Hiện nay, chứng chỉ IELTS được sử dụng phổ biến với nhiều mục đích như ứng tuyển việc làm, xin visa du học, định cư hoặc xin học bổng. Tùy vào mục đích mà người học có thể đặt ra mục tiêu để đạt được số điểm như mong muốn. Vậy IELTS 3.5 làm được gì? Lộ trình đạt IELTS 3.5 từ con số 0 như thế nào? Cùng Vietop English theo dõi ngay bài viết dưới đây để được bật mí nhé!
1. Tổng quan về IELTS 3.5
IELTS (International English Language Testing System) là một bài kiểm tra tiếng Anh quốc tế được thiết kế để đánh giá khả năng sử dụng và hiểu tiếng Anh trong môi trường học tập và làm việc.
Trình độ IELTS 3.5 thường được coi là một trình độ cơ bản. Người có trình độ này có khả năng sử dụng và hiểu tiếng Anh ở mức cơ bản trong các tình huống hằng ngày.
2. IELTS 3.5 làm được gì? IELTS 3.5 có khó không?
Nhiều người vẫn đặt ra câu hỏi IELTS 3.5 là cao hay thấp. Thực ra câu hỏi này rất khó để trả lời. Vì không giống như các bài thi THPT hay Đại học, bài thi IELTS, sẽ không có kết quả “đậu” hay “rớt”. Thí sinh sẽ được đánh giá trình độ tiếng Anh trên thang điểm từ 0 đến 9.0 là số điểm cao nhất mà thí sinh có thể đạt được.
Ở mức độ IELTS 3.5 này, mặc dù chưa đủ để đăng ký để xét tuyển ở các trường ĐH hay du học nhưng là một nền tảng cơ bản để bạn có thể đi chặng đường dài hơn với IELTS, hay nói cách khác, đây là bước khởi điểm quan trọng để đạt được mức điểm cao hơn trong tương lai.
Chuẩn bị nền tảng tiếng Anh vững chức ngay hôm nay sẽ giúp bạn gia tăng tỷ lệ đỗ vào các trường đại học danh tiếng hay du học ở quốc gia yêu thích. Do đó, bạn cần lên kế hoạch cho lộ trình học IELTS 3.0 – 5.0 giúp bạn tạo bước đệm vững chắc, chinh phục band điểm cao hơn.
Nếu chưa biết bắt đầu từ đâu, bạn có thể liên hệ ngay với Vietop English để nhận tư vấn lộ trình chi tiết nhất.
Với mức điểm 3.5 IELTS, bạn có thể làm được những điều sau:
- Ngữ pháp và từ vựng: Có kiến thức cơ bản về ngữ pháp và từ vựng. Họ có thể sử dụng các câu đơn giản và một số từ vựng cơ bản để trình bày ý kiến và thông tin cá nhân.
- Nghe: Có khả năng hiểu được những thông tin cơ bản và câu chuyện ngắn trong các tình huống hàng ngày nếu được diễn đạt rõ ràng và chậm.
- Đọc: Có thể hiểu các văn bản đơn giản như tin tức ngắn, lời mời và hướng dẫn đơn giản, nhưng có thể gặp khó khăn khi đọc các văn bản phức tạp hơn.
- Viết: Có khả năng viết các đoạn văn ngắn và đơn giản về các chủ đề quen thuộc. Tuy nhiên, họ có thể gặp khó khăn khi thể hiện ý kiến phức tạp hoặc sử dụng ngôn ngữ mô tả chi tiết.
Đây là mức độ bạn chỉ mới “chân ướt chân ráo” bước vào hành trình ôn tập, luyện thi IELTS và cần nhiều thời gian để ôn luyện. Mặc dù vậy, 0 đến 3.5 lại là giai đoạn rất quan trọng, là bước đệm vững chắc giúp các bạn đi lên các cấp độ cao hơn.
Xem thêm:
- IELTS 3.0 làm được gì? Lộ trình học IELTS 3.0 hiệu quả
- IELTS 6.0 làm được gì? Làm sao để đạt IELTS band 6.0?
- IELTS 5.5 làm được gì? Lộ trình và phương pháp học IELTS 5.5 hiệu quả
3. Lộ trình học IELTS từ 0 đến 3.5
Tùy vào năng lực và khả năng học tập của bản thân, mỗi người học sẽ tự thiết kế riêng lộ trình phù hợp với mình. Tham gia các buổi thi thử IELTS để đánh giá năng lực của bạn thân và lên lộ trình phù hợp. Bạn có thể tham khảo lộ trình dưới đây.
3.1. Giai đoạn từ 0 – 3.0
Ở giai đoạn này, bạn cần tập trung vào ngữ pháp, từ vựng, làm quen với cách phát âm. Đồng thời, kết hợp ôn tập 2 kỹ năng Nói và Nghe ở mức độ cơ bản.
Đối với ngữ pháp, bạn cần học những kiến thức sau:
- Các thì của động từ: Hiện tại đơn, hiện tại tiếp diễn, quá khứ đơn, hiện tại hoàn thành, quá khứ hoàn thành,…
- Các loại từ và thành phần câu: Đại từ nhân xưng, tính từ sở hữu và tân ngữ, động từ khuyết thiếu ở hiện tại và quá khứ, danh từ đếm được, danh từ không đếm được, số ít, số nhiều, tính từ, trạng từ và trật tự từ trong câu, there và It,..
Đối với từ vựng, bạn nên tập trung vào các chủ đề từ vựng quen thuộc, liên quan đến bản thân, gia đình để phục vụ cho việc trả lời các câu hỏi đơn giản như giới thiệu bản thân, gia đình, bạn bè, học tập, công việc, thời tiết,… các hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày như: thói quen, thể thao, mua sắm, du lịch.
Đối với kỹ năng nghe, bạn có thể luyện nghe qua các sách sau: Basic Tactics for Listening, bao gồm chủ đề gần gũi như Name, Spelling, Family, People, Clothes, Time, Dates… Những cuốn sách này đều ở mức độ khá dễ, giúp bạn làm quen với tốc độ nghe, giọng điệu của người nói trong đoạn băng.
Đối với speaking, ở giai đoạn này, bạn không nên quá tạo áp lực cho bản thân phải nói trôi chảy hay dùng những từ vựng cao siêu. Thay vào đó, bạn cần cố gắng nhận biết phiên âm và học phát âm được nhắc đến ở trên, để trình bày được một câu hoàn chỉnh.
3.2. Giai đoạn từ 3.0 – 3.5
Khi đã lên được 3.0, bạn vẫn cần trau dồi các kiến thức về từ vựng, ngữ pháp luyện thêm các kỹ năng Reading, Listening, Writing, và Speaking nhưng ở mức độ dễ.
Về ngữ pháp, bạn cần nắm chắc về cách hình thành và sử dụng của 12 thì cơ bản. Bên cạnh đó, bạn cũng cần hiểu và dùng được các loại từ như động từ, tính từ, liên từ, đại từ,… ở mức cơ bản.
Về từ vựng, ở giai đoạn này, bạn vẫn nên học từ vựng của những chủ đề quen thuộc. Tuy nhiên, có thể nâng cấp những từ khó hơn ở giai đoạn trên. Song song đó, hãy mở rộng thêm một vài chủ đề khác để làm tăng vốn từ vựng.
Về phát âm, bạn nên làm quen dần với cách viết phiên âm, cách phát âm của các từ trong tiếng Anh, nhận biết và luyện phát âm kết hợp nhấn trọng âm của các từ vựng đã học sao cho chính xác.
Đối với các kỹ năng khác như Listening, Speaking, Writing hay Reading, bạn cần luyện tập dần dần, vận dụng các từ vựng ngữ pháp và cách phát âm đã học ở trên để thực hành vào các kỹ năng.
Một trong những cách học các kỹ năng nhanh nhất đó là xem phim hoặc nghe nhạc bằng tiếng Anh. Với cách học này, bạn vừa có thể học từ vựng qua lời thoại, luyện nghe qua cách nói của nhân vật, học cách hành văn cũng như cách phát âm.
Đặc biệt, nếu muốn nâng trình Speaking bạn cần luyện khả năng đọc hiểu, kỹ năng xác định từ khoá, Skimming và Scanning của mình, tập làm quen với các dạng bài IELTS Reading thông qua các văn bản có độ dài vừa đủ, ở mức độ dễ.
Ở giai đoạn 3.0 – 3.5, hai kỹ năng Speaking và Writing có thể được luyện tập song song bằng cách viết ra phần trả lời cho câu hỏi Speaking một cách đầy đủ, áp dụng các kiến thức đã học.
Đặc biệt, nếu bạn muốn có một lộ trình học thật phù hợp với năng lực bản thân thì đừng ngại tham khảo các khóa học IELTS tại Vietop English. Tại đây, bạn sẽ được tư vấn hướng dẫn chi tiết về khóa học, được thiết kế lộ trình phù hợp với năng lực, giúp bạn có thể đạt được số điểm sớm nhất có thể.
Với đội ngũ giảng viên tâm huyết, giàu kinh nghiệm, bài giảng được thiết kế riêng theo từng mức độ, đối tượng và mục tiêu khác nhau, đảm bảo cho học viên có được đầu ra tốt nhất. Một số khóa học sắp khai giảng tại Vietop English:
4. Lộ trình ôn luyện để nâng điểm IELTS từ 3.5 – 5.5
Khi đã đạt được mức điểm 3.5, đây là nền tảng quan trọng để bạn “nhảy” lên các band điểm cao hơn, từ đó có nhiều cơ hội cho bản thân mình hơn. Để thực hiện điều đó, bạn có thể tham khảo lộ trình sau:
4.1. Kỹ năng Listening
Với mục tiêu band điểm 5.5, bạn nên tập trung vào part 1, 2 và 4 của phần Listening. Đừng cố gắng luyện thêm part 3 vì nó sẽ khiến bạn mất thêm nhiều thời gian.
Trong 1 tháng đầu, bạn cần chép chính tả part 1 và 2 trong bộ đề Cambridge (từ cuốn 10 tới cuốn 14, cuốn nào cũng được) mỗi ngày theo quy trình sau:
- Nghe chép chính tả: Hằng ngày, thực hiện việc nghe và chép chính tả part 1 và 2 từ bộ đề Cambridge (từ cuốn 10 tới cuốn 14).
- Phân tích transcript: Sau khi nghe, xem xét phần transcript. Phân tích lỗi của bạn như còn bỏ sót âm cuối, không nghe được nối âm… Điều này giúp bạn nhận biết và khắc phục những lỗi này.
- Gạch chân cụm từ quan trọng: Khi nghe và đọc transcript, gạch chân những cụm từ mà người nói sử dụng để chuyển chủ đề, thể hiện ý kiến hoặc thái độ.
- Nghe lại với câu hỏi: Nghe lại bài nghe, lần này chỉ nghe và đọc câu hỏi. Tập trung vào cụm từ đã gạch chân và liên kết chúng với các câu hỏi.
- Làm đề listening part 1 và 2 hàng tuần: Thực hiện làm đề listening part 1 và 2 mỗi tuần. Ghi chú lại những lỗi sai và đọc transcript để hiểu tại sao bạn mắc phải sai sót. Lần sau cố gắng tránh lỗi này.
- Luyện tập liên tục: Điều quan trọng là luyện tập liên tục. Dành thời gian hàng ngày cho việc nghe, đọc, và làm các bài tập liên quan đến listening.
Trong 1 tháng tiếp theo, bạn sẽ tập trung vào việc luyện part 4 với kỹ năng vừa nghe vừa ghi chú nhanh những từ khóa quan trọng trong bài.
- Sử dụng viết tắt và quy ước riêng để ghi chép ngắn gọn.
- Đọc lại và tự kiểm tra hiểu biết. So sánh với transcript.
- Ghi lại từ vựng mới, học và ôn mỗi ngày.
- Hàng tuần làm đề listening part 1, 2 và 4 một lần.
Trong 1 tháng cuối, bạn nên luyện khoảng 2 đề Listening với đủ 4 part/ tuần. Tuy nhiên, để đạt được chất lượng tốt nhất, bạn không cần thiết phải làm quá nhiều, chỉ cần làm tới đâu, nắm rõ tới đó là được. Sau khi làm đề, hãy ghi lại những điểm quan trọng cần lưu ý, rút ra những kinh nghiệm sai và học kỹ các từ vựng thường gặp
4.2. Kỹ năng Reading
Trong 1 tháng đầu, bạn cần phải luyện tập thật tốt 2 kỹ năng Scanning (đọc lướt) và Skimming (đọc nắm ý chính).
Trong 1 tháng tiếp theo, bạn tiếp tục luyện cho thật cứng 2 kỹ năng scanning và skimming. Đồng thời, kết hợp với việc trả lời các câu hỏi và tính thời gian khi giải đề. Còn những khi làm bài ôn tập hàng ngày thì cần đặt mục tiêu làm đúng càng nhiều càng tốt chứ không phải làm càng nhanh càng tốt.
Trong 1 tháng cuối cùng, bạn nên giải khoảng 2 đề/ tuần, bấm thời gian 60p. Sau khi hoàn thành, bạn sẽ tra đáp án và lập bảng từ đồng nghĩa và học các từ mới có trong bài để ôn tập từ vựng mỗi ngày.
4.3. Kỹ năng Speaking
Trong hai tháng đầu, bạn cần tập trung vào những kiến thức sau:
Tìm bộ dự đoán theo quý về đề IELTS Speaking: Tìm và tìm hiểu về bộ dự đoán câu hỏi cho IELTS Speaking trong quý.
- Luyện tập hàng ngày: Làm một đề mỗi ngày, tập trung vào IELTS Speaking part 1 và IELTS Speaking part 2. Nếu gặp khó khăn, tham khảo ý tưởng hoặc cách giải quyết của người khác.
- Suy nghĩ và diễn giải: Không học thuộc câu trả lời, thay vào đó, suy nghĩ về ý tưởng và diễn giải theo cách riêng của bạn.
- Luyện tập phát âm và âm cuối: Tập trung vào phát âm chuẩn và âm cuối trong bài nói của bạn.
- Nhờ người góp ý và chỉnh sửa: Nếu có thể, nhờ người có kinh nghiệm góp ý và chỉnh sửa lỗi trong bài nói của bạn.
Sau đó, trong 2 tháng cuối, bạn sẽ tập trung vào việc giải đề, luyện tập trả lời các câu hỏi ở IELTS Speaking part 3, ghi chú lại những cụm từ hay và dễ áp dụng từ các nguồn tài liệu mà bạn tìm thấy trên mạng.
4.4. Kỹ năng Writing
Với Writing, trong 1 tháng đầu, bạn cần:
- Tìm hiểu triển khai ý và lập luận bằng cách tham khảo các bài mẫu để nắm vững cách họ triển khai ý và lập luận. Rút ra cách họ mở bài, phát triển ý và kết bài.
- Xây dựng dàn bài cho từng dạng đề cụ thể, giúp bạn không mất thời gian suy nghĩ về cách bố cục bài viết.
- Đảm bảo bạn hiểu rõ và nắm vững kiến thức ngữ pháp căn bản liên quan đến mệnh đề quan hệ, câu điều kiện loại 1 và câu điều kiện loại 2, sự hòa hợp chủ ngữ và động từ, cũng như các thì cơ bản như thì hiện tại đơn, quá khứ đơn, tương lai đơn, và hiện tại hoàn thành.
Sau khi đã trải qua 1 tháng ôn luyện, 2 tháng cuối là lúc bạn bắt tay vào thực thành
Trong 2 tháng cuối, bạn cần:
- Luyện viết hàng tuần: Lập kế hoạch viết khoảng 2 bài mỗi tuần.
- Tìm hiểu về chủ đề: Trước khi viết, đọc các bài báo liên quan để lấy ý tưởng và kiến thức về chủ đề.
- Lập dàn bài: Xây dựng dàn bài với các ý chính và tiến hành viết.
- Quản lý thời gian: Trong tháng cuối, tập viết trong thời gian giới hạn 60 phút cho cả 2 task.
- Gửi bài cho người hướng dẫn để góp ý: Gửi bài viết của bạn cho người có trình độ cao hơn hoặc các giám khảo có kinh nghiệm để nhận phản hồi và góp ý.
Chắc hẳn bạn cũng đã giải đáp được câu hỏi IELTS 3.5 làm được gì rồi đúng không nào. Vì học tiếng Anh là một quá trình dài, không phải ngày một ngày hai nên bạn cần có sự kiên nhẫn và bình tĩnh. Sau một thời gian tập trung luyện tập, chắc chắn bạn sẽ nâng trình nhanh thôi. Ngoài các hướng dẫn trên, bạn có thể tham khảo các tài liệu học tập tại Vietop English hoặc đăng ký tham gia các khóa học để nhận được sự hướng dẫn chi tiết nhất từ các thầy cô giỏi nhé.