IELTS (International English Language Testing System) là một chứng chỉ đánh giá khả năng sử dụng tiếng Anh phổ biến nhất toàn cầu. Qua 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, IELTS là “tấm vé” giúp mở rộng cơ hội học tập, việc làm và được công nhận ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Với bài viết dưới đây, Vietop English cung cấp đến các bạn tổng hợp các dạng bài thi IELTS đầy đủ nhất, giúp các bạn có cái nhìn toàn vẹn về kỳ thi này.
1. Phân biệt IELTS Học Thuật (IELTS Academic) và IELTS Tổng Quát (IELTS General)
IELTS được chia ra thành 2 dạng là IELTS Học Thuật (IELTS Academic) và IELTS Tổng Quát (IELTS General), trong đó:
1.1. IELTS Tổng Quát (IELTS General)
- Dành cho những người học dự định di cư, làm việc ở nước ngoài.
- Tập trung vào các kỹ năng tiếng Anh liên quan đến cuộc sống hàng ngày như đọc hiểu, viết, nghe và nói trong các tình huống thông thường.
- Bài thi thường tập trung vào các hoạt động hàng ngày như viết thư, đọc bài báo, nghe và thảo luận với người khác.
1.2. IELTS Học Thuật (IELTS Academic)
- Dành cho những người học dự định du học ở nước ngoài hoặc muốn tham gia vào chương trình học cao học hoặc nghiên cứu khoa học.
- Tập trung vào các kỹ năng tiếng Anh liên quan đến học thuật như đọc hiểu, viết, nghe và nói trong ngữ cảnh học thuật.
- Bài thi mang tính chất học thuật, ví dụ như viết báo cáo, phân tích đồ thị, đọc các bài báo khoa học.
Cả IELTS Học Thuật và IELTS Tổng Quát đều có cùng số lượng phần thi, bao gồm bốn phần: Nghe (IELTS Listening), Nói (IELTS Speaking), Đọc (IELTS Reading) và Viết (IELTS Writing).
Điểm giống nhau:
- Trong phần thi Nghe (Listening), cả hai dạng IELTS đều yêu cầu thí sinh nghe và hiểu các bài hội thoại, đoạn hội thoại, và bài phát biểu ngắn.
- Phần thi Nói (Speaking) cũng tương tự cho cả hai dạng IELTS. Thí sinh sẽ tham gia vào một cuộc trò chuyện với giám khảo để đánh giá khả năng diễn đạt và giao tiếp bằng tiếng Anh.
Điểm khác biệt:
- Phần thi Đọc (Reading) và Viết (Writing) có sự khác biệt giữa IELTS Học Thuật (IELTS Academic) và IELTS Tổng Quát (IELTS General)
- Trong IELTS Học Thuật, các bài đọc và bài viết tập trung vào nội dung học thuật và yêu cầu Thí sinh có khả năng đọc và viết các tài liệu học thuật như bài báo, sách giáo trình, bản đồ, biểu đồ.
- IELTS Tổng Quát đề cao khả năng đọc và viết trong các tình huống hàng ngày như đọc báo, thư tín, quảng cáo hoặc viết thư cá nhân, bài luận ngắn.
Dưới đây, Vietop English sẽ cung cấp các dạng bài thi IELTS Listening, Speaking, Writing, riêng Reading thì chỉ tổng hợp của IELTS Academic.
Nhận tư vấn ngay
2. Tổng hợp các dạng bài IELTS Listening
2.1. Các Part trong IELTS Listening
Bài thi IELTS Listening trong cả hai dạng Học Thuật (IELTS Academic) và IELTS Tổng Quát (IELTS General) đều bao gồm các bài tập để đánh giá khả năng nghe và hiểu tiếng Anh của thí sinh.
Phần thi có 40 câu hỏi, diễn ra trong khoảng 30 – 40 phút, có 4 Part như sau:
Part | Số câu hỏi | Nội dung |
1 | 10 | Đây là phần đầu tiên của bài thi, trong đó thí sinh sẽ nghe một cuộc trò chuyện ngắn hoặc một cuộc phỏng vấn trong một tình huống hàng ngày. Thông thường, nội dung của phần này liên quan đến việc giao tiếp trong một môi trường thông thường như đặt phòng khách sạn, đặt vé, đi mua sắm, hoặc trò chuyện với một người hướng dẫn. |
2 | 10 | Phần thứ hai thường liên quan đến một đoạn độc thoại ngắn về một chủ đề cụ thể. Nội dung của phần này thường liên quan đến các hoạt động hàng ngày như hướng dẫn đi đến một địa điểm, thăm một địa danh, tham gia vào một sự kiện, hoặc tham gia một khóa học. |
3 | 10 | Phần thứ ba của bài thi thường là một đoạn hội thoại liên quan đến học thuật hoặc nghiên cứu (tối đa 4 người nói). Nội dung của phần này thường tập trung vào các chủ đề học thuật như các khóa học, nghiên cứu, hoặc cuộc thảo luận về một vấn đề đặc biệt. |
4 | 10 | Phần cuối cùng của bài thi thường là một bài giảng hoặc một bài thuyết trình dài (1 người nói) về một chủ đề học thuật. Nội dung của phần này thường liên quan đến các chủ đề như khoa học, lịch sử, xã hội học, hoặc môi trường. |
2.2. Các dạng bài IELTS Listening
Dưới đây là một số dạng bài thí sinh sẽ thường gặp trong phần thi IELTS Listening:
Dạng 1: Notes/ diagram/ flow chart/ form/ table completion
Đây là dạng điền từ vào chỗ trống: Thí sinh sẽ vừa nghe hội thoại và phải điền vào chỗ trống với các từ hoặc cụm từ thích hợp để hoàn thành một ghi chú, đoạn văn hoặc bảng biểu,…
Tên gọi của các dạng này có thể là: Notes completion, diagram completion, flow chart completion, form completion, hoặc table completion.
Để làm tốt dạng bài này, bạn lưu ý:
Đọc kỹ đề bài trước khi làm, để hiểu được ý chung và số lượng từ cần điền, bởi vì nếu làm sai yêu cầu đề thì dù nội dung có đúng bạn cũng không được điểm. Một số yêu cầu có thể là:
- “One word only” có nghĩa là bạn chỉ phải viết một từ. Ví dụ nếu bạn viết “a student” thì câu trả lời của bạn sai; thay vào đó bạn phải viết “student”.
- “One word and/ or a number” có nghĩa là câu trả lời của bạn có thể là một con số, một từ hoặc một số và một từ. E.g.: “October”, “18th”, hoặc “18th October”.
- “No more than three words” yêu cầu bạn viết tối đa 3 từ vào đáp án, như vậy bạn có thể viết 1, 2 hoặc 3 từ.
Đọc lướt qua đề, xác định các chỗ trống để dự đoán những loại từ hoặc số bị thiếu, điều này sẽ giúp bạn tập trung hơn khi nghe và chọn lọc thông tin phù hợp, loại bỏ những yếu tố gây nhiễu.
Hãy lắng nghe thật kỹ đoạn hội thoại và điền vào chỗ trống, đảm bảo chúng đúng chính tả, phù hợp với nội dung ô trống: đúng nghĩa và đúng ngữ pháp. Đôi khi người nói sẽ “sửa” lại câu trả lời của họ hoặc sử dụng từ đồng/ trái nghĩa, do đó bạn nên cẩn thận.
Sau khi hoàn thành, kiểm tra các lỗi một lần nữa. Đừng bỏ trống ngay cả khi bạn bị miss phần nghe đó mà hãy cố gắng đoán đáp án phù hợp và viết vào để tối đa hóa cơ hội có điểm.
Dạng 2: Multiple choice
Trong dạng bài này, thí sinh sẽ nghe một đoạn hội thoại hoặc một bài giảng và phải chọn câu trả lời đúng từ các lựa chọn đã cho. Các lựa chọn thường được đưa ra dưới dạng các số hoặc chữ cái.
2 dạng Multiple choice thường gặp trong IELTS Listening là:
- Dạng chọn 1 đáp án đúng
- Dạng chọn nhiều đáp án đúng
Một số câu hỏi trắc nghiệm yêu cầu bạn phải chọn nhiều hơn một câu trả lời, ví dụ bạn có thể được yêu cầu chọn 2 câu trả lời từ 5 lựa chọn hoặc 4 câu trả lời từ 7 lựa chọn.
Dưới đây là một số lưu ý cho bạn khi làm bài dạng Multiple choice:
- Đọc câu hỏi trước: Đọc câu hỏi và các lựa chọn đáp án trước khi nghe bài nghe. Điều này giúp bạn hiểu rõ về nội dung cần tìm kiếm và tạo sự tập trung khi nghe.
- Lắng nghe kỹ bài: Khi bài nghe được phát, lắng nghe kỹ các thông tin liên quan đến câu hỏi và lựa chọn đáp án. Chú ý đến các từ khóa, số, tên riêng, và các thông tin quan trọng khác trong bài nghe.
- Đánh dấu lựa chọn dễ nhất: Nếu bạn đã nhận ra một câu trả lời chính xác hoặc có thể loại trừ một số lựa chọn không đúng, hãy đánh dấu câu trả lời đó. Điều này giúp bạn giữ được điểm số cao nhất và tập trung vào các câu hỏi khó hơn.
- So sánh các lựa chọn: Nếu bạn không chắc chắn về câu trả lời, hãy so sánh các lựa chọn còn lại. Lắng nghe kỹ các phần khác nhau của bài nghe và xem xét xem lựa chọn nào phù hợp với thông tin được đề cập.
- Kiểm tra lại câu trả lời: Khi bài nghe kết thúc, hãy kiểm tra lại câu trả lời của mình. Đảm bảo rằng câu trả lời của bạn hợp lý và phù hợp với câu hỏi và bài nghe. Chú ý không bỏ trống câu trả lời kể cả khi bị miss mà hãy cố gắng đoán đáp án.
Dạng 3: Sentence Completion/ Summary Completion
Dạng bài Sentence Completion trong phần thi IELTS Listening yêu cầu bạn hoàn thành các câu hoặc đoạn văn tóm tắt nội dung bài nghe bằng cách điền vào chỗ trống. Độ khó của dạng bài này tùy thuộc vào nội dung: có thể liên quan tới đời sống hoặc các chủ đề học thuật.
Cũng như dạng Notes/ diagram/ flow chart/ table completion, đề bài có thể đặt giới hạn cho số từ bạn được điền do đó hãy chú ý để tránh bị mất điểm nhé!
Minh họa dạng bài Sentence Completion/ Summary Completion trong IELTS Listening
Để làm tốt dạng Sentence Completion, Vietop English lưu ý bạn ở một số điểm sau:
- Đọc kỹ đề bài: Đọc câu hỏi và các từ/cụm từ được đề cập trong chỗ trống trước khi nghe bài nghe. Điều này giúp bạn có cái nhìn tổng quan về nội dung cần điền và chuẩn bị tư duy cho việc nghe.
- Gạch chân những từ khóa: Xem xét các thông tin cho trước và gạch chân các từ khóa quan trọng, để bạn biết được đâu là phần mình sẽ phải tập trung lắng nghe.
- Đoán câu trả lời: Bạn có thể dựa vào hai phần trước và sau của ô trống để dự đoán từ cần điền thuộc chủ đề nào hoặc là loại từ gì (danh từ, động từ, tính từ, trạng từ,…), 2 phần trước sau của ô trống cũng có thể giúp bạn biết được đáp án, do đó khi nghe nên chú ý nhiều đến sự xuất hiện của các từ này.
- Trong khi nghe: Chú ý tới những từ đồng nghĩa và trái nghĩa, những từ chuyển hướng như although, but, however,… cẩn thận tránh bị “bẫy” khi người nói đưa ra thông tin sai và sửa lại.
- Kiểm tra lại sau khi nghe: Khi bài nghe kết thúc, hãy xem xét các lựa chọn đáp án và so sánh chúng với dự đoán của bạn. Kiểm tra lại các lỗi chính tả và ngữ pháp.
Dạng 4: Short answer question
Đây có thể là dạng bài khó nhất trong các dạng của IELTS Listening. Đề bài sẽ cho bạn một câu hỏi và yêu cầu bạn vừa lắng nghe và trả lời, tuy nhiên thường đề cũng sẽ cho bạn giới hạn số chữ được viết trong đáp án, thường chỉ dưới 3 chữ hoặc số – đó là lí do dạng bài này mang tên Short answer question.
Trong dạng bài này, các yếu tố gây nhiễu sẽ thường được sử dụng: đề sẽ có thể “đánh lừa” bạn chọn câu trả lời sai, vì vậy bạn phải lắng nghe cẩn thận những thông tin cụ thể và bỏ qua những thông tin không đúng.
Để làm được dạng Short answer question, bạn lưu ý:
- Đọc kỹ đề bài và gạch dưới các từ khóa: Đọc câu hỏi và gạch chân bất kỳ từ khóa hoặc hướng dẫn cụ thể nào. Hãy chú ý đến các yêu cầu, chẳng hạn như bạn cần viết một từ hay một cụm từ ngắn.
- Dự đoán câu trả lời: Trước khi nghe âm thanh, bạn hãy cố gắng dự đoán loại thông tin hoặc từ có thể là câu trả lời.
- Trong khi nghe: Thông thường, câu trả lời có thể được paraphrase. Do đó bạn cần chú ý đến các từ đồng nghĩa hoặc cách diễn đạt thay thế có cùng ý nghĩa với câu trả lời.
- Hãy thận trọng với những yếu tố gây nhiễu: Đôi khi, bài nghe có thể bao gồm thông tin nghe giống với câu trả lời nhưng không chính xác. Bạn chú ý cẩn thận để phân biệt giữa yếu tố gây phân tâm và câu trả lời thực tế bằng cách tập trung vào các chi tiết và yêu cầu chính của câu hỏi.
- Kiểm tra lại đáp án của mình: Đây là bước quan trọng. Bạn sẽ cần phải kiểm tra lại câu trả lời, các lỗi chính tả hoặc ngữ pháp để tránh sai sót không đáng có.
Dạng 5: Matching – Classifying
Đây là dạng bài yêu cầu bạn phân loại hoặc phân nhóm các thông tin dựa trên nội dung của bài nghe. Đôi khi các lựa chọn được đưa ra sẽ nhiều hơn số câu hỏi và bạn phải chú ý nghe kỹ để tìm ra câu trả lời phù hợp.
Lưu ý khi làm bài Matching – Classifying như sau:
- Đọc câu hỏi và các đáp án cho trước: Đọc câu hỏi và các đáp án cho trước trước khi bài nghe bắt đầu sẽ giúp bạn hiểu rõ yêu cầu và có cái nhìn tổng quan về nội dung, có thể loại trừ trước một số đáp án nếu được và gạch chân từ khóa.
- Trong khi nghe: Nên áp dụng kỹ năng Take note để ghi chú lại thông tin trong khi nghe, tránh việc vừa nghe vừa phải cố gắng tìm kiếm đáp án trong đề làm mất thời gian.
- Sau khi bài nghe kết thúc: bạn có thể đối chiếu lại ghi chú với câu hỏi để xác định đáp án phù hợp.
- Kiểm tra lại đáp án, các lỗi chính tả hoặc ngữ pháp trước khi chuyển sang phần nghe kế tiếp.
Dạng 6: Matching Information
Trong dạng bài Matching Information, bạn sẽ phải nối khớp thông tin từ bài nghe với các mục tiêu hoặc danh sách được đưa ra.
Dạng 7: Pick from a list
Trong câu hỏi Pick from a list, bạn sẽ được cung cấp một danh sách các lựa chọn để nghe một bài nói hoặc cuộc trò chuyện, chọn đúng các tùy chọn để hoàn thành các câu hỏi hoặc điền vào chỗ trống.
Thường thì, danh sách các tùy chọn được đưa ra sẽ gồm các con số, chữ cái hoặc từ ngữ. Bạn có thể nghe thông tin liên quan đến các tùy chọn này trong bài nói và cố gắng xác định những gì được đề cập đến trong bài nói.
Dạng 8: Plan, Map, Diagram Labeling
Trong dạng Plan, Map, Diagram Labeling, bạn sẽ nghe một bài nói hoặc cuộc trò chuyện mô tả về một kế hoạch, bản đồ hoặc sơ đồ.
Đề cung cấp cho bạn một hình vẽ hoặc biểu đồ liên quan đến bài nói và được yêu cầu bạn “gắn nhãn” các phần hoặc các yếu tố cụ thể trên hình vẽ đó.
Để làm tốt dạng bài này, mời các bạn tham khảo Cách làm dạng bài Labelling a Map trong IELTS Listening từ Vietop English nhé!
3. Tổng hợp các dạng bài thi IELTS Reading (IELTS Academic)
3.1. Các section trong IELTS Reading (IELTS Academic)
Bài thi IELTS Reading ở dạng Học Thuật (IELTS Academic) khác với IELTS Tổng Quát (IELTS General) vì Academic sẽ khó hơn với những bài đọc liên quan tới học thuật, nghiên cứu,… Phần thi có 40 câu hỏi, diễn ra trong 60 phút, có 3 section như sau:
Section 1
Đây là phần đầu tiên của IELTS Reading Academic và thường có một bài đọc ngắn. Bài đọc có thể là một đoạn văn ngắn, một bài báo hoặc một đoạn trích từ một tài liệu học thuật.
Các câu hỏi trong phần này thường xoay quanh việc tìm kiếm thông tin chi tiết, ý chính và ý nghĩa tổng quát của bài đọc. Các dạng câu hỏi thường gặp trong phần này là: Multiple choice, matching headings, sentence completion, và short answer questions.
Section 2
Bài đọc section 2 thường là một văn bản dài hơn so với phần 1. Bài đọc trong phần này có thể là một bài nghiên cứu, một bài báo khoa học, một bài giảng hoặc một đoạn trích từ sách giáo trình.
Các câu hỏi trong phần này thường liên quan đến sự hiểu biết sâu hơn về nội dung bài đọc, suy luận, mối quan hệ giữa các ý và ý nghĩa đặc biệt.
Các dạng câu hỏi thường gặp trong phần này gồm: Matching information, multiple choice, summary completion, và diagram completion.
Section 3
Phần cuối cùng của IELTS Reading Academic là một bài văn ngắn hoặc một đoạn trích từ một tài liệu học thuật. Bài đọc trong phần này thường có tính chất chuyên sâu và phức tạp nhằm đánh giá khả năng đọc hiểu và suy luận của thí sinh trong ngữ cảnh học thuật.
Các câu hỏi trong phần này thường yêu cầu thí sinh phân tích, suy luận, tóm tắt và đánh giá thông tin từ bài đọc.
Các dạng câu hỏi thường gặp trong phần này bao gồm: Matching headings, matching sentence endings, multiple choice, và true/false/not given.
Một số lưu ý chung khi bạn làm phần IELTS Reading (IELTS Academic)
- Hãy chú ý đến số lượng từ bạn có thể sử dụng trong câu trả lời của mình.
- Skimming and Scanning là kỹ năng bắt buộc phải có để đạt điểm cao trong IELTS Reading ở cả hai loại học thuật hoặc tổng quát.
- Tìm hiểu cách xác định từ khóa trong quá trình chuẩn bị để tìm ra câu trả lời đúng.
- Học cách làm giàu từ vựng của bạn để có thể tìm ra các từ đồng/trái nghĩa với đáp án, hoặc paraphrase.
- Sử dụng đúng ngữ pháp và chính tả khi ghi lại câu trả lời.
- Phân bổ thời gian một cách hợp lý cho mỗi câu. Nếu bạn gặp khó khăn với một câu hỏi, hãy chuyển sang câu hỏi khác và quay lại sau. Không dành quá nhiều thời gian cho một câu duy nhất, vì điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành bài.
3.2. Các dạng bài IELTS Reading (IELTS Academic)
Dưới đây là một số dạng bài thí sinh sẽ thường gặp trong phần IELTS Reading (IELTS Academic)
Dạng 1: Identifying Information True/ False/ Not Given
Ở dạng câu hỏi này, bạn sẽ được cung cấp một tập hợp các câu phát biểu với câu hỏi: “Do the following statements agree with the information in the text?”
Sau đó, bạn cần viết câu trả lời của mình là True (đúng)/ False (sai)/ Not Given (đề bài không cho thông tin này)
Để làm tốt dạng bài này, ta sẽ cần:
- Đọc đề một cách cẩn thận để hiểu rõ yêu cầu của câu hỏi. Lưu ý các từ khóa và các chỉ dẫn cụ thể như “according to the passage” hoặc “based on the information.”
- Có thể đoạn văn đề cho bạn không trực tiếp trích dẫn câu hỏi, nhưng nó có thể sử dụng từ đồng nghĩa hoặc diễn giải (paraphrase) lại thông tin.
- Chú ý phân biệt rõ 2 loại False (sai) và Not Given (đề bài không cho thông tin này)
False – Đoạn văn nêu điều ngược lại với câu phát biểu.
Not Given – Thông tin trong câu phát biểu không được đề cập trong đoạn văn.
Dạng 2: Multiple choice
Multiple choice là dạng bài trắc nghiệm. Bạn có thể sẽ được cung cấp câu hỏi và yêu cầu chọn:
- Một câu trả lời từ bốn lựa chọn thay thế (A, B, C hoặc D)
- Hai câu trả lời từ năm lựa chọn thay thế (A, B, C, D hoặc E)
- Ba câu trả lời từ bảy phương án (A, B, C, D, E, F hoặc G)
- ETC.
Để hoàn thành tốt bài Multiple choice trong IELTS Reading (Academic), bạn lưu ý:
- Đọc các lựa chọn (A, B, C, D) để nắm nội dung và ý nghĩa của chúng. Điều này giúp bạn có cái nhìn tổng quan về các lựa chọn có sẵn và có thể loại được một số lựa chọn không phù hợp.
- Đọc kỹ đề, gạch các từ khóa trong câu hỏi để tìm đáp án trong bài đọc thuận lợi hơn.
- So sánh mỗi lựa chọn với nội dung của bài đọc. Tìm các từ, cụm từ hay ý tương tự hoặc trùng khớp với nội dung và loại bỏ những lựa chọn không phù hợp hoặc không được đề cập trong bài đọc.
- Kiểm tra lại đáp án và đảm bảo các câu trả lời bạn chọn đều khớp với thông tin trong bài đọc – nghĩa là bạn có thể dùng thông tin đó để giải thích cho lựa chọn của mình.
Xem ngay tip làm dạng Multiple Choice qua bài Reading của Cambridge 17 nhé.
Dạng 3: Identifying Writer’s Claims/ Views (Yes/ No/ Not Given)
Bạn sẽ được cung cấp một số câu với câu hỏi ‘Do the following statements agree with the views/claims of the writer?’. Bạn được yêu cầu trả lời bằng Yes/No/Not Given.
Cách làm dạng bài này cũng tương tự như True/False/Not Given. Bạn sẽ cần phải:
- Đọc đề và hiểu rõ câu hỏi, tìm các từ khóa giúp bạn xác định thông tin trong bài đọc.
- Chú ý các từ đồng/trái nghĩa hoặc diễn giải (paraphrase) lại thông tin.
- Phân biệt rõ 2 loại No (không) và Not Given (đề bài không cho thông tin này)
No – Đoạn văn nêu điều ngược lại với câu phát biểu.
Not Given – Thông tin trong câu phát biểu không được đề cập trong đoạn văn.
Dạng 4: Matching Headings
Đề cung cấp một loạt các tiêu đề được đánh dấu bằng kí tự số La Mã (i, ii, iii, …) và bài đọc đã có các đoạn văn được đánh chữ (A, B, C, …) ở đầu.
Nhiệm vụ của bạn là sẽ tìm và nối tiêu đề với đoạn văn chính xác và viết số thích hợp vào đáp án. Đề có thể cho nhiều hơn số tiêu đề bạn phải tìm để tăng độ khó cho bài.
Một số lưu ý khi làm dạng bài Matching Headings:
- Đọc đề cẩn thận, quan sát các tiêu đề để nắm nội dung của chúng.
- Đọc kỹ bài đọc và tìm hiểu ý chính / thông tin chi tiết trong từng đoạn văn. So sánh ý chính của từng đoạn văn với các tiêu đề đã được cung cấp.
- Tìm các từ, cụm từ hoặc ý tương tự hoặc trùng khớp với ý chính của đoạn văn và loại bỏ những tiêu đề không phù hợp hoặc không khớp với nội dung của đoạn văn.
- Một số từ khóa trong tiêu đề có thể hữu ích để tìm đoạn văn phù hợp dễ hơn.
- Tất cả các tiêu đề chỉ có thể được dùng một lần duy nhất, và chúng phải hợp với toàn bộ nội dung của 1 đoạn chứ không phải chỉ 1 câu/chi tiết trong đoạn đó.
Dạng 5: Matching Information
Matching Information cũng tương tự như Headings, là dạng bài mà đề sẽ cho nhiều đoạn văn được đánh dấu ở đầu bằng các chữ cái khác nhau (A, B, C,…). Bạn cần phải nối thông tin được đưa ra trong câu hỏi với thông tin phù hợp trong một trong các đoạn văn.
Khi làm dạng bài Matching Information, lưu ý cũng tương tự như Matching Headings, đó là:
- Đọc kỹ đề và thông tin trong các câu cho trước để tìm từ khóa và nắm được ý chính.
- Tìm các ý liên quan trong bài đọc, chú ý các từ đồng/trái nghĩa, paraphrase.
- Đề có thể cho nhiều hơn các đoạn văn mà bạn cần tìm để gây nhiễu, vì thế cần cẩn thận để không bị nhầm lẫn.
- Ngược với Matching Headings, bạn sẽ phải dựa vào các câu cho sẵn để tìm ra một ý chi tiết nằm trong một đoạn văn.
Dạng 6: Matching Features
Dạng bài Matching Features yêu cầu thí sinh tìm đối tượng trong một danh sách sao cho phù hợp với các statement (tuyên bố, sự thật, quan điểm,…) đã cho. Đôi khi một vài đối tượng sẽ được sử dụng lại nhiều lần trong khi một vài đối tượng sẽ dư ra, không cần thiết.
Lưu ý khi làm bài dạng Matching Features:
- Đọc đề cẩn thận, đảm bảo hiểu rõ yêu cầu đề.
- Đừng đọc toàn bộ đoạn văn để tránh mất thời gian.
- Đọc câu hỏi, khoanh tròn hoặc gạch dưới các từ khóa.
- Chú ý tới từ đồng nghĩa/trái nghĩa hoặc paraphrase.
- Các câu hỏi sẽ không đi theo thứ tự.
Dạng 7: Sentences/ Summary/ Note/ Table/ Flowchart/ Diagram Label Completion
Đây là các dạng bài yêu cầu thí sinh đọc và hoàn thành các câu, bảng biểu, ghi chú, tóm tắt,… bằng việc điền vào chỗ trống.
Để có thể chinh phục dạng bài này, ta lưu ý:
- Đọc kỹ đề để biết giới hạn điền là bao nhiêu từ. Tìm từ khóa để rút ngắn thời gian dò tìm câu trả lời trên bài đọc.
- But, rather, although, however, and, in spite of, while, etc. là những từ nối có thể giúp ích cho bạn.
- Kiểm tra chính tả và ngữ pháp để tránh lỗi sai.
- Ngoài ra, cách làm bài Sentences/ Summary/ Note/ Table/ Flowchart/ Diagram Label Completion trong IELTS Reading và IELTS Listening tương đối giống nhau ở chỗ bạn có thể đoán được loại từ cần điền bằng cách nhìn vào phần trước và sau của ô trống.
Xem ngay:
- Cách làm bài dạng Sentence Completion – IELTS Reading
- Cách làm dạng bài Summary Completion – IELTS Reading
- Cách làm dạng bài Table Completion – IELTS Reading
Dạng 8: Short Answer Question
Đây là các dạng bài yêu cầu thí sinh đọc bài đọc và trả lời các câu hỏi một cách ngắn gọn. Bạn phải viết câu trả lời bằng chữ hoặc số.Các câu hỏi và thông tin trong đoạn văn có thứ tự giống nhau nên bạn sẽ dễ tìm đáp án hơn.
Một số lưu ý khi làm dạng bài Short Answer Question:
- Đọc kỹ đề để biết giới hạn điền từ. Nếu bạn trả lời dư số từ thì bạn sẽ bị mất điểm.
- Gạch dưới từ khóa để rút ngắn thời gian dò tìm câu trả lời trên bài đọc.
- Để ý loại câu hỏi who, what, when, where, why, how, which, whose, whom,…
- Dùng từ được chọn trong bài đọc, không dùng từ đồng nghĩa, trái nghĩa hay paraphrase.
Xem ngay: Tips làm bài dạng short answer questions IELTS Reading
Dạng 9: List Selection
Trong bài thi IELTS Reading, dạng câu hỏi List Selection cung cấp cho thí sinh một danh sách các tùy chọn (thường là từ, cụm từ hoặc số) và một số câu hỏi hoặc câu khẳng định có chỗ trống hoặc thông tin cần hoàn thành. Ngoài ra, dạng này còn có một tên gọi khác là Pick From A List.
Các câu hỏi List Selection có thể yêu cầu bạn chọn đúng các tùy chọn để:
- Hoàn thành các câu hỏi trắc nghiệm:chọn các tùy chọn từ danh sách để điền vào chỗ trống trong câu hỏi.
- Điền vào chỗ trống: chọn các tùy chọn từ danh sách để điền vào các chỗ trống trong đoạn văn hoặc bài đọc.
- “Gắn nhãn” các câu khẳng định: chọn các tùy chọn từ danh sách để “gắn nhãn” (label) các câu khẳng định hoặc các phần trong đoạn văn.
Khi làm các câu hỏi List Selection, bạn lưu ý đọc kỹ câu hỏi và các đoạn văn liên quan để tìm các từ khóa, ngữ cảnh và thông tin hỗ trợ. Sử dụng kỹ năng skim (đọc lướt) và scan (tìm kiếm nhanh) để tìm các thông tin cần thiết và so sánh chúng với các tùy chọn trong danh sách.
Ghi chú và đánh dấu vào bài làm của bạn khi tìm được câu trả lời chính xác và đảm bảo rằng bạn đã làm theo yêu cầu đề bài về việc sử dụng tùy chọn (sử dụng 1 lần hoặc nhiều lần) nếu có.
Dạng 10: Matching Sentence Endings
Dạng bài Matching Sentence Endings IELTS Reading yêu cầu bạn kết hợp các câu kết thúc (sentence endings) từ một danh sách với các câu hoặc đoạn văn chứa thông tin tương ứng. Mục tiêu của bài là bạn sẽ phải tìm ra sự tương đồng hoặc phù hợp giữa câu kết thúc và nội dung của các câu hoặc bài đọc.
Mời bạn tham khảo Chiến thuật làm bài Matching Sentence Endings trong IELTS Reading để có thể hoàn thành tốt dạng bài này.
Dạng 11: Choose the best Title
Dạng bài này trong phần đọc của bài thi IELTS yêu cầu bạn chọn tiêu đề tốt nhất cho một đoạn văn hoặc một phần của đoạn văn. Bạn sẽ được cung cấp một danh sách các tiêu đề có thể và bạn phải đọc và hiểu nội dung của đoạn văn để xác định tiêu đề phù hợp nhất.
Minh họa dạng bài Choose the best Title
Để làm được dạng bài này, bạn lưu ý:
- Đọc hiểu nội dung của đoạn văn mà bạn phải chọn tiêu đề. Nắm bắt ý chính, thông tin chi tiết và ngữ cảnh trong đoạn văn đó.
- Đọc kỹ danh sách các tiêu đề có thể và hiểu ý nghĩa của chúng, so sánh các tiêu đề với nội dung và ý chính của đoạn văn.
- Xác định tiêu đề phù hợp nhất bằng cách tìm sự tương đồng hoặc tương quan giữa ý nghĩa và thông tin trong đoạn văn với các tiêu đề trong danh sách. Tìm các từ khóa, ý chính hoặc thông tin quan trọng trong đoạn văn để so sánh với các tiêu đề.
- Sau khi chọn tiêu đề, hãy đánh dấu và kiểm tra lại câu trả lời của bạn.
Vietop English xin giới thiệu tới các bạn chương trình thi thử IELTS miễn phí đang diễn ra tại Vietop, các bạn sẽ được kiểm tra trình độ của mình ở cả 4 kỹ năng. Tìm hiểu ngay nhé!
4. Tổng hợp các dạng bài thi IELTS Writing
4.1. Tổng hợp các dạng bài thi IELTS Writing Task 1 (IELTS Academic)
Phần thi IELTS Writing diễn ra sau phần IELTS Listening và Reading, tổng thời lượng cho kĩ năng này là 60 phút.
Trong phần IELTS Writing Task 1 (IELTS Academic), đề sẽ yêu cầu bạn viết một bài mô tả hoặc diễn giải về dữ liệu trong dạng biểu đồ, đồ thị, sơ đồ hoặc bản đồ,… Giới hạn số chữ cần viết sẽ rơi vào khoảng khoảng 150 từ.
Một số lưu ý chung cho phần IELTS Writing Task 1 (IELTS Academic) là:
- Đọc đề bài một cách cẩn thận: Đọc đề bài một cách kỹ lưỡng và hiểu rõ yêu cầu cụ thể của nó. Lưu ý loại dữ liệu và mục tiêu chính của bài viết. Bạn chú ý không đưa ý kiến cá nhân vào bài viết task 1 này.
- Giới hạn thời gian: Hãy quản lý thời gian một cách hiệu quả, dành khoảng 20 phút cho Task 1 và 40 phút cho Task 2. Chú ý đừng tốn quá nhiều thời gian cho Task 1 để đảm bảo rằng bạn còn đủ thời gian để hoàn thành Task 2.
- Xác định cấu trúc bài viết: Xác định cấu trúc bài viết trước khi bạn bắt đầu viết. Thường thì bài viết sẽ có 4 đoạn văn: mở đầu (introduction), nhận định chung (overview), và 2 phần thân (body) để mô tả chi tiết.
- Chú trọng vào các chi tiết quan trọng: Tập trung vào các con số, phần trăm, sự khác biệt và xu hướng quan trọng trong dữ liệu. Đừng mất thời gian miêu tả những chi tiết không quan trọng hoặc không liên quan.
- Sử dụng từ vựng và ngữ pháp phong phú: Sử dụng từ vựng và ngữ pháp đa dạng để biểu đạt ý kiến và thông tin một cách chính xác và mạch lạc. Hãy sử dụng các từ nối, từ đồng nghĩa và cấu trúc câu phức để tăng tính trôi chảy và sự linh hoạt của bài viết. Nếu miêu tả biểu đồ, sử dụng từ vựng và thuật ngữ phù hợp với lĩnh vực của biểu đồ, như “increase, decrease, fluctuate, peak, decline” và các từ liên quan đến dữ liệu (số lượng, phần trăm, tỷ lệ, v.v.).
- Đảm bảo tính logic và sự liên kết: Bài viết của bạn nên có tính logic và sự liên kết giữa các ý. Sử dụng các từ nối và cụm từ để kết nối các ý với nhau và tạo sự mạch lạc trong bài viết.
- Sử dụng dữ liệu để làm rõ ý kiến: Sử dụng dữ liệu một cách hiệu quả để làm rõ ý kiến và ý định trong bài viết. Đừng chỉ miêu tả dữ liệu mà không có sự phân tích và diễn giải.
- Sử dụng cấu trúc câu phức: Sử dụng cấu trúc câu phức như mệnh đề quan hệ và cấu trúc so sánh để tăng tính phức tạp và đa dạng của câu.
- Chú trọng vào thông tin quan trọng: Tránh miêu tả quá nhiều chi tiết không quan trọng. Tập trung vào những thông tin quan trọng và xu hướng chính.
- Sử dụng thời gian hiệu quả: Trong quá trình viết, sử dụng thời gian hiệu quả bằng cách sắp xếp các ý và câu một cách cẩn thận. Đừng lãng phí thời gian viết lại hoặc chỉnh sửa quá nhiều. Tập trung vào viết một bài viết rõ ràng, có cấu trúc và chính xác.
- Kiểm tra lại và chỉnh sửa: Sau khi hoàn thành bài viết, hãy dành thời gian để đọc lại và chỉnh sửa bài viết của bạn. Kiểm tra lại ngữ pháp, chính tả và cấu trúc câu để đảm bảo rằng bài viết của bạn không có lỗi sai cơ bản.
Dưới đây là một số dạng bài phổ biến của IELTS Writing Task 1 (IELTS Academic), trong mỗi dạng bài, bạn sẽ được yêu cầu mô tả, so sánh, phân tích hoặc diễn giải thông tin:
Dạng 1: Bar chart
Dạng bài Bar chart – biểu đồ cột trong IELTS Writing Task 1 (IELTS Academic) cung cấp một biểu đồ cột và nhiệm vụ của bạn là mô tả và so sánh các dữ liệu trong biểu đồ đó.
Dạng 2: Line graph
Với dạng này, đề bài sẽ yêu cầu bạn mô tả một biểu đồ đường, thường là với các đường biểu thị xu hướng thay đổi của các yếu tố trong thời gian.
Để có thể làm tốt bài viết dạng này, Vietop English mời bạn tham khảo bài viết Cách viết Writing Task 1 Line Graph.
Dạng 3: Pie chart
Pie chart là biểu đồ hình tròn. Trong dạng bài này, bạn sẽ được cung cấp một biểu đồ tròn và phải mô tả phần trăm hoặc tỷ lệ của các thành phần khác nhau.
Tham khảo bài viết chi tiết cho dạng bài này tại Vietop: Hướng dẫn cách viết Pie Chart IELTS Writing Task 1.
Dạng 4: Table
Trong dạng bài IELTS Writing Task 1 (IELTS Academic) – Table, bạn sẽ được cung cấp một bảng biểu dữ liệu và nhiệm vụ của bạn là mô tả và so sánh các thông tin trong bảng.
Mời bạn xem qua bài viết Cách viết Writing Task 1 dạng Table chi tiết từ Vietop English.
Dạng 5: Process
Dạng bài Process (hay Diagram) trong IELTS Writing Task 1 (IELTS Academic) yêu cầu bạn mô tả quá trình hoặc chuỗi các bước để thực hiện một quá trình nào đó.
Bạn sẽ được cung cấp một sơ đồ hoặc hình vẽ mô tả các bước trong quá trình và nhiệm vụ của bạn là mô tả chi tiết các bước đó theo thứ tự.
Tham khảo bài viết Cách viết dạng Diagram (Process) IELTS Writing Task 1 giúp bạn đạt điểm cao từ Vietop English các bạn nhé!
Dạng 6: Map
Dạng Map yêu cầu bạn mô tả các thay đổi, sự phân bố hoặc các yếu tố đặc trưng trên một hoặc nhiều bản đồ cho sẵn.
Tham khảo bài viết chi tiết Hướng dẫn cách viết dạng Maps IELTS Writing Task 1 tại Vietop English đã làm tốt dạng bài này bạn nhé!
Dạng 7: Mixed
Dạng Mixed hoặc Mixed Charts yêu cầu bạn phân tích và tường thuật thông tin từ nhiều biểu đồ khác nhau. Thay vì chỉ có một loại biểu đồ như đồ thị dạng đường, biểu đồ cột, hay biểu đồ tròn, Mixed Charts yêu cầu bạn xử lý và mô tả các loại biểu đồ khác nhau trong cùng một bài viết.
Ví dụ, nhiệm vụ có thể yêu cầu bạn phân tích một biểu đồ dạng đường và một biểu đồ cột, hoặc phân tích một biểu đồ cột và một bảng dữ liệu.
Thông thường, bạn sẽ phải tìm ra mối liên hệ, so sánh hoặc tóm tắt thông tin từ các biểu đồ khác nhau.
Một số dạng biểu đồ có thể được gặp trong dạng này là:
- Biểu đồ đường kết hợp với biểu đồ cột: phân tích và so sánh các xu hướng thay đổi theo thời gian (biểu đồ đường) và sự so sánh giữa các nhóm (biểu đồ cột).
- Biểu đồ cột kết hợp với biểu đồ tròn: mô tả sự thay đổi theo thời gian (biểu đồ cột) và phân tích tỷ lệ phần trăm hoặc phần trăm của các thành phần (biểu đồ tròn).
- Biểu đồ cột/ tròn/ đường kết hợp với bảng dữ liệu: so sánh và tóm tắt các con số, số liệu từ biểu đồ cột và bảng dữ liệu.
Nói chung, dạng biểu đồ ghép này rất đa dạng về thể loại. Để có thể xử lý tốt dạng bài trên, mời các bạn tham khảo bài viết từ Vietop English – Cách viết dạng Multiple Graphs/Charts – IELTS Writing Task 1.
4.2. Tổng hợp các dạng bài thi IELTS Writing Task 2 (IELTS Academic)
IELTS Writing Task 2 (IELTS Academic) chiếm 40 phút trong phần IELTS Writing, đề sẽ yêu cầu bạn viết một bài luận ngắn tối thiểu 250 chữ.
Một số lưu ý chung quan trọng cho bạn khi tiến hành phần IELTS Writing Task 2 (IELTS Academic)
- Hiểu rõ yêu cầu: Đọc câu hỏi một cách cẩn thận để hiểu rõ yêu cầu của đề bài. Điều này giúp bạn xác định được loại bài viết cần viết (argumentative essay, discursive essay, problem-solution essay, etc.) và các yêu cầu cụ thể khác.
- Lập dàn ý và tổ chức bài viết: Trước khi viết, lập dàn ý (lên plan) cho bài viết của bạn. Xác định các ý chính và sắp xếp chúng thành các đoạn văn logic và mạch lạc. Đảm bảo có một mở đầu rõ ràng, các đoạn thân bài chứa các ý chính, và một kết luận tổng kết.
- Tổ chức bài viết thành các đoạn văn: Mỗi đoạn văn nên chỉ trình bày một ý chính duy nhất và có một câu chủ đề. Sử dụng các câu liên kết logic để kết nối các đoạn văn với nhau và tạo sự mạch lạc trong bài viết.
- Phát triển ý kiến: Dùng các lập luận, ví dụ, dẫn chứng và các ý kiến cá nhân để phát triển các ý chính của bạn, đi kèm dẫn chứng giúp thuyết phục người đọc.
- Sử dụng ngôn ngữ chính xác và đa dạng: Sử dụng ngôn từ phù hợp và đa dạng để biểu đạt ý kiến và lập luận của bạn, hãy hạn chế sử dụng các từ ngữ lặp lại và tìm cách sử dụng từ vựng và cấu trúc câu phong phú. Bạn có thể cân nhắc các đồng/trái nghĩa của từ hoặc diễn giải (paraphrase), tuy nhiên không nên lạm dụng các từ nâng cao vì sẽ dễ gây mất tự nhiên.
- Sử dụng các cấu trúc câu phức tạp: Để thể hiện khả năng sử dụng các cấu trúc câu phức tạp, bạn hãy cố gắng sử dụng các loại câu khác nhau như câu điều kiện, câu so sánh, câu bị động, câu mệnh lệnh, câu gián tiếp, và câu phức gọn. Những câu này sẽ làm giám khảo ấn tượng với bài viết của bạn, tuy nhiên không nên lạm dụng quá nhiều.
- Sửa lỗi chính tả và ngữ pháp: Dành ít phút để đọc lại bài viết và sửa các lỗi chính tả và ngữ pháp nếu có.
- Kiểm soát thời gian viết: Quản lý thời gian một cách hiệu quả để hoàn thành bài viết trong thời gian cho phép. Dành thời gian đủ để lập kế hoạch, viết bản nháp, và sau đó chỉnh sửa và sửa lỗi chính tả và ngữ pháp.
Dưới đây là một số dạng bài thi IELTS Writing Task 2 (IELTS Academic) phổ biến:
Dạng 1: Argumentative/ Opinion/ Agree or Disagree
Với dạng bài này, thí sinh sẽ được cho một chủ đề và yêu cầu đưa ra quan điểm của mình trong bài viết. Bạn lưu ý rằng với dạng đề này sẽ không có ý kiến đúng hoặc sai, hãy chọn quan điểm mà bạn chắc chắn nhất để đưa ra các lập luận, dẫn chứng thuyết phục người đọc.
Tham khảo:
- Cách làm dạng bài IELTS Writing Task 2 – Agree or Disagree chi tiết
- To what extent là gì? Dạng đề To what extent do you agree or disagree trong IELTS Writing task 2
Dạng 2: Advantages and Disadvantages
Dạng bài Advantages and Disadvantages yêu cầu thí sinh viết những ưu và nhược điểm của một thực trạng/vấn đề mà đề bài đã cho.
Tham khảo: Cách viết Advantage and Disadvantage trong IELTS Writing Task 2
Dạng 3: Two-Part Question
Dạng bài Two-Part Question, đúng như tên của nó, là dạng bài cho thí sinh một vấn đề/thực trạng và yêu cầu thí sinh trả lời 2 câu hỏi, tương ứng với 2 đoạn thân bài.
Tham khảo cách viết dạng bài này ở đây các bạn nhé: Cách viết Two Part Question/ Double Question – IELTS Writing Task 2
Dạng 4: Problems-causes-solutions
Causes & Solutions (hay Problems & Solutions) là dạng bài yêu cầu thí sinh phân thích nguyên nhân của một hiện tượng hoặc vấn đề, và đưa ra giải pháp cho vấn đề đó.
Tham khảo: Cách viết Problem and Solution trong IELTS Writing Task 2
Dạng 5: Discussion (Discuss both views)
Discussion (Discuss both views) sẽ cung cấp cho thí sinh 2 ý kiến trái chiều và yêu cầu thí sinh viết bài luận bàn cả về 2 ý kiến trên, sau đó cho ý kiến của mình về vấn đề.
Tham khảo: Cách viết Discuss Both View And Give Your Opinion trong IELTS Writing Task 2
Dạng 6: Unpredictable
IELTS Writing Task 2 thường bao gồm các loại đề bài dự đoán khó, có thể được gọi là “Unpredictable type”. Đây là những đề bài không rõ ràng và đòi hỏi bạn phải đưa ra quan điểm cá nhân và lập luận một cách chi tiết. Dưới đây là một số ví dụ về các đề bài Unpredictable type:
- Some people argue that technological advancements have made our lives more convenient, while others believe that they have made us more dependent and disconnected. Discuss both views and give your opinion.
- In some countries, people prefer to rent a house rather than buy one. What are the advantages and disadvantages of renting a house? Give your opinion and discuss any relevant examples.
- Many people think that public transportation systems should be free of charge, while others argue that users should pay for their journeys. Discuss both views and give your own opinion.
- Some people believe that children should be allowed to make their own choices and decisions from a young age, while others think that they should be guided and directed by adults. Discuss both views and give your opinion.
4.3. Tổng hợp các dạng bài thi IELTS Writing Task 1 (IELTS General)
Tổng hợp các dạng bài thi IELTS Writing Task 1 (IELTS General)
Dạng 1: Advice Seeking Letter
Dạng bài thi IELTS Writing Task 1 (IELTS General) “Advice Seeking Letter” yêu cầu thí sinh viết một lá thư để yêu cầu tư vấn hoặc ý kiến từ người khác về một vấn đề cụ thể.
Đây là một dạng bài viết thông thường trong cuộc sống hàng ngày và bạn nên sử dụng ngôn ngữ informal (không trang trọng), thân thiện.
Tham khảo bài viết: IELTS General Writing Task 1: Letter of Advice
Dạng 2: Apology Letter
Dạng bài thi IELTS Writing Task 1 (IELTS General) Apology Letter yêu cầu bạn viết một lá thư xin lỗi cho một vấn đề hoặc hành động đã gây phiền toái, sự bất tiện hoặc tổn thất cho người khác. Khi viết dạng này, bạn nên sử dụng ngôn ngữ lịch sự, chân thành, tùy theo đối tượng mà chọn cách dùng từ cho phù hợp (formal hoặc informal).
Minh họa dạng bài IELTS Writing Task 1 (IELTS General) – Apology Letter
Để tham khảo cách viết bài Writing dạng này, Vietop mời bạn tham khảo Bài mẫu IELTS General Writing Task 1: Apology Letter.
Dạng 3: Complaint Letter
Dạng bài này sẽ yêu cầu bạn viết một lá thư phàn nàn về một vấn đề hoặc dịch vụ không đạt yêu cầu, không hài lòng hoặc đã gây khó khăn cho bạn. Đây là một dạng bài mà bạn cần sử dụng ngôn ngữ formal, rõ ràng và biểu đạt ý kiến một cách lịch sự.
Tham khảo: Complaint Letter – IELTS General Writing Task 1 để nắm được cách viết Complaint Letter chính xác nhất bạn nhé!
Dạng 4: Application Letter
(Job) Application Letter là dạng bài mà bạn sẽ viết một lá thư ứng tuyển cho một vị trí công việc hoặc một khóa học/đào tạo. Đề bài yêu cầu bạn sử dụng ngôn ngữ lịch sự, rõ ràng và biểu đạt mục tiêu và kỹ năng của bạn một cách hợp lý.
Mời bạn xem qua: Job Application – IELTS General Writing Task 1 để tham khảo cách viết bài dạng này nhé!
Dạng 5: Request Letter
Với đề Request Letter, thí sinh sẽ phải viết một lá thư yêu cầu thông tin, hỗ trợ hoặc sự đồng ý từ người nhận. Khi viết dạng bài này, bạn cần sử dụng ngôn ngữ lịch sự, rõ ràng và để biểu đạt yêu cầu của bạn một cách hiệu quả.
Tham khảo thêm bài viết: IELTS General Writing Task 1: Letter of Request
Dạng 6: Thank Letter
Thank Letter yêu cầu bạn viết một lá thư cảm ơn để bày tỏ lòng biết ơn đối với một người hoặc một tổ chức. Bạn sẽ sử dụng ngôn ngữ lịch sự, chân thành và biểu đạt lòng biết ơn một cách lịch sự.
Dưới đây là một cấu trúc và một số gợi ý để viết một Thank Letter:
Đầu thư:
- Bắt đầu bằng cách gửi lời chào và giới thiệu bản thân (tuỳ chọn).
- Đề cập đến mục đích của lá thư và lý do bạn đang viết.
Biểu thị lòng biết ơn:
- Chân thành biểu đạt lòng biết ơn của bạn đối với người hoặc tổ chức mà bạn muốn gửi thư.
- Đưa ra lời cảm ơn cụ thể về hành động, hỗ trợ hoặc đóng góp mà họ đã mang đến cho bạn.
Diễn giải tác động của người nhận:
- Miêu tả cụ thể tác động tích cực của họ lên cuộc sống, công việc hoặc sự phát triển của bạn.
- Đưa ra ví dụ cụ thể hoặc câu chuyện để minh họa tác động đó.
- Nêu lợi ích hoặc giá trị:
- Đề cập đến lợi ích hoặc giá trị mà bạn đã nhận được từ sự hỗ trợ hoặc đóng góp của họ.
- Miêu tả cách mà tác động đó đã tạo ra sự khác biệt và ảnh hưởng tích cực trong cuộc sống hoặc công việc của bạn.
Kết thúc lá thư:
- Cảm ơn người nhận một lần nữa và rằng bạn sẽ đánh giá cao sự hỗ trợ hoặc đóng góp của họ trong tương lai.
- Kết thúc bằng lời chào tạm biệt lịch sự.
5. Tổng hợp các dạng câu hỏi thi IELTS Speaking
Tương tự phần Listening, IELTS Speaking là phần thi mà thí sinh IELTS Học Thuật (IELTS Academic) và IELTS Tổng Quát (IELTS General) sẽ thi chung.
IELTS Speaking hướng tới đánh giá khả năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh của bạn trong các tình huống giao tiếp hàng ngày, khả năng biểu đạt ý kiến và lập luận, cũng như khả năng nghe và phản ứng. IELTS Speaking bao gồm 3 part là IELTS Speaking part 1, IELTS Speaking part 2, IELTS Speaking part 3. Cụ thể:
5.1. Tổng quan về phần thi IELTS Speaking
IELTS Speaking part 1: Introduction and Interview
Thời gian: Khoảng 4 – 5 phút
Trong phần này, bạn sẽ được giới thiệu và tham gia một cuộc phỏng vấn với giám khảo (examiner). Giám khảo sẽ đặt các câu hỏi cá nhân về bản thân, gia đình, công việc, sở thích, du lịch, v.v. Đây là phần đơn giản nhất và mục tiêu chính là giúp bạn và giám khảo tạo sự quen thuộc và thoải mái.
IELTS Speaking part 2: Individual Long Turn
Thời gian: 3 – 4 phút (1 phút chuẩn bị, 2 phút nói, 1 – 2 phút dự phòng)
Trong phần này, bạn sẽ nhận được một đề bài và sẽ có 1 phút để chuẩn bị ý kiến và nội dung cho cuộc trình bày. Sau đó, bạn phải nói trong khoảng thời gian 1-2 phút về chủ đề đã được cho. Chủ đề có thể liên quan đến các trải nghiệm cá nhân, sở thích, kế hoạch tương lai, cuộc hội thoại, v.v. Bạn cần phải sử dụng ngôn ngữ mô tả chi tiết, cấu trúc câu phức tạp và biểu đạt ý kiến cá nhân.
IELTS Speaking part 3: Two-way Discussion (Cuộc thảo luận hai chiều)
Thời gian: 4 – 5 phút
Trong phần này, bạn sẽ tham gia vào một cuộc thảo luận với giám khảo về chủ đề trong phần 2. Cuộc thảo luận sẽ mở rộng và sâu hơn, và bạn sẽ được yêu cầu đưa ra lập luận, phân tích và đưa ra quan điểm cá nhân. giám khảo sẽ tiến xa hơn vào chủ đề và thử thách bạn bằng các câu hỏi phức tạp.
Một số lưu ý chung khi thi IELTS Speaking:
- Bài thi không kiểm tra khả năng nhớ từ vựng, vốn từ cao cấp, ngữ pháp chuyên sâu hay giọng Anh/ Mỹ của bạn. Bài thi kiểm tra khả năng sử dụng tiếng Anh và phản xạ, phát âm, độ trôi chảy của bạn khi nói bằng ngôn ngữ này.
- Sử dụng từ vựng và cấu trúc câu đa dạng để làm cho bài nói của bạn trở nên sắc sảo và giàu ý nghĩa, tuy nhiên không dùng các từ vựng hay ngữ pháp nâng cao, phức tạp vì nó sẽ khiến lời nói của bạn mất tự nhiên.
- Chú ý lắng nghe câu hỏi từ giám khảo và đảm bảo bạn hiểu rõ yêu cầu của câu hỏi trước khi trả lời. Nếu bạn không hiểu hoặc cần làm rõ, hãy yêu cầu giám khảo lặp lại câu hỏi hoặc giải thích thêm nếu được.
- Sử dụng ngôn ngữ mô tả chi tiết để diễn tả trải nghiệm, cảm xúc và ý kiến của bạn. Hãy cố gắng sử dụng các thuật ngữ và cụm từ phù hợp để biểu đạt ý kiến cá nhân một cách rõ ràng và thuyết phục.
- Hãy lắng nghe giám khảo và tương tác một cách tự nhiên và chủ động, thể hiện sự tích cực trong cuộc trò chuyện, tạo sự tương tác và thể hiện khả năng ngôn ngữ của bạn.
- Hãy chú ý đến ngữ pháp và phát âm của bạn khi nói. Cố gắng sử dụng cấu trúc câu chính xác và phát âm từng từ một cách rõ ràng. Điều này giúp giám khảo hiểu rõ ý của bạn và đánh giá khả năng sử dụng ngôn ngữ của bạn.
- Nói rõ, tốc độ vừa phải, không chậm quá cũng không nhanh quá.
- Hãy tự tin và tự nhiên trong việc trình bày ý kiến và trả lời câu hỏi. Tuyệt đối không “học thuộc lòng” rồi “trả bài”, mà hãy thể hiện cá nhân và sự tự tin, linh hoạt trong việc sử dụng ngôn ngữ của bạn.
- Trong phần nói cá nhân kéo dài và cuộc thảo luận hai chiều, hãy chú ý quản lý thời gian. Sử dụng thời gian chuẩn bị để tạo ra dàn ý chính. Trong quá trình nói, hãy chú ý đến thời gian và chắc chắn rằng bạn hoàn thành câu trả lời trong khoảng thời gian cho phép.
5.2. Các dạng câu hỏi trong IELTS Speaking
IELTS Speaking bao gồm một loạt các chủ đề khác nhau để kiểm tra khả năng nói tiếng Anh của bạn. Vì thế chủ đề của phần này là vô cùng rộng lớn, tuy nhiên sẽ chỉ giới hạn ở kiến thức chung, tổng quát về bản thân bạn chứ không bao gồm những chủ đề quá học thuật.
IELTS Speaking Part 1
Personal Information/ Talk about yourself – thông tin cá nhân
- Can you tell me about yourself?
- Describe your hometown. What do you like about it?
- How would you describe your family?
Daily Routine and Activities – thói quen và hoạt động hằng ngày
- What does a typical day in your life look like?
- Do you have any hobbies or interests? What do you enjoy about them?
- How do you like to spend your free time?
Education – giáo dục, học vấn
- Where did you go to school? What was your favourite subject?
- Do you have any memorable experiences from your time in school?
- What are your future academic or career plans?
Work and Career – công việc, nghề nghiệp
- What is your current job? Can you describe your responsibilities?
- What do you enjoy most about your job?
- Where do you see yourself in your career in the next five years?
Travel and Tourism – du lịch
- What is your favourite travel destination? Why do you like it?
- Have you had any memorable travel experiences? Can you describe one?
- How do you think travel can broaden a person’s perspective?
Health and Fitness – sức khỏe
- Do you have any exercise routines or fitness activities that you enjoy?
- How do you maintain a healthy lifestyle?
- What do you think are the benefits of regular physical exercise?
Technology – công nghệ
- What is your favourite gadget or device? How do you use it?
- How has technology influenced your daily life?
- What are some advantages and disadvantages of relying on technology?
Environment and Sustainability – môi trường
- What environmental issues concern you the most?
- What steps do you take to reduce your carbon footprint?
- How can individuals contribute to preserving the environment?
Arts and Entertainment – nghệ thuật và giải trí
- What type of books, movies, or music do you enjoy? Why?
- Have you ever attended a cultural event or performance? Describe your experience.
- Are you involved in any artistic activities, such as painting or playing an instrument?
Social Relationships – mối quan hệ xã hội
- How important are friendships in your life? Why?
- What are some important celebrations or festivals in your culture?
- Have you ever had a memorable interaction with someone from a different culture?
- Các dạng câu hỏi trong IELTS Speaking Part 1 có thể là:
- Can you tell me a little bit about yourself?
- What is your favourite hobby?
- How would you describe your hometown?
- What types of movies do you enjoy watching?
- What kind of music do you listen to?
- What types of food do you like to eat?
- How often do you go to the gym?
- When do you usually have breakfast?
- What do you typically do on weekends?
- Would you prefer to live in a big city or a small town? Why?
- If you could travel anywhere in the world, where would you go?
- Would you like to learn a new language? Why or why not?
- Do you enjoy cooking?
- Have you ever been to a music concert?
- Did you watch any movies last week?
- What do you like most about your job/studies?
- Do you enjoy spending time outdoors?
- How do you feel about spicy food?
Câu hỏi về tần suất (Frequency Questions)
- How often do you…?
- How frequently do you…?
- How many times a… do you…?
- How often do you go to the gym?
Câu hỏi về sở thích (Preference Questions)
- What do you prefer… or…?
- Do you prefer… or…?
- Which one do you like… or…?
- Do you prefer watching movies at home or in the cinema?
Câu hỏi về sự phổ biến (Popularity Questions)
- How popular is…?
- Is… popular in your country?
- Are many people interested in…?
- Is online shopping popular in your country?
Câu hỏi về kinh nghiệm quá khứ (Questions Regarding Past Experience)
- Have you ever…?
- When was the last time you…?
- Can you recall a time when you…?
- Have you ever travelled abroad?
Câu hỏi về trải nghiệm tương lai (Questions Regarding Future Experience)
- Do you plan to…?
- Would you like to…?
- What are your future plans for…?
- Do you plan to learn a new language in the future?
Cách trả lời cho IELTS Speaking part 1 một cách ngắn gọn mà không bị “cụt”, đó là ứng dụng công thức A.R.E.A.
- A – Answer: Trả lời
- R – Reason: Lý do cho câu trả lời.
- E – Example: Ví dụ cụ thể
- A – Alternatives: Đưa ra ý kiến phản bác cho câu hỏi (không bắt buộc)
Mời bạn tham khảo chi tiết hơn về công thức trên qua bài viết: Công thức A.R.E.A là gì? Sử dụng trong IELTS Speaking như thế nào hiệu quả?
IELTS Speaking Part 2
Describe a person (mô tả một người)
- Describe a close friend of yours.
- Talk about a family member you admire.
- Describe a person who has had a significant influence on your life.
Describe a place (mô tả một địa điểm)
- Describe a city you have visited and liked.
- Talk about a place you would like to travel to.
- Describe a historical site or landmark in your country.
Describe an event (mô tả một sự kiện)
- Describe a memorable celebration or event in your life.
- Talk about a sports event you have attended.
- Describe a cultural festival or tradition in your country.
Describe a favorite/ hobby (mô tả sở thích)
- Talk about a hobby or interest that you have in common with your friends or family members.
- Describe a hobby that has had a positive impact on your personal growth or development.
- Discuss a hobby or skill that you believe can be beneficial for a person’s overall well-being.
Describe an activity (mô tả một hoạt động)
- Talk about a recreational activity that you find relaxing.
- Describe an outdoor activity that you like to do during your free time.
- Talk about a cultural activity or event that you have attended in your country.
Describe a thing (mô tả một điều, một thứ gì đó)
- Describe an item of clothing you like wearing.
- Talk about a gadget or technological device you use frequently.
- Describe a book or a movie that has had an impact on you.
Describe an experience (mô tả 1 trải nghiệm)
- Describe a memorable travel experience you have had.
- Talk about a challenging experience you faced and how you overcame it.
- Describe an experience where you had to communicate in a foreign language.
IELTS Speaking part 3
Opinion – câu hỏi về ý kiến và quan điểm
- What do you think are the benefits of engaging in hobbies or leisure activities?
- How important is it for individuals to have a balance between work and leisure time?
- What impact can cultural events or festivals have on a community?
Trends and changes – câu hỏi về xu hướng và thay đổi
- How have leisure activities and hobbies changed over the years?
- Do you think people today have more or less free time compared to the past? Why?
- What factors contribute to the popularity of certain hobbies or activities?
Impact and benefits – câu hỏi về tác động và lợi ích
- How can participating in team sports benefit individuals?
- What are the advantages of learning a new skill or hobby?
- In what ways can travel experiences broaden a person’s perspective?
Preferences and choices – câu hỏi về sở thích và sự lựa chọn
- What factors do people consider when choosing a hobby or leisure activity?
- Do you think it’s important for parents to encourage their children to engage in hobbies? Why?
- How can hobbies and leisure activities contribute to a person’s overall well-being?
Social and cultural change – câu hỏi về thay đổi xã hội và văn hóa
- How have advancements in technology influenced people’s leisure activities?
- What role do cultural activities play in preserving traditions and heritage?
- How has globalization affected the popularity of different hobbies and leisure activities?
Để trả lời cho IELTS Speaking Part 3, các bạn cũng vẫn có thể sử dụng công thức A.R.E.A. nhé!
Trên đây là bài viết tổng hợp các dạng bài thi IELTS đầy đủ nhất từ Vietop English, đi cùng với một số lưu ý, hướng dẫn hoàn thành tốt những dạng bài này. Luyện thi không phải là một quá trình dễ dàng, bởi nó đòi hỏi lòng kiên nhẫn và sự tập trung, quyết tâm cao độ.
Với đội ngũ giáo viên chất lượng tại Vietop English, bạn hoàn toàn có thể chinh phục được số điểm IELTS mong muốn trong khoảng thời gian phù hợp với khả năng của bản thân. Chúc các bạn học tốt và Vietop hẹn các bạn ở những bài viết sau nhé!