Giới thiệu bạn mới – Nhận quà tới 7 triệu

Banner vòng quay lì xì

Vẽ sơ đồ tư duy câu điều kiện trong 5 phút

Cố vấn học thuật

GV. Nguyễn Huy Hoàng - Overall

GV tại IELTS Vietop.

Sơ đồ tư duy tiếng Anh là công cụ cực kỳ hiệu quả để ghi nhớ ngữ pháp tiếng Anh, trong đó có câu điều kiện. Nếu bạn đang tìm sơ đồ tư duy câu điều kiện thì bài viết dưới đây sẽ dành cho bạn. Cùng Vietop English tìm hiểu và lưu lại ngay nhé!

1. Sơ đồ tư duy câu điều kiện là gì?

Sơ đồ tư duy (Mind map) là cách ghi chép, hệ thống kiến thức dưới dạng sơ đồ, hình ảnh, hình minh họa, nhằm phát huy tối đa chức năng của bộ não để ghi nhớ kiến thức lâu dài và hiệu quả. 

Sơ đồ tư duy câu điều kiện là gì?
Sơ đồ tư duy câu điều kiện là gì?

Sơ đồ tư duy câu điều kiện giúp cho người học tiếng Anh hiểu được toàn bộ kiến thức một cách bao quát nhất. Qua những hình ảnh và màu sắc bắt mắt, người học sẽ dễ nhớ kiến thức. Khi nhìn vào sơ đồ tư duy câu điều kiện, chúng ta sẽ thấy ngay được các loại câu điều kiện 0, 1, 2, 3 và hỗn hợp, cấu trúc cũng như cách sử dụng của chúng.

Hiện nay có khá nhiều công cụ giúp người học thiết kế sơ đồ tư duy như: Canva, Draw.io, Coggle, Mindmeister, MindMup, Simple Mind, Edraw Mindmaster, Mind42, … Bên cạnh đó, việc tự thiết kế sơ đồ tư duy cho mình cũng rất hiệu quả và phát huy tối đa sự sáng tạo của bản thân.

2. Tổng quan lý thuyết câu điều kiện trong tiếng Anh

Trước khi tiến hành vẽ sơ đồ tư duy, chúng ta hãy cùng hệ thống lại những kiến thức tổng quan về câu điều kiện trong tiếng Anh nhé.

2.1. Câu điều kiện loại 1, 2, 3 và câu điều kiện hỗn hợp

Trong tiếng Anh, câu điều kiện bao gồm các câu điều kiện loại 1, 2, 3 và câu điều kiện hỗn hợp. Hãy cùng Vietop English ôn tập về cấu trúc và cách dùng của từng loại câu điều kiện sau.

Câu điều kiện loại 0

Cấu trúc:

If + S + V (s,es), S + V1

Cách dùng: Câu điều kiện loại 0 được dùng để diễn tả những tình huống được coi là sự thật hiển nhiên trong cuộc sống, hoặc khi muốn nhấn mạnh/ nhắn nhủ điều gì đó.

E.g: If you heat water, it boils. (Nếu bạn đun nước, nó sẽ sôi.)

Câu điều kiện loại 1

Cấu trúc:

If + S1 + V(s/es), S2 + will + V

Cách dùng: Câu điều kiện loại 1 được dùng để diễn tả hành động có thể diễn ra ở hiện tại hoặc trong tương lai nếu thoả mãn được điều kiện đưa ra.

E.g: If it is sunny tomorrow, my family will go camping. (Nếu ngày mai nếu trời không mưa, gia đình tôi sẽ đi cắm trại.)

Câu điều kiện loại 2

Cấu trúc:

If + S + V-ed/V2, S + would + V

Cách dùng: Câu điều kiện loại 2 được dùng để diễn tả sự việc không có thật hoặc không thể xảy ra ở hiện tại.

E.g: If John had more time, he would finish the project. (Nếu John có nhiều thời gian hơn, anh ấy sẽ hoàn thành dự án.)

Câu điều kiện loại 3

Cấu trúc:

If + S + Had + V3, S + would/could/should/might + have + V3

Cách dùng: Câu điều kiện loại 3 được dùng để diễn tả hành động/ sự việc đã không xảy ra trong quá khứ.

E.g: If Jenny had arrived earlier, she would have seen the film. (Nếu Jenny đếm sớm hơn, cô ấy đã có thể xem được bộ phim rồi).

Câu điều kiện hỗn hợp loại 1

Cấu trúc:

If + S + had + V3, S + would + V

Cách dùng: Câu điều kiện hỗn hợp loại 1 được dùng để diễn tả giả thuyết về một sự việc sẽ xảy ra ở hiện tại nếu điều kiện một sự việc khác trong quá khứ xảy ra.

E.g: If Tom had studied mathematics education, he would be a math teacher now. (Nếu Tom học sư phạm toán, thì giờ anh ấy đã có thể trở thành giáo viên dạy toán rồi.)

Câu điều kiện hỗn hợp loại 2

Cấu trúc:

If + S + V-ed/V2, S + would/could/might + have + V3

Cách dùng: Câu điều kiện hỗn hợp loại 2 được dùng để diễn tả giả thuyết về một sự việc sẽ xảy ra ở quá khứ trong trường hợp điều kiện được nhắc đến là có thật.

E.g: If Susan weren’t busy, she could have gone to Korea with her friends. (Nếu Susan không bận thì cô ấy đã có thể đi Hàn Quốc cùng bạn bè rồi.)

2.2. Câu điều kiện đặc biệt

Bên cạnh những cấu trúc câu điều kiện cơ bản, bạn cũng cần nắm vững những cấu trúc câu điều kiện đặc biệt khác như: câu điều kiện với Unless, câu điều kiện nhấn mạnh và câu điều kiện dạng đảo ngữ.

Đảo ngữ câu điều kiện loại 1

Cấu trúc:

Should + S + V, S + will + V

Cách dùng: Đảo ngữ câu điều kiện loại 1 được dùng để diễn tả một hành động/ sự việc có thể diễn ra ở hiện tại hoặc trong tương lai.

E.g: Should you want to learn English, I will recommend a center for you. (Nếu bạn muốn học tiếng Anh, tôi sẽ giới thiệu một trung tâm cho bạn.)

Đảo ngữ câu điều kiện loại 2

Cấu trúc:

Were + S + …, S + would/should + V
Were + S + to V, S + would/should + V

Cách dùng: Đảo ngữ câu điều kiện loại 2 được dùng để diễn tả về một hành động/ sự việc không thể xảy ra ở hiện tại và thường được dùng để khuyên nhủ ai đó một cách lịch sự.

E.g: Were I to have a house in the city, I would not rent a room. (Nếu tôi có nhà ở thành phố, tôi sẽ không đi thuê trọ).

Đảo ngữ câu điều kiện loại 3

Cấu trúc:

Had + S + V3, S + would/should + have + V3

Cách dùng: Đảo ngữ câu điều kiện loại 3 được dùng để diễn tả về giả thiết/ hành động không có khả năng xảy ra trong quá khứ.

E.g: Had John shared his difficulties with me, I would have been able to help him overcome them. (Nếu John chia sẻ những khó khăn của anh ấy với tôi thì tôi đã có thể giúp anh ấy vượt qua chúng.)

Tham khảo:

Thì hiện tại đơn

Thì quá khứ đơn

Bảng chữ cái tiếng Anh

3. Cách thiết kế sơ đồ tư duy câu điều kiện dễ học

Việc thiết kế sơ đồ tư duy câu điều kiện bao gồm 4 bước cơ bản.

3.1. Bước 1: Xác định ý chính của sơ đồ

Ý chính là những ý lớn của chủ đề bạn muốn triển khai. Giả sử với câu điều kiện, ý chính sẽ là “Câu điều kiện”. Nó được đặt ở vị trí trung tâm, như là cột mốc để hướng ra những ý khác. 

Bạn nên trình bày kèm theo hình minh họa cho “Câu điều kiện” sao cho thật nổi bật. Điều đó giúp kích thích được thị giác, làm não bộ phản ứng nhanh hơn, kích thích sự liên tưởng và suy nghĩ, tạo sự liên kết trong chủ đề.

Ngoài ra, nếu bạn cẩn thận thì hãy phác thảo chủ đề trước khi bắt đầu vẽ sơ đồ tư duy.

Tham khảo:

Câu điều kiện loại 0: công thức, cách dùng, bài tập vận dụng

Câu điều kiện loại 1: cách dùng, công thức, bài tập vận dụng

Câu điều kiện loại 2: công thức, cấu trúc, bài tập vận dụng

Nắm chắc câu điều kiện loại 4 chỉ trong 5 phút kèm bài tập

3.2. Bước 2: Chọn từ khóa thích hợp

Kiến thức thường được trình bày dưới dạng văn bản dài, đầy đủ. Khi đưa vào sơ đồ tư duy, bạn cần xác định những từ khóa chính “key word” chắt lọc và đầy đủ nhất. Từ khóa là từ có chính, có thể khái quát được toàn bộ nội dung, nhắc đến nó chúng ta có thể liên tưởng ngay kiến thức được nhắc đến. 

Với sơ đồ tư duy câu điều kiện, bạn có thể để một số từ khóa như: câu điều kiện loại 0, 1, 2, If loại 3, câu điều kiện hỗn hợp, đảo ngữ câu điều kiện, trường hợp khác, … 

Key word được đặt trên các nhánh với những màu sắc khác nhau.

sơ đồ tư duy câu điều kiện

3.3. Bước 3: Thêm nhánh chính phụ cho sơ đồ tư duy

Sau khi bạn đã phác thảo được ý chính cũng như các từ khóa, hãy bắt đầu vẽ các nhánh chính cho chủ đề. Từ hình ảnh trung tâm, vẽ các nhánh chính tương ứng với các ý lớn, từ đó vẽ các nhánh phụ với các ý phụ từ nhánh chính. 

Đặc điểm quan trọng của sơ đồ tư duy là tính thẩm mỹ, vì thế bạn không nên vẽ những đường thẳng vì sẽ gây nhàm chán. Thay vào đó, hãy vẽ những đường cong mềm mại như nhánh cây, vừa dễ vẽ vừa bắt mắt hơn rất nhiều.

sơ đồ tư duy câu điều kiện

3.4. Bước 4: Thêm hình ảnh minh họa và màu sắc

Đây là bước phát huy được tính sáng tạo của bạn, vẽ thêm những hình minh họa và màu sắc dễ nhìn, dễ hình dung. Khi tiếp xúc với hình ảnh, bộ não xử lý và phân tích thông tin nhanh hơn nhiều so với văn bản thông thường.

Càng nhiều hình ảnh sinh động, trực quan, kiến thức càng dễ được tiếp nhận và nhớ lâu dài. Nhìn vào hình ảnh, bạn có thể liên tưởng ngay tới kiến thức đằng sau đó. Do đó, thay vì ghi nhớ những văn bản đầy chữ, khô khan thì bạn có thể nhớ tới hình ảnh và lập tức nghĩ tới kiến thức. Điều này giúp cho bạn nhớ nhanh và lâu hơn rất nhiều.

Ngoài ra, việc sử dụng màu sắc cũng giúp bạn đánh dấu, phân loại, tổng hợp và trình bày thông tin hiệu quả. Nó còn giúp sơ đồ tư duy của bạn bắt mắt và độc đáo hơn nhiều.

Khi vẽ sơ đồ tư duy câu điều kiện, phần trung tâm và các từ khóa cần được làm nổi bật bằng các màu sắc rực rỡ. Tô đậm các nhánh chính, làm mỏng các nhánh phụ và vẽ hình minh họa cho những ví dụ, …

Trên đây là sơ đồ tư duy câu điều kiện và một số những mẹo nhỏ để bạn có thể tự vẽ cho mình một sơ đồ tư duy hiệu quả. Hãy nhanh tay lưu lại để học nhé! Luyện thi Vietop English chúc bạn thành công trên con đường chinh phục tiếng Anh của mình.

Trang Jerry

Content Writer

Tốt nghiệp cử nhân ngành Ngôn ngữ Anh, sở hữu bằng TOEIC 750. Với gần 6 năm kinh nghiệm làm Content Writer trong lĩnh vực giáo dục tại các trung tâm Anh ngữ, luyện thi IELTS và công ty giáo dục …

Bạn còn thắc mắc về kiến thức này?

Hãy để lại bình luận, đội ngũ biên tập viên và cố vấn học thuật của Vietop English sẽ giải đáp & giúp bạn hiểu sâu hơn về chủ đề này 😍.

Bình luận


The reCAPTCHA verification period has expired. Please reload the page.

Popup vòng quay lì xì

Cùng Vietop chinh phục IELTS

Hơn 21.220+ học viên đã thành công đạt điểm IELTS đầu ra. Bạn có muốn trở thành người tiếp theo?

Vui lòng nhập tên của bạn
Số điện thoại của bạn không đúng

Thời gian bạn muốn nhận tư vấn:

Sáng:
09h - 10h
10h - 11h
11h - 12h
Chiều:
14h - 15h
15h - 16h
16h - 17h
Tối:
17h - 19h
19h - 20h
20h - 21h