Trong kỳ thi IELTS ngày 16/01/2025, đề thi Writing gồm hai dạng bài quen thuộc: Dạng Table ở Task 1 và dạng Agree-Disagree ở Task 2.
Cụ thể, đề bài như sau:
- Đề IELTS Writing Task 1: The table below shows the changes in the percentage of lawyers choosing jobs in different industries in a specific country from 2001 to 2016. Summarize the information by selecting and reporting the main features, and make comparisons where relevant.
- Đề IELTS Writing Task 2: Pollution and other environmental damage always result from a country developing and becoming richer. These problems cannot be avoided. To what extent do you agree or disagree?
Trong bài giải đề IELTS Writing ngày 16/01/2025, mình sẽ hướng dẫn bạn cách phân tích đề, lập dàn ý chi tiết và áp dụng chiến lược viết hiệu quả để bạn đạt được điểm cao trong bài viết của bạn thông qua các bài mẫu band 5.0+ và 7.5+.
Cùng mình học bài thôi!
1. IELTS Writing Task 1
The table below shows the changes in the percentage of lawyers choosing jobs in different industries in a specific country from 2001 to 2016. Summarize the information by selecting and reporting the main features, and make comparisons where relevant. |
(Bảng dưới đây cho thấy những sự thay đổi trong số phần trăm luật sư chọn công việc trong các ngành nghề khác nhau trong một nước cụ thể từ năm 2001 tới năm 2016. Tóm tắt thông tin bằng cách chọn lọc và báo cáo những điểm chính, và so sánh những chi tiết liên quan.) |
1.1. Bước 1: Phân tích đề
- Dạng biểu đồ: Table
- Topic: Phần trăm luật sư chọn các công việc trong các ngành nghề khác nhau vào năm 2001 và năm 2016.
- Number of factors: N/A
- Time: năm 2001 và năm 2016
- Tense: Các thì quá khứ
- Nhóm dữ liệu: Chia theo 2 nhóm:
- Nhóm 1: Dữ liệu năm 2001
- Nhóm 2: Dữ liệu năm 2016
- => Có 2 đoạn thân bài.
1.2. Bước 2: Lập dàn ý
Introduction: Paraphrase đề bài.
Overview:
- Increase in lawyers working in the private sector and business for both genders.
- Government jobs decreased for men but slightly increased for women.
- “Others” category showed the most significant decline, especially among female lawyers.
Body paragraph 1 (2001) | Body paragraph 2 (2016) |
– Government jobs were the most popular for both men (45%) and women (41%). – “Others” category was the second most common choice (26% of men, 28% of women). – Private sector employment was relatively low (15% for men, 17% for women). – Business sector had the lowest participation (14% for both genders). | – Government sector saw a decline among men (38%) but a slight increase among women (42%). – Private sector grew to 19% (men) and 21% (women). – Business sector remained the same for men (14%) but increased for women (21%). – “Others” category had the biggest drop for women (16%) but a small rise for men (29%). |
1.3. Bước 3: Bài mẫu
1.3.1. Bài mẫu band 5.0+
The table shows the percentage of male and female lawyers working in different industries in a country in 2001 and 2016.
Overall, the number of lawyers in some industries went up, while in others, it went down. Government jobs became less popular for men but more popular for women. More lawyers started working in business and the private sector, while the others category dropped a lot, especially for women.
In 2001, most lawyers worked in government jobs (45% of men and 41% of women). The “others” category was also common, with 26% of men and 28% of women. Fewer lawyers worked in the private sector, with 15% of men and 17% of women. The business sector had the lowest number of lawyers, at 14% for both men and women.
By 2016, fewer men worked in government jobs (38%), but more women did (42%). The private sector grew a little, with 19% of men and 21% of women. The business sector stayed the same for men (14%) but had more women (21%). The “others” category dropped a lot for women (16%) but went up slightly for men (29%).
1.3.2. Bài mẫu band 7.5+
The table illustrates the percentage of male and female lawyers employed in different industries in a particular country in 2001 and 2016.
Overall, there were notable shifts in employment trends over the 15-year period, with an increase in the proportion of lawyers working in the private sector and business, while government jobs declined for men but rose for women. Meanwhile, the others category experienced the most significant reduction, particularly among female lawyers.
In 2001, government positions were the most common choice for both male and female lawyers, accounting for 45% and 41%, respectively. The “others” category was the second most popular, comprising 26% of males and 28% of females. Private sector employment was relatively low, with 15% of male lawyers and 17% of female lawyers opting for this field. The business sector attracted the fewest lawyers, with both genders showing an equal participation rate of 14%.
By 2016, the distribution of lawyers across industries had changed noticeably. The proportion of men working in government jobs fell to 38%, whereas female representation in this sector slightly increased to 42%. Employment in the private sector saw a modest rise, reaching 19% for men and 21% for women. Similarly, the business sector became more attractive, particularly for female lawyers, whose participation increased to 21%, while the percentage for men remained unchanged at 14%. The “others” category exhibited the most dramatic shift, dropping significantly among female lawyers to 16%, while male participation experienced a slight rise to 29%.
1.4. Từ vựng
Từ vựng | Nghĩa |
Employment trend /ɪmˈplɔɪmənt trɛnd/ | (noun phrase) xu hướng việc làm, xu hướng tuyển dụng E.g. The employment trend in recent years shows a shift toward remote work. (Xu hướng việc làm trong những năm gần đây cho thấy sự chuyển dịch sang làm việc từ xa.) |
Proportion /prəˈpɔːrʃən/ | (noun) tỷ lệ, phần E.g. The proportion of students studying online has increased significantly. (Tỷ lệ sinh viên học trực tuyến đã tăng đáng kể.) |
Private sector employment /ˈpraɪvɪt ˈsɛktər ɪmˈplɔɪmənt/ | (noun phrase) việc làm trong lĩnh vực/ khu vực tư nhân E.g. Private sector employment has been growing steadily over the past decade. (Việc làm trong khu vực tư nhân đã tăng trưởng ổn định trong thập kỷ qua.) |
Participation rate /pɑːrˌtɪsɪˈpeɪʃən reɪt/ | (noun phrase) tỷ lệ tham gia E.g. The labor force participation rate has increased due to economic recovery. (Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động đã tăng lên nhờ sự phục hồi kinh tế.) |
Distribution /ˌdɪstrɪˈbjuːʃən/ | (noun) sự phân bổ E.g. The distribution of income across different age groups shows significant disparities. (Sự phân bổ thu nhập giữa các nhóm tuổi khác nhau cho thấy sự chênh lệch đáng kể.) |
Whereas /ˌwɛərˈæz/ | (conjunction) trong khi, trái lại E.g. The government focuses on road expansion, whereas urban planners advocate for better public transport. (Chính phủ tập trung vào việc mở rộng đường, trong khi các nhà quy hoạch đô thị lại ủng hộ giao thông công cộng tốt hơn.) |
Modest rise /ˈmɒdɪst raɪz/ | (noun phrase) sự gia tăng nhẹ, sự tăng trưởng khiêm tốn E.g. The economy experienced a modest rise in employment rates last quarter. (Nền kinh tế đã có một sự gia tăng nhẹ trong tỷ lệ việc làm vào quý trước.) |
1.5. Cấu trúc
1.5.1. Mệnh đề quan hệ
S + V + C, whose + S’ + V’ + C’ |
E.g. Similarly, the business sector became more attractive, particularly for female lawyers, whose participation increased to 21%.
(Tương tự, lĩnh vực kinh doanh trở nên hấp dẫn hơn, đặc biệt là đối với các nữ luật sư, những người có tỷ lệ tham gia tăng lên 21%.)
- Mệnh đề chính: “The business sector became more attractive, particularly for female lawyers”
- Mệnh đề quan hệ: “whose participation increased to 21%.”
=> Mệnh đề quan hệ bắt đầu bằng đại từ quan hệ chỉ sự sở hữu “whose”, bổ sung thêm thông tin về tỷ lệ tham gia ở trong lĩnh vực doanh nghiệp cho đối tượng “female lawyers” ở mệnh đề chính.
1.5.2. Câu ghép sử dụng “whereas”
S1 + V1 + C1 + whereas + S2 + V2 + C2 |
E.g. The proportion of men working in government jobs fell to 38%, whereas female representation in this sector slightly increased to 42%.
(Tỷ lệ nam giới làm việc trong các công việc chính phủ giảm xuống còn 38%, trong khi đó, tỷ lệ nữ giới trong lĩnh vực này tăng nhẹ lên 42%.)
- Mệnh đề độc lập 1: “The proportion of men working in government jobs fell to 38%”
- Mệnh đề độc lập 2: “whereas female representation in this sector slightly increased to 42%.”
=> Hai mệnh đề độc lập trong câu được nối với nhau bằng từ nối “whereas”, có chức năng diễn tả ý nghĩa tương phản giữa hai mệnh đề.
Xem thêm:
- [ACE THE TEST] Giải đề IELTS Writing ngày 11/01/2025
- [ACE THE TEST] Giải đề IELTS Writing ngày 04/01/2025
- Tổng hợp đề thi IELTS Writing 2025 kèm bài mẫu chi tiết – Cập nhật liên tục
2. IELTS Writing Task 2
Pollution and other environmental damage always result from a country developing and becoming richer. These problems cannot be avoided. To what extent do you agree or disagree? |
(Sự ô nhiễm và những thiệt hại cho môi trường khác luôn bắt nguồn từ một đất nước đang phát triển và đang trở nên giàu hơn. Những vấn đề này là không thể tránh khỏi. Bạn đồng ý hay không đồng ý tới mức nào?) |
2.1. Bước 1: Phân tích đề
- Dạng bài: Agree – Disagree
- Từ khóa: Pollution, other environmental damage, always result from, a country developing and becoming richer, problems, cannot be avoided, to what extent, agree or disagree.
- Phân tích yêu cầu: Dạng bài Agree – Disagree, nhưng đề cho bạn 2 quan điểm: Một là “sự ô nhiễm và những thiệt hại cho môi trường khác luôn luôn bắt nguồn từ một đất nước đang phát triển và đang trở nên giàu hơn”, hai là “những vấn đề này là không thể tránh khỏi”. Bạn sẽ phải đưa ra quan điểm đồng ý hay không đồng ý với 2 quan điểm trên, và tới mức nào.
=> Trong bài viết này, mình sẽ viết theo hướng không đồng ý với quan điểm đầu tiên, nhưng đồng ý với quan điểm thứ hai, với quan điểm là:
- Các vấn đề môi trường không nhất thiết phải bắt nguồn từ các nước đang phát triển,
- Nhưng việc các nước đang phát triển tạo ra sự ô nhiễm và vấn đề môi trường là không thể tránh khỏi, vì để cho một nước phát triển từ quốc gia nghèo lên tới quốc gia phát triển, thì quốc gia đó cần thiết phải trải qua quá trình công nghiệp hóa (một quá trình rất ô nhiễm).
=> Bài viết có 2 đoạn thân bài.
2.2. Bước 2: Lập dàn ý
Introduction: Viết lại đề bài theo cách khác, sau đó đưa ra quan điểm cá nhân | |
Body paragraph 1: (Pollution is not always a result of development) – Point: Pollution and environmental destruction do not always result from a country’s economic growth, as many industrialized nations continue to cause severe environmental harm. – Evidence: + China: A global economic leader, the largest emitter of greenhouse gases, heavily reliant on coal, and suffers from air pollution, deforestation, and water contamination. + India: A rapidly growing economy but faces extreme pollution. – Explanation: Economic status alone does not determine environmental damage; rather, factors like policy choices, energy sources, and industrial practices play a far greater role. Even wealthy nations continue to pollute despite already being developed. – Link: Therefore, environmental destruction is not an inevitable consequence of economic development but rather a result of poor environmental regulations and industrial dependency. | |
Body paragraph 2: Environmental damage is unavoidable for developing countries. – Point: Industrialization is essential for economic growth, but it inevitably leads to pollution and resource depletion, making environmental harm unavoidable. – Evidence: + Britain’s Industrial Revolution led to severe pollution, resource depletion, and habitat destruction. + Japan’s rapid urbanization in the 20th century resulted in high pollution levels before stricter environmental policies were introduced. + Developing countries must prioritize economic stability over environmental concerns. + Factories, power plants, and large-scale agriculture are necessary for economic growth but also generate waste and emissions. + Cleaner technologies exist but are too expensive for large-scale implementation, forcing developing nations to rely on traditional, polluting industries. – Explanation: Economic growth often comes at the cost of environmental degradation because industrialization provides jobs, infrastructure, and financial stability. – Link: Thus, while environmental protection is desirable, history and economic realities show that pollution is an inevitable stage in a country’s path to prosperity. | |
Conclusion: Viết lại mở bài theo cách khác, nhắc lại quan điểm cá nhân. Tóm tắt các main idea đã viết trong các đoạn thân bài. |
Xem thêm cách viết các dạng bài khác:
- Cách viết dạng Positive & Negative – IELTS Writing Task 2
- Cách viết Discussion Essay trong IELTS Writing Task 2 chi tiết
- Cách viết Advantage and Disadvantage trong IELTS Writing Task 2
2.3. Bước 3: Bài mẫu
2.3.1. Bài mẫu band 5.0+
Some people think that when a country becomes richer, it will always cause pollution and environmental damage. Others say these problems cannot be avoided. I do not agree that pollution always happens because of development, but I do agree that it is impossible to stop environmental damage in developing countries.
Pollution does not only come from countries that are still growing. Some rich countries also have a lot of pollution. For example, China is one of the richest countries, but it still has serious air pollution because of coal use and factories. India also has a strong economy, but cities like New Delhi have bad air quality due to cars, factories, and farmers burning crops. This shows that even countries that are already developed can still cause environmental problems. It is not just about becoming richer; it depends on how the government controls pollution.
However, I agree that pollution and environmental problems cannot be stopped in developing countries. When countries want to grow, they need to build factories, roads, and power plants, which cause pollution. In the past, rich countries like Britain and Japan also had dirty air and water when they were developing. Many countries today must choose between becoming richer or protecting the environment. Even though clean energy exists, it is too expensive for poor countries, so they must use coal and oil, which are bad for the environment. This means pollution is a part of economic growth that cannot be avoided.
In conclusion, not all pollution comes from developing countries because even rich countries like China and India still harm the environment. However, for countries that are still growing, pollution cannot be stopped because industrialization is necessary. While protecting nature is important, pollution is always part of a country’s journey to becoming wealthy.
2.3.2. Bài mẫu band 7.5+
While it is true that economic development often leads to environmental issues, I disagree with the notion that pollution and ecological damage are an inevitable consequence of a country becoming richer. Many developed nations, including industrial powerhouses continue to contribute significantly to environmental degradation despite already achieving economic prosperity. However, I agree that such problems are unavoidable for developing countries, as industrialization—an essential stage in economic growth—is inherently linked to pollution and environmental harm.
It is incorrect to assume that pollution and environmental destruction always stem from a country’s development process. Many of the world’s worst environmental offenders are not developing nations but highly industrialized economies that continue to prioritize economic growth over ecological sustainability. China, for instance, is the world’s largest emitter of greenhouse gases, largely due to its heavy reliance on coal and its vast manufacturing sector. Despite its status as a global economic leader, it still struggles with severe air pollution, deforestation, and water contamination. Similarly, India, one of the fastest-growing economies, faces extreme levels of pollution, particularly in cities like New Delhi, where industrial emissions, vehicular pollution, and crop-burning have led to hazardous air quality. The thick smog that often blankets the city is a direct consequence of economic expansion paired with inadequate environmental regulations. Therefore, economic status alone does not determine a country’s environmental impact; rather, policy choices, energy sources, and industrial practices play a far greater role.
Although not all pollution comes from developing nations, I agree that environmental harm is an unavoidable part of industrialization. Historically, every major economy has gone through a phase of environmental degradation in its pursuit of wealth and modernization. The Industrial Revolution in Britain and the rapid urbanization of Japan in the 20th century were both accompanied by severe pollution, resource depletion, and habitat destruction. This pattern continues today, as developing countries must prioritize economic stability over environmental concerns. Factories, power plants, and large-scale agriculture are essential to lifting populations out of poverty, yet they also generate enormous waste and emissions. While cleaner technologies exist, they are often too costly for developing nations to implement on a large scale, forcing them to rely on traditional, more polluting industries to sustain their economies. Consequently, environmental degradation remains an unavoidable trade-off for nations striving to achieve economic prosperity.
In conclusion, pollution and environmental damage do not always result from a country becoming richer, as many industrialized nations continue to be major contributors to global pollution. However, for developing nations, these issues are unavoidable due to the necessity of industrialization in achieving economic growth. While sustainable development is an admirable goal, history has shown that pollution is an inherent part of a country’s transition to prosperity.
2.4. Từ vựng
Từ vựng | Nghĩa |
Environmental issues /ɪnˌvaɪrənˈmɛntl ˈɪʃuːz/ | (noun phrase) các vấn đề môi trường E.g. Climate change and deforestation are two major environmental issues the world is facing today. (Biến đổi khí hậu và nạn phá rừng là hai vấn đề môi trường lớn mà thế giới đang đối mặt ngày nay.) |
Inevitable consequence /ɪnˈɛvɪtəbl ˈkɒnsɪkwəns/ | (noun phrase) hậu quả không thể tránh khỏi E.g. Rising sea levels are an inevitable consequence of climate change. (Mực nước biển dâng cao là một hậu quả không thể tránh khỏi của biến đổi khí hậu.) |
Industrial powerhouse /ɪnˈdʌstriəl ˈpaʊərhaʊs/ | (noun phrase) cường quốc công nghiệp E.g. Germany is known as an industrial powerhouse due to its strong automotive and engineering sectors. (Đức được biết đến là một cường quốc công nghiệp nhờ vào ngành ô tô và kỹ thuật mạnh mẽ của mình.) |
Degradation /ˌdɛɡrəˈdeɪʃən/ | (noun) sự suy thoái, sự xuống cấp E.g. Soil degradation is a major concern in agricultural regions. (Sự suy thoái đất là một mối quan tâm lớn ở các khu vực nông nghiệp.) |
Economic prosperity /ˌɛkəˈnɑːmɪk prɑːsˈpɛrɪti/ | (noun phrase) sự thịnh vượng kinh tế E.g. Many countries experienced economic prosperity after World War II due to industrial expansion. (Nhiều quốc gia đã đạt được sự thịnh vượng kinh tế sau Thế chiến II nhờ sự mở rộng công nghiệp.) |
Stem from /stɛm frɒm/ | (phrasal verb) bắt nguồn từ, xuất phát từ E.g. The company’s success stems from innovative leadership and strategic investments. (Sự thành công của công ty bắt nguồn từ lãnh đạo sáng tạo và các khoản đầu tư chiến lược.) |
Ecological sustainability /ˌɛkəˈlɑːdʒɪkəl səˌsteɪnəˈbɪləti/ | (noun phrase) sự bền vững sinh thái E.g. Companies should integrate ecological sustainability into their corporate strategies to minimize environmental damage. (Các công ty nên tích hợp tính bền vững sinh thái vào chiến lược kinh doanh của họ để giảm thiểu tác động đến môi trường.) |
Industrial emission /ɪnˈdʌstriəl ɪˈmɪʃən/ | (noun phrase) khí thải công nghiệp E.g. Governments are implementing stricter regulations to reduce industrial emissions. (Chính phủ đang thực hiện các quy định nghiêm ngặt hơn để giảm lượng khí thải công nghiệp.) |
Crop-burning /krɒp ˈbɜːrnɪŋ/ | (noun) đốt rơm rạ, đốt cây trồng sau thu hoạch E.g. Crop-burning is a major cause of air pollution and smog in many agricultural regions. (Việc đốt rơm rạ là nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí và khói mù ở nhiều vùng nông nghiệp.) |
Inadequate /ɪnˈædɪkwət/ | (adjective) không đủ, không thích hợp, không đạt yêu cầu E.g. Many developing countries struggle with inadequate healthcare facilities. (Nhiều quốc gia đang phát triển gặp khó khăn với các cơ sở y tế không đạt yêu cầu.) |
Economic status /ˌɛkəˈnɑːmɪk ˈsteɪtəs/ | (noun phrase) tình trạng kinh tế, địa vị kinh tế E.g. The country’s overall economic status has improved due to strong industrial growth. (Tình trạng kinh tế tổng thể của quốc gia đã được cải thiện nhờ sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp.) |
Unavoidable /ˌʌnəˈvɔɪdəbl/ | (adjective) không thể tránh khỏi E.g. Inflation is often an unavoidable consequence of rapid economic growth. (Lạm phát thường là một hậu quả không thể tránh khỏi của sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng.) |
Accompanied by /əˈkʌmpənid baɪ/ | (prepositional phrase) đi kèm với, đi cùng theo, cùng với E.g. The economic downturn was accompanied by a rise in unemployment. (Sự suy thoái kinh tế đi kèm với sự gia tăng tỷ lệ thất nghiệp.) |
Resource depletion /rɪˈsɔːrs dɪˈpliːʃən/ | (noun phrase) sự cạn kiệt tài nguyên E.g. The overuse of fossil fuels has led to severe resource depletion. (Việc sử dụng quá mức nhiên liệu hóa thạch đã dẫn đến sự cạn kiệt tài nguyên nghiêm trọng.) |
Implement /ˈɪmplɪˌmɛnt/ | (verb) thực hiện, triển khai, áp dụng E.g. The software update will implement several security improvements. (Bản cập nhật phần mềm sẽ triển khai một số cải tiến về bảo mật.) |
Sustain /səˈsteɪn/ | (verb) duy trì, chịu đựng, chống đỡ E.g. Renewable energy sources help sustain the planet’s natural resources. (Các nguồn năng lượng tái tạo giúp duy trì tài nguyên thiên nhiên của hành tinh.) |
Trade-off /ˈtreɪd ˌɔːf/ | (noun) sự đánh đổi E.g. Developing clean energy requires a trade-off between economic investment and environmental benefits. (Phát triển năng lượng sạch đòi hỏi một sự đánh đổi giữa đầu tư kinh tế và lợi ích môi trường.) |
Admirable /ˈædmərəbl/ | (adjective) đáng ngưỡng mộ, đáng khâm phục E.g. She has shown admirable leadership in managing the company during the crisis. (Cô ấy đã thể hiện khả năng lãnh đạo đáng ngưỡng mộ trong việc quản lý công ty trong thời kỳ khủng hoảng.) |
2.5. Cấu trúc
2.5.1. Câu ghép sử dụng yet
S + V + C + yet + S’ + V’ + O |
E.g. Factories, power plants, and large-scale agriculture are essential to lifting populations out of poverty, yet they also generate enormous waste and emissions.
(Các nhà máy, nhà máy điện và nền nông nghiệp quy mô lớn rất cần thiết để giúp người dân thoát khỏi nghèo đói, nhưng chúng cũng tạo ra lượng lớn chất thải và khí thải.)
- Mệnh đề chính: “Factories, power plants, and large-scale agriculture are essential to lifting populations out of poverty”
- Mệnh đề phối hợp: “yet they also generate enormous waste and emissions.”
=> Từ nối “yet” kết nối hai mệnh đề này lại với nhau và thể hiện mối quan hệ tương phản về nghĩa giữa hai mệnh đề.
2.5.2. Câu bị động thì quá khứ đơn
O + be (was/ were) + V3 + S |
E.g. The Industrial Revolution in Britain and the rapid urbanization of Japan in the 20th century were both accompanied by severe pollution, resource depletion, and habitat destruction.
(Cuộc Cách mạng Công nghiệp ở Anh và quá trình đô thị hóa nhanh chóng của Nhật Bản vào thế kỷ 20 đều đi kèm với ô nhiễm nghiêm trọng, cạn kiệt tài nguyên và sự phá hủy môi trường sống.)
- “Were accompanied by” cho thấy câu này là câu bị động
- “The Industrial Revolution in Britain and the rapid urbanization of Japan in the 20th century” là đối tượng chịu hành động.
- “Severe pollution, resource depletion, and habitat destruction” là chủ thể thực hiện hành động “accompany”.
=> Câu này sử dụng thể bị động nhằm mục đích tập trung hơn vào những sự kiện lịch sử (the Industrial Revolution, urbanization of Japan) thay vì tập trung vào những tác nhân (pollution, resource depletion, habitat destruction)
2.5.3. Câu phức với đồng vị ngữ và mệnh đề quan hệ
S + [appositive phrase] + V + O + where + S’ + V’ + O’ |
E.g. Similarly, India, one of the fastest-growing economies, faces extreme levels of pollution, particularly in cities like New Delhi, where industrial emissions, vehicular pollution, and crop-burning have led to hazardous air quality.
(Tương tự, Ấn Độ, một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất, đang đối mặt với mức độ ô nhiễm nghiêm trọng, đặc biệt là ở các thành phố như New Delhi, nơi mà khí thải công nghiệp, ô nhiễm xe cộ và việc đốt rơm rạ đã dẫn đến chất lượng không khí nguy hiểm.)
- Mệnh đề chính: “India, one of the fastest-growing economies, faces extreme levels of pollution”
- Cụm đồng vị ngữ “one of the fastest-growing economies” đóng vai trò cung cấp thêm thông tin về chủ ngữ “India”
- Mệnh đề phụ: “where industrial emissions, vehicular pollution, and crop-burning have led to hazardous air quality.”
=> Mệnh đề phụ là mệnh đề quan hệ bắt đầu bằng where, có vai trò bổ sung thêm thông tin cho cụm “cities like New Delhi”
3. Kết luận
Qua bài giải đề IELTS Writing ngày 16/01/2025, mình hy vọng rằng bạn sẽ nắm vững những chiến lược làm bài hiệu quả thông qua cách lập dàn ý và ý tưởng triển khai trong các bài mẫu band 5.0+ và 7.5+, cải thiện được kỹ năng viết và sẵn sàng chinh phục mọi thử thách trong bài thi một cách xuất sắc.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần hỗ trợ, đừng ngần ngại để lại bình luận bên dưới. Đội ngũ Vietop English luôn sẵn sàng đồng hành, lắng nghe và hỗ trợ bạn tận tình trên hành trình đạt được band điểm mong muốn!
Chúc các bạn ôn tập tốt và đạt được kết quả cao trong kỳ thi IELTS sắp tới!