Trong quá trình học tiếng Anh nói chung và học IELTS nói riêng, việc phải “nhai nuốt” một kho kiến thức đồ sộ về từ vựng và ngữ pháp luôn là điều khiến đa số các bạn phải đau đầu. Việc tìm được một phương pháp học tập hữu hiệu là vô cùng quan trọng, ngay cả với một chủ điểm ngữ pháp cơ bản nhất như thì hiện tại đơn – Present Simple.
Với bài viết hôm nay, Luyện thi Vietop English sẽ giới thiệu đến các bạn học qua sơ đồ tư duy Thì hiện tại đơn vô cùng đơn giản và dễ nhớ.
Sơ đồ tư duy là gì?
Sơ đồ tư duy – Mindmap là một dạng phương pháp học tập theo lối vẽ sơ đồ, sắp xếp thông tin và xác định thông tin theo thứ tự ưu tiên. Bắt đầu với một chủ đề trung tâm ở giữa, bạn sẽ vẽ các nhánh tỏa ra chứa các chủ đề và khái niệm khác – thường ở dạng từ, cụm từ ngắn và hình ảnh, mang lại sự ngắn gọn, dễ hiểu cho người học.
Một số lợi ích của phương pháp học bằng sơ đồ tư duy:
- Thúc đẩy tư duy sáng tạo.
- Giúp bạn lưu giữ thông tin tốt hơn.
- Tăng năng suất học tập.
- Giúp ôn tập hiệu quả, tiết kiệm về mặt thời gian.
- Đơn giản hóa các khái niệm phức tạp.
- Bạn có thể tùy ý vẽ và trang trí sơ đồ tư duy của mình, quá trình vẽ sơ đồ cũng chính là quá trình bạn nhớ nội dung bài học đấy!
Cách vẽ một sơ đồ tư duy trong 5 bước
- Chọn chủ đề chính của sơ đồ tư duy và đặt nó ở giữa hình vẽ
- Đưa ra từ ba đến năm ý, sau đó chia đều chúng xoay quanh chủ đề chính thành hình tròn
- Vẽ một đường thẳng từ chủ đề chính đến từng ý
- Suy nghĩ và vẽ nhưng phần hỗ trợ khác như ý tưởng, nhiệm vụ và câu hỏi cho mỗi ý tưởng chính
- Vẽ các đường từng ý tưởng chính với các phần hỗ trợ nhỏ của nó
Xem thêm:
Một số mẹo khi vẽ sơ đồ tư duy
1. Chọn loại sơ đồ phù hợp với mục đích của bạn
Điều đầu tiên cần làm trong khi tạo sơ đồ tư duy là chọn loại cấu trúc phù hợp với nhu cầu của bạn. Ta có rất nhiều dạng sơ đồ tư duy như:
- Sơ đồ cân bằng – balance map: Đây là cấu trúc được sử dụng phổ biến nhất. Các nhánh của sơ đồ này giúp bạn tuân theo trình tự hợp lý.
- Sơ đồ xương cá – fishbone chart: Sử dụng cấu trúc này, bạn có thể hình dung nguyên nhân và kết quả. Sơ đồ này thường được sử dụng để phân tích nguyên nhân.
- Sơ đồ logic – logic chart: Bạn có thể sử dụng bố cục này để hiển thị kết quả một cách logic.
- Sơ đồ tổ chức – org chart: Bố cục này là tốt nhất để thể hiện cấu trúc phân cấp.
2. Thêm hình ảnh, màu sắc giúp ghi nhớ tốt hơn
Bất kỳ sơ đồ tư duy nào cũng nên có nhiều yếu tố khác nhau có thể giúp người đọc nhớ lâu hơn. Khi bạn vẽ sơ đồ tư duy, hãy bao gồm các yếu tố khác nhau như sử dụng nhiều hình ảnh và màu sắc. Màu sắc giúp tăng cường trí nhớ, vì vậy việc lựa chọn màu sắc cẩn thận trong khi lập sơ đồ tư duy là rất quan trọng. Chọn các màu có liên quan cho từng chủ đề và chủ đề phụ để bạn có thể dễ dàng nhớ lại các chủ đề bằng cách dễ dàng kết hợp chúng với màu sắc.
3. Sơ đồ độc nhất
Sơ đồ tư duy của bạn phải phản ánh ý tưởng của riêng bạn và về cách bạn suy nghĩ. Vì vậy, nó sẽ hoàn toàn khác với bất kỳ sơ đồ tư duy nào khác. Tất nhiên, bạn có thể tham khảo một số cấu trúc phổ biến hoặc lấy cảm hứng từ các sơ đồ tư duy khác nhưng hãy đảm bảo rằng sơ đồ tư duy của bạn nổi bật được “chất” riêng nhé!
4. Ngắn gọn, dễ hiểu là ưu tiên hàng đầu
Ngoài ra, bạn đừng quên rằng ta chỉ dùng từ khóa hoặc các ý quan trọng, càng ngắn gọn, cô đọng càng tốt. Một sơ đồ tư duy nếu có quá nhiều chữ thì sẽ dễ bị “phản tác dụng” đấy!
Công cụ vẽ sơ đồ tư duy
Không chỉ là với bút, giấy, thước kẻ, bạn có thể vẽ sơ đồ tư duy trên máy tính, sử dụng những công cụ từ phức tạp như Adobe AI, Photoshop đến những trang web cực kì đơn giản, dễ dùng. Vietop giới thiệu đến các bạn một số trang web và phần mềm giúp vẽ sơ đồ tư duy nhanh – gọn và đẹp sau:
- MindMup: Trang web vẽ sơ đồ tư duy, có thể chỉnh kích cỡ chữ, màu sắc đơn giản
- Canva: Trang web vẽ sơ đồ tư duy có nhiều mẫu đẹp, sáng tạo, thích hợp cho thuyết trình
- Edraw Mind: Phần mềm vẽ sơ đồ tư duy đơn giản, dễ sử dụng và hỗ trợ cho cả những sơ đồ có kích thước lớn.
- iMindMap: Phần mềm vẽ sơ đồ tư duy đơn giản, thích hợp cho trẻ em
- ConceptDraw Mindmap: Phần mềm vẽ sơ đồ tư duy chuyên nghiệp, khoa học, hiệu quả.
Tham khảo:
Sơ đồ tư duy thì hiện tại đơn
Trước khi vẽ sơ đồ tư duy về thì hiện tại đơn, bạn cần có thông tin về thì này như sau:
- Định nghĩa / cách sử dụng
- Công thức với to be: khẳng định, phủ định, nghi vấn Yes/No, nghi vấn WH-
- Công thức với động từ thường: khẳng định, phủ định, nghi vấn Yes/No, nghi vấn WH-
- Chia đuôi -s hay -es ở ngôi thứ 3 số ít (he, she, it, danh từ số ít)
- Dấu hiệu nhận biết
- Và đừng quên cho các ví dụ nhé!
IELTS Vietop mời các bạn xem qua sơ đồ tư duy dưới đây về thì hiện tại đơn tiếng Anh, được thực hiện bằng website Canva:
Tham khảo một số sơ đồ tư duy về thì hiện tại đơn khác
Hy vọng sau khi đọc bài chia sẻ “Sơ đồ tư duy Thì hiện tại đơn” trên và tham khảo qua các mẫu sơ đồ tư duy khác nhau về thì hiện tại đơn, các bạn đã có thể nắm được cách thể hiện chủ điểm ngữ pháp này bằng cách vẽ sơ đồ tư duy để nắm vững công thức cũng như cách sử dụng nó trong tiếng Anh hằng ngày. Vietop chúc các bạn học tốt và hẹn các bạn ở những bài viết sau!