Banner back to school 3

Câu điều kiện loại 3 là gì? Cách dùng cấu trúc và bài tập if loại 3 chi tiết

Cố vấn học thuật

GV. Nguyễn Huy Hoàng - Overall

GV tại IELTS Vietop.

Câu điều kiện loại 3 là một trong những dạng bài tập phổ biến trong các bài kiểm tra và bài thi. Nếu không nắm chắc kiến thức, người học sẽ dễ nhầm lẫn câu điều kiện loại 3 với các dạng câu điều kiện loại 1, loại 2. Vậy để giúp bạn giải quyết các vấn đề này, mình đã tổng hợp các nội dung như sau: 

  • Câu điều kiện loại 3 là gì? Cấu trúc, cách sử dụng.
  • Các dạng biến thể của câu điều kiện loại 3.
  • Phân biệt câu điều kiện loại 3 với các cấu trúc tương tự.

Cùng mình theo dõi ngay nhé!

Nội dung quan trọng
– Câu điều kiện loại 3, hay còn gọi là câu điều kiện giả định quá khứ, được sử dụng để diễn tả một tình huống giả định không có thật trong quá khứ.
– Cấu trúc: If + S + had + V (cột 3/ PP), S + would/ could + have + V (cột 3/ PP)
– Cấu trúc đảo ngữ: Had + S + V(cột 3/ PP), S + would/ could + have + V (cột 3/ PP)
– Cách dùng:
+ Diễn tả sự việc/ hành động không xảy ra hoặc không có thật trong quá khứ.
+ Thể hiện sự hối hận về một hành động đã xảy ra trong quá khứ.
+ Dùng để phê bình một lỗi sai của ai đó.
+ Dùng might diễn tả sự việc có thể xảy ra trong quá khứ nhưng không chắc chắn.
+ Dùng could diễn tả sự việc đủ điều kiện xảy ra trong quá khứ.

    1. Câu điều kiện loại 3 là gì? Conditional type 3

    Câu điều kiện loại 3, hay còn gọi là câu điều kiện giả định quá khứ, được sử dụng để diễn tả một tình huống giả định không có thật trong quá khứ. Nói cách khác, câu điều kiện loại 3 thể hiện sự tiếc nuối hoặc hối tiếc về một điều gì đó đã không xảy ra trong quá khứ.

    Câu điều kiện loại 3 là gì Conditional type 3
    Câu điều kiện loại 3 là gì? Conditional type 3

    If loại 3 cũng giống như các loại câu điều kiện khác đó chính là bao gồm mệnh đề điều kiện và mệnh đề kết quả, trong đó mệnh đề điều kiện chính là mệnh đề if và mệnh đề kết quả là mệnh đề chính. Hai mệnh đề này có thể hoán đổi với nhau trong câu mà không làm thay đổi nghĩa.

    E.g.:

    • If I had studied harder, I would have passed the exam. (Nếu tôi học chăm chỉ hơn, tôi đã đỗ kỳ thi.)
    • If she had taken the train, she wouldn’t have been stuck in traffic. (Nếu cô ấy đi tàu, cô ấy đã không bị kẹt xe.)
    • If I had known it was going to rain, I would have brought an umbrella. (Nếu tôi biết trời sắp mưa, tôi đã mang theo ô.)

    2. Cấu trúc câu điều kiện loại 3

    Cấu trúc câu điều kiện loại 3 được sử dụng như sau:

    Cấu trúc câu điều kiện loại 3
    Cấu trúc câu điều kiện loại 3
    Cấu trúcVí dụ
    Câu điều kiện loại 3 khẳng địnhIf + S + had + Vpp/ V-ed, S + would/could/ might + have + Vpp/ V-edIf I had knew how to cook, I would have cooked dinner for my family. (Nếu tôi biết nấu ăn, tôi đã nấu bữa tối cho gia đình.)
    If I had learned English earlier, I would have been able to communicate better with foreigners. (Nếu tôi học tiếng Anh sớm hơn, tôi đã có thể giao tiếp tốt hơn với người nước ngoài.)
    Câu điều kiện loại 3 phủ địnhIf + S + had + (not) + Vpp/ V-ed, S + would/ could/ might (not) + have + Vpp/ V-edIf I hadn’t studied hard, I wouldn’t have passed the exam. (Nếu tôi không học chăm chỉ, tôi sẽ không đỗ kỳ thi.)
    If she hadn’t taken the train, she would have been stuck in traffic. (Nếu cô ấy không đi tàu, cô ấy đã bị kẹt xe.)

    Lưu ý:

    Như chúng ta đã biết thì ‘d là viết tắt của hai từ “would” và “had”. Tuy nhiên, nếu trong mệnh đề if của câu điều kiện loại 3 xuất hiện từ viết tắt ‘d thì có nghĩa là “had” chứ không phải là “would”.

    3. Cách dùng câu điều kiện loại 3 

    Để hiểu rõ hơn về cách ứng dụng câu điều kiện loại 3, bạn có thể tham khảo các phần sau:

    3.1. Diễn tả sự việc/ hành động không xảy ra hoặc không có thật trong quá khứ

    Dùng câu điều kiện loại 3 để diễn tả sự việc hành động không xảy ra hoặc không có thật trong quá khứ
    Dùng câu điều kiện loại 3 để diễn tả sự việc hành động không xảy ra hoặc không có thật trong quá khứ

    E.g.:

    • If I had known the truth, I wouldn’t have believed him. (Nếu tôi biết sự thật, tôi đã không tin anh ta.)
    • If he had brought his umbrella, he wouldn’t have gotten wet. (Nếu anh ấy mang theo ô, anh ấy đã không bị ướt.)
    • If they had booked the tickets earlier, they would have gotten better seats. (Nếu họ đặt vé sớm hơn, họ đã có chỗ ngồi tốt hơn.)

    3.2. Thể hiện sự hối hận về một hành động đã xảy ra trong quá khứ

    Dùng câu điều kiện loại 3 để thể hiện sự hối hận về một hành động đã xảy ra trong quá khứ

    E.g:

    • If I had apologized to her, we might still be friends. (Nếu tôi đã xin lỗi cô ấy, chúng tôi có thể vẫn còn là bạn.)
    • If they had taken care of the dog, it wouldn’t have run away. (Nếu họ chăm sóc con chó, nó đã không chạy mất.)
    • If I had taken the job offer, I would have moved to New York. (Nếu tôi nhận lời mời làm việc, tôi đã chuyển đến New York.)

    3.3. Dùng để phê bình một lỗi sai của ai đó

    Dùng câu điều kiện loại 3 để phê bình một lỗi sai của ai đó
    Dùng câu điều kiện loại 3 để phê bình một lỗi sai của ai đó

    E.g.:

    • If you had paid attention in class, you would have understood the lesson. (Nếu bạn chú ý trong lớp, bạn đã hiểu bài học.)
    • If you had followed the instructions, you wouldn’t have made mistakes. (Nếu bạn làm theo hướng dẫn, bạn đã không mắc lỗi.)
    • If you had been more careful, you wouldn’t have broken the vase. (Nếu bạn cẩn thận hơn, bạn đã không làm vỡ bình hoa.)

    3.4. Dùng might diễn tả sự việc có thể xảy ra trong quá khứ nhưng không chắc chắn

    Dùng “might” diễn tả sự việc có thể xảy ra trong quá khứ nhưng không chắc chắn
    Dùng “might” diễn tả sự việc có thể xảy ra trong quá khứ nhưng không chắc chắn
    • If I had had more time, I might have finished the project. (Nếu tôi có nhiều thời gian hơn, tôi có thể đã hoàn thành dự án.)
    • If she had taken a different route, she might have avoided the accident. (Nếu cô ấy đi theo một con đường khác, cô ấy có thể đã tránh được tai nạn.)
    • If I had known it was going to rain, I might have brought an umbrella. (Nếu tôi biết trời sắp mưa, tôi có thể đã mang theo ô.)

    3.5. Dùng could diễn tả sự việc đủ điều kiện xảy ra trong quá khứ

    Dùng “could” diễn tả sự việc đủ điều kiện xảy ra trong quá khứ
    Dùng “could” diễn tả sự việc đủ điều kiện xảy ra trong quá khứ

    E.g.:

    • If I could have gone back in time, I would have changed many things. (Nếu tôi có thể quay ngược thời gian, tôi đã thay đổi nhiều thứ.)
    • If she could have spoken the language, she would have had more opportunities. (Nếu cô ấy có thể nói ngôn ngữ đó, cô ấy đã có nhiều cơ hội hơn.)
    • If I could have had a superpower, I would have chosen the ability to fly. (Nếu tôi có thể có một siêu năng lực, tôi sẽ chọn khả năng bay.)

    Xem thêm:

    4. Cấu trúc đảo ngữ của câu điều kiện loại 3

    Cấu trúc: Had + S1 + (not) + V3/ Ved, S2 + would/ could + have + (not) + V3/ Ved

    Cách dùng: Cấu trúc đảo ngữ của câu điều kiện loại 3 được sử dụng để nhấn mạnh mệnh đề điều kiện hoặc làm cho câu văn thanh lịch hơn. Cấu trúc này không thay đổi ý nghĩa của câu so với cấu trúc thông thường.

    Cấu trúc đảo ngữ của câu điều kiện loại 3
    Cấu trúc đảo ngữ của câu điều kiện loại 3

    E.g.:

    If Peter had had a stronger health, he might have won the running competition. (Nếu Peter có một sức khỏe tốt hơn, anh ấy có thể đã thắng cuộc thi chạy.)

    => Had Peter had a stronger health, he might have won the running competition.

    Xem thêm: Đảo ngữ câu điều kiện: cấu trúc và bài tập vận dụng có đáp án

    5. Phân biệt câu điều kiện loại 3 với các dạng câu khác

    Mặc dù có cách dùng khác nhau nhưng do cấu trúc khá tương tự nên người học vẫn thường nhầm lẫn câu điều kiện loại 3 với các dạng câu khác. Dưới đây là cách phân biệt cụ thể:

    5.1. Phân biệt would và had trong câu điều kiện if loại 3

    Phân biệt would và had trong câu điều kiện if loại 3
    Phân biệt would và had trong câu điều kiện if loại 3
    Would trong câu điều kiện loại 3Had trong câu điều kiện loại 3
    Vị trí trong câuNằm khác vế với ifNằm ở vế if
    Cấu trúcS would/ could have + V3/ VedS + have (not) + V3 /Ved
    Ví dụShe would have stopped. (Cô ấy đã dừng lại.)
    They would have avoided the mistake. (Họ đã tránh được sai lầm.)
    If she had seen the sign. (Nếu cô ấy thấy biển báo.)
    If they had taken the advice. (Nếu họ nghe teo lời khuyên.)

    5.2. Phân biệt câu điều kiện loại 2 và 3

    Phân biệt câu điều kiện loại 2 và 3
    Phân biệt câu điều kiện loại 2 và 3
    Câu điều kiện loại 2Câu điều kiện loại 3
    Cấu trúcIf + S + V2/ Ved, S + would/ could + V (bare infinitive)If + S + had + V3/ Ved, S + would/ could + have + V3/ Ved
    Cách dùngĐề cập đến hiện tại hoặc tương lai (không có thật hoặc khó xảy ra).Đề cập đến quá khứ (điều không có thật hoặc đã không xảy ra).
    Ví dụIf I had more time, I would travel more. (Nếu tôi có nhiều thời gian hơn, tôi sẽ đi du lịch nhiều hơn.)If they had left earlier, they would have avoided the traffic jam. (Nếu họ rời đi sớm hơn, họ đã tránh được tắc đường.)

    5.3. Phân biệt câu điều kiện loại 3 và hỗn hợp

     Phân biệt câu điều kiện loại 3 và hỗn hợp
     Phân biệt câu điều kiện loại 3 và hỗn hợp
    Câu điều kiện hỗn hợpCâu điều kiện loại 3
    Cấu trúcIf + S + had + V3/ Ved, S + would/ could + V (bare infinitive)If + S + had + V3/ Ved, S + would/ could + have + V3/ Ved
    Cách dùngDiễn tả một tình huống trong quá khứ ảnh hưởng đến hiện tại hoặc ngược lại.Đề cập đến quá khứ (điều không có thật hoặc đã không xảy ra).
    Ví dụIf they had invested in stocks, they would be rich now. (Nếu họ đầu tư vào cổ phiếu, họ đã giàu có bây giờ.)If he had listened to his parents, he would have graduated last year.(Nếu anh ấy nghe lời cha mẹ, anh ấy đã tốt nghiệp năm ngoái.)

    6. Một số biến thể trong 2 mệnh đề của câu điều kiện loại 3

    Trong một số trường hợp, câu điều kiện loại 3 cũng được dùng với một cách khác theo các biến thể sau:

    6.1. Trong mệnh đề chính

    Cấu trúc: If + S + had + been + V-ing, S + would/ could + have + PII

    Cách dùng: Diễn tả kết quả trái ngược với thực tế nếu hành động/ sự việc trong mệnh đề điều kiện tiếp tục diễn ra. Thường dùng để nhấn mạnh tính tiếp diễn của hành động/ sự việc trong quá khứ.

    E.g.:

    • If I had been studying harder, I would have passed the exam. (Nếu tôi đã học tập chăm chỉ hơn, tôi đã đỗ kỳ thi.)
    • If she had been paying attention, she would have understood the lesson. (Nếu cô ấy đã chú ý, cô ấy đã hiểu bài học.)

    6.2. Trong mệnh đề if

    Cách dùng: Dùng khi hành động/ sự việc trong mệnh đề điều kiện chỉ xảy ra một lần trong quá khứ.

    Cấu trúcVí dụ
    If + S + had + been + V-ing, S + would/ could + have + PIIIf I had been going to the library, I would have borrowed the book. (Nếu tôi đã đến thư viện, tôi đã mượn cuốn sách.)
    If + S + had + PII, S + would/ could + V-infIf I had listened to my mother, I wouldn’t be in this mess. (Nếu tôi nghe lời mẹ, tôi đã không lâm vào cảnh khốn khổ này.)

    7. Bài tập câu điều kiện loại 3

    Như vậy, qua những kiến thức trên, bạn đã nắm được lý thuyết về câu điều kiện loại 3. Để chắc chắn hiểu rõ hơn về cấu trúc này, hãy cùng mình thực hành thêm các bài tập câu điều kiện loại 3 sau nhé!

    • Bài tập điền vào chỗ trống.
    • Bài tập chọn đáp án đúng.
    • Bài tập viết lại câu.
    Tổng hợp kiến thức câu điều kiện loại 3
    Tổng hợp kiến thức câu điều kiện loại 3

    Exercise 1: Fill in the blank

    (Bài tập 1: Điền vào chỗ trống)

    1. If I ………. (know) that the meeting had been canceled, I ………. (not come).
    2. If she ………. (have) more time, she ………. (travel) around the world.
    3. We ………. (book) a cabin if they ………. (not be) so expensive.
    4. If he ………. (not follow) my instructions, the project ………. (not succeed).
    5. If she ………. (tell) me that he never paid his debts, I ………. (not lend) him the money.
    1. had known, wouldn’t have come

    => Giải thích: Người nói không biết cuộc họp đã bị hủy nên đã đến văn phòng. Nội dung câu nói rằng nếu biết trước điều này, người nói đã ko đến văn phòng (trái ngược với quá khứ).

    1. had had, would have traveled

    => Giải thích: Nội dung câu diễn tả việc không xảy ra trong quá khứ (cô ấy có thời gian) nên dùng câu điều kiện loại 3.

    1. would have booked, hadn’t been

    => Giải thích: Nội dung câu diễn tả việc không xảy ra trong quá khứ (những chiếc cabin có giá rẻ) nên dùng câu điều kiện loại 3.

    1. hadn’t followed, wouldn’t have succeeded

    => Giải thích: Nội dung câu muốn diễn tả sự hối tiếc vì đã không theo dõi hướng dẫn nên dùng cấu trúc câu điều kiện loại 3.

    1. had told, wouldn’t have lent

    => Giải thích: Nội dung câu muốn diễn tả sự hối tiếc vì đã cho anh ấy mượn tiền nên dùng cấu trúc câu điều kiện loại 3.

    Exercise 2: Choose the best answer

    (Bài tập 2: Chọn đáp án đúng nhất)

    1. If I ………. not enough money, I ………. not buy the car.

    • A. hadn’t had/ wouldn’t have bought
    • B. don’t have/ wouldn’t buy
    • C. didn’t have/ wouldn’t have bought
    • D. haven’t had/ wouldn’t buy

    2. If she ………. harder, she ………. pass the exam.

    • A. studies/ would have passed
    • B. studies/ would pass
    • C. had studied/ would have pass
    • D. had studied/ would have passed

    3. They ………. not get lost if they ………. a map.

    • A. don’t get/ have
    • B. wouldn’t have gotten/ had had
    • C. wouldn’t have gotten/ had
    • D. don’t get/ had

    4. If it ………. not rain, we ………. go to the beach.

    • A. hadn’t rained/ would have go
    • B. doesn’t rain/ would go
    • C. hadn’t rained/ would have gone
    • D. doesn’t rain/ would have gone

    5. If I ………. you were coming, I ………. bake a cake.

    • A. know/ would have baked
    • B. know/ would bake
    • C. had known/ would have bake
    • D. had known/ would have baked
    Đáp ánGiải thích
    1. ANội dung nói đến sự việc không có thật ở quá khứ nên dùng câu điều kiện loại 3.
    2. DNội dung nói đến sự việc không có thật ở quá khứ (cô ấy học hành chăm chỉ) nên dùng câu điều kiện loại 3.
    3. BNội dung nói đến việc hối tiếc vì đã làm mất chìa khóa trong quá khứ nên dùng cấu trúc câu điều kiện loại 3.
    4. CNội dung nói đến sự việc không có thật ở quá khứ (trong quá khứ, trời đã mưa) nên dùng câu điều kiện loại 3.
    5. DNội dung nói đến việc hối tiếc vì đã không biết người bạn của mình đến nên dùng cấu trúc câu điều kiện loại 3.

    Exercise 3: Rewrite the sentences

    (Bài tập 3: Viết lại các câu sau sử dụng cấu trúc câu điều kiện loại 3.)

    1. I didn’t know the answer, so I couldn’t help him.
    2. She didn’t study for the exam, so she failed it.
    3. They didn’t have enough money, so they couldn’t go on vacation.
    4. I didn’t see the sign, so I got lost.
    5. She didn’t tell me the truth, so I didn’t believe her.
    1. If I had known the answer, I would have helped him.

    => Giải thích: Nội dung nói đến việc người nói không biết câu trả lời nên không thể giúp anh ấy. Vì vậy, người nói mong biết câu trả lời để giúp anh ấy (không có thực ở quá khứ)

    1. If she had studied for the exam, she would have passed it.

    => Giải thích: Nội dung nói đến việc cô ấy đã không học bài ở quá khứ nên dẫn đến việc không biết làm bài. Để thể hiện sự hối tiếc, dùng cấu trúc câu điều kiện loại 3.

    1. If they had had enough money, they would have gone on vacation.

    => Giải thích: Nói đến nội dung không có thực trong quá khứ (tiền) nên dùng cấu trúc câu điều kiện loại 3.

    1. If I had seen the sign, I wouldn’t have gotten lost.

    => Giải thích: Nội dung thể hiện sự tiếc nuối vì đã không có dấu hiệu, dẫn đến lạc đường nên dùng câu điều kiện loại 3.

    1. If she had told me the truth, I would have believed her.

    => Giải thích: Nói đến nội dung không có thực trong quá khứ (cô ấy đã không nói thực trong quá khứ) nên dùng cấu trúc câu điều kiện loại 3.

    Xem thêm các bài tập khác:

    8. Kết luận

    Qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về cấu trúc cũng như cách dùng của câu điều kiện loại 3. Tuy nhiên, khi sử dụng, bạn cần lưu ý những điểm sau:

    • Trong câu điều kiện loại 3, ‘d và viết tắt của had.
    • Vị trí của hai mệnh đề trong câu điều kiện loại 3 có thể thay đổi.
    • Có thể sử dụng could have thay cho would have để thể hiện sự khả thi thấp hơn.
    • Câu điều kiện loại 3 thường đi kèm với các từ thể hiện sự tiếc nuối hoặc hối tiếc như wish, only if, if only, I’d rather, I’d sooner.
    • Would không bao giờ xuất hiện trong mệnh đề if và had không bao giờ xuất hiện trong mệnh đề chính mà đứng trước have.

    Hy vọng những chia sẻ này của mình có thể giúp bạn hiểu và vận dụng tốt cấu trúc này vào thực tế. Bên cạnh đó, nếu cần tham khảo thêm bất kỳ kiến thức nào về cấu trúc nào thì xem ngay phần IELTS Grammar nhé!

    Conditionals: Third and mixed: https://learnenglish.britishcouncil.org/grammar/b1-b2-grammar/conditionals-third-mixed – Truy cập ngày 12.08.2024

    Banner launching Moore

    Trang Jerry

    Content Writer

    Tốt nghiệp cử nhân ngành Ngôn ngữ Anh, sở hữu bằng TOEIC 750. Với gần 6 năm kinh nghiệm làm Content Writer trong lĩnh vực giáo dục tại các trung tâm Anh ngữ, luyện thi IELTS và công ty giáo dục …

    Bạn còn thắc mắc về kiến thức này?

    Hãy để lại bình luận, đội ngũ biên tập viên và cố vấn học thuật của IELTS Vietop sẽ giải đáp & giúp bạn hiểu sâu hơn về chủ đề này 😍.

    Bình luận

    [v4.0] Form lộ trình cá nhân hóa

    Học chăm không bằng học đúng

    Hơn 21.220 học viên đã đạt điểm IELTS mục tiêu nhờ vào lộ trình đặc biệt, giúp bạn tiết kiệm 1/2 thời gian ôn luyện. Để lại thông tin ngay!😍

    Nhận tư vấn MIỄN PHÍ
    Hoàn thành mục tiêu IELTS ngay bây giờ!

     

    Vui lòng nhập tên của bạn
    Số điện thoại của bạn không đúng

    Thời gian bạn muốn nhận tư vấn:

    Sáng:
    09h - 10h
    10h - 11h
    11h - 12h
    Chiều:
    14h - 15h
    15h - 16h
    16h - 17h
    Tối:
    17h - 19h
    19h - 20h
    20h - 21h
    Popup back to school 3
    Ảnh giảm lệ phí thi IELTS tại IDP
    Popup giới thiệu học viên