mỗi tuần giúp bạn luôn có cảm giác hoàn thành – và không bị loay hoay vì mục tiêu quá lớn.
4.2. Theo dõi tiến trình học để thấy được sự tiến bộ
Động lực đến từ cảm giác “tôi đang tốt lên mỗi tuần”, không phải “tôi đã học 5 tiếng hôm nay”. Bạn cần có nơi để theo dõi sự tiến bộ thật sự.
Cách làm hiệu quả:
- Dùng Google Sheet, Notion, hoặc đơn giản là cuốn sổ tay
- Ghi lại mỗi bài đã làm, điểm số, loại lỗi chính, cảm nhận sau khi học
- Mỗi cuối tuần dành 15 phút để đọc lại → ghi nhận sự cải thiện hoặc điều chỉnh lộ trình
Có dữ liệu rõ ràng về tiến bộ sẽ giúp bạn tự tin tiếp tục – thay vì học theo cảm tính.
4.3. Luân phiên kỹ năng để học không bị chán
Đừng học mãi một kỹ năng – bạn sẽ mệt và dễ chán. Hãy xoay vòng kỹ năng học trong tuần để tránh bị nản.
Ví dụ:
- Thứ 2 – 4: Listening + Reading
- Thứ 3 – 5: Writing + Speaking
- Thứ 6: học từ vựng + xem chương trình tiếng Anh ưa thích của bạn
- Cuối tuần: làm đề hoặc nghỉ tùy theo tiến độ
Điều này giúp bạn rèn kỹ năng toàn diện mà vẫn có cảm giác đổi mới liên tục.
5. Những lỗi khiến bạn mãi không tăng điểm (và cách sửa)
Dù bạn có học chăm chỉ đến đâu, một số lỗi trong lúc luyện thi sẽ khiến bạn kẹt mãi ở band 5.5–6.0. Tệ hơn, bạn có thể không nhận ra mình đang mắc phải, vì nó quá “quen thuộc”.
Đây là 5 lỗi phổ biến nhất mà người học tự học IELTS thường gặp — kèm cách sửa rõ ràng.
5.1. Làm đề mà không phân tích lỗi
Vấn đề: Làm đề Listening, Reading, Writing… xong là quên. Không ghi lại mình sai gì, vì sao sai → lỗi lặp lại mãi.
Cách sửa:
- Sau mỗi đề → ghi lỗi ra sổ: sai từ vựng, sai dạng bài, sai vì đọc lướt, thiếu phân tích đề…
- Tạo “checklist lỗi cá nhân” → mỗi tuần chọn 1 lỗi hay gặp để luyện lại
- Với Writing: viết lại đoạn chứa lỗi, dùng cấu trúc/cách diễn đạt đúng hơn
5.2. Viết hoặc nói mà không được phản hồi
Vấn đề: Viết 10 bài Task 2 hoặc ghi âm Speaking Part 2 liên tục – nhưng không ai góp ý → bạn không biết mình tiến bộ hay lặp lại lỗi.
Cách sửa:
- Sử dụng Grammarly cho Writing, hoặc app như ELSA cho Speaking
- Đổi bài chấm chéo với bạn cùng học
- Mỗi tuần chọn 1 bài đã viết → tự viết lại sau 5 ngày → so sánh phiên bản 1 & 2
5.3. Luyện đề sai cách
Vấn đề: Làm đề Cambridge từ 12 đến 18… nhưng luôn bấm dừng, xem đáp án giữa chừng, làm không đủ thời gian → không có phản xạ thật.
Cách sửa:
- Làm đề đúng thời gian, không dừng, không xem script
- Chỉ làm lại đề sau 7–10 ngày, khi đã “quên” đáp án cũ
- Ghi điểm từng lần làm để so sánh tiến bộ
5.4. Học theo cảm hứng, không có hệ thống
Vấn đề: Hôm nay học Writing, mai học Speaking, bữa sau thấy video YouTube hay thì nghe, không có lịch cụ thể.
Cách sửa:
- Lên lịch học rõ: thứ nào học gì, thời gian bao lâu
- Cuối tuần review lại: học đúng chưa, có gì cần đổi?
- Ghi lại bài đã học → tránh học lại bài cũ hoặc học lan man
6. Kết luận
Việc tự học IELTS từ 5.0 lên 7.0 trong 6 tháng không phải chuyện đơn giản, nhưng hoàn toàn khả thi nếu bạn có một lộ trình rõ ràng và học đúng cách. Bạn không cần “cày” 6 tiếng mỗi ngày hay học toàn từ ngữ hàn lâm — điều quan trọng là bạn hiểu mình cần cải thiện kỹ năng nào, sửa lỗi ra sao, và duy trì được thói quen học đều đặn.
Tăng 2 band điểm là cả một hành trình. Nó không chỉ đòi hỏi bạn luyện đề, mà còn cần bạn học cách phân tích, tự phản biện và nâng dần tư duy ngôn ngữ của mình. Và chính quá trình đó mới là điều giúp bạn tiến bộ thật sự, không chỉ trong kỳ thi mà cả trong cách sử dụng tiếng Anh về lâu dài.
Nếu bạn cảm thấy cần người đồng hành để hướng dẫn cụ thể hơn, giúp bạn sửa bài kỹ, hoặc đơn giản là hỗ trợ bạn giữ đúng tiến độ mỗi tuần, Vietop English luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn trên hành trình này.
Chúc bạn ôn tập hiệu quả và sớm chinh phục mục tiêu IELTS 7.0!