Giới thiệu bạn mới – Nhận quà tới 7 triệu

Banner quà tặng độc quyền

Câu hỏi và cách trả lời phỏng vấn xin việc bằng tiếng Anh

Cố vấn học thuật

GV. Nguyễn Hoàng Anh Tuấn - IELTS 8.5 Overall

GV tại IELTS Vietop.

Dưới đây Vietop sẽ tổng hợp những câu hỏi và cách trả lời phỏng vấn xin việc bằng tiếng Anh.

Cách trả lời phỏng vấn xin việc bằng tiếng Anh
Cách trả lời phỏng vấn xin việc bằng tiếng Anh

1. Câu hỏi giới thiệu bản thân: Tell me about yourself, Can you introduce yourself?

Đây là một trong những câu hỏi phỏng vấn bằng tiếng Anh cơ bản. Với những câu hỏi phỏng vấn tiếng Anh này, bạn nên trả lời một cách cởi mở các thông tin của bản thân. Tuy nhiên, bạn chỉ nên đưa ra những thông tin cần thiết và liên quan đến công việc để trả lời cho các câu hỏi phỏng vấn tiếng Anh dạng giới thiệu bản thân này.

Ví dụ:

Well, my full name is ABC. You can call me C for short. I am 25 years old. I really love sharing my knowledge to other people and somehow, I hope I can inspire them. That’s why I have been teaching for 3 years. In my free time, I usually reading books and watch documentaries to enlarge my knowledge, which helps my teaching activities a lot. Besides, I often go swimming and walk my dogs at the weekend.

(Tên đầy đủ của tôi là ABC. Bạn có thể gọi tôi là C. Tôi 25 tuổi. Tôi rất thích chia sẻ và truyền đạt lại các kiến thức cho người khác và hy vọng rằng tôi có thể truyền cảm hứng cho họ. Đó là lý do tại sao tôi đã dạy học được 3 năm. Trong thời gian rảnh, tôi thường đọc sách và xem phim tài liệu, việc đó giúp ích rất nhiều trong công việc giảng dạy của tôi. Ngoài ra, tôi thường đi bơi và dắt thú nuôi của tôi đi dạo vào cuối tuần.)

2. Câu hỏi về điểm mạnh điểm yếu của bản thân: What is your biggest strength/weakness?

Bạn nên kể ra những điểm mạnh nổi bật nhất của bản thân và những điểm yếu của mình KÈM THEO CÁCH KHẮC PHỤC nhé.

Ví dụ:

I’m not really good at designing and using related equipment. However, currently, I’m taking a designing class to improve the skill. The class is expected to end in 1 month so my design skill will get better soon.

(Tôi không giỏi việc thiết kế và sử dụng các thiết bị liên quan cho lắm. Tuy nhiên gần đây tôi có học một lớp thiết kế để cải thiện kỹ năng này. Lớp học dự kiến sẽ kết thúc sau 1 tháng cho nên kỹ năng thiết kế của tôi sẽ sớm trở nên tốt hơn.)

3. Lý do ứng tuyển công việc: Why do you want this job?

Bạn cần phải cho họ thấy vì sao mình hợp với vị trí này và quyết tâm của bạn khi thi tuyển vào công ty.

Ví dụ:

Since I have taught for 3 years, I have considerable experience in this area. I can easily adapt to changes and I am willing to learn more because I believe that each company has its own culture and working scheme. With my knowledge and enthusiasm, I think I can do well in this position.

(Vì tôi đã dạy học được 3 năm, tôi có khá nhiều kinh nghiệm ở lĩnh vực này. Tôi có thể dêc dàng thích ứng với các thay đổi và rất sẵn sàng học them nhiều điều mới, vì tôi biết rằng mỗi công ty đều có văn hóa và cách làm việc riêng. Với kiến thức và sự nhiệt tình của tôi, tôi nghĩ tôi sẽ hoàn thành tốt công việc ở vị trí này.)

Xem thêm bài mẫu Speaking chi tiết:

4. Câu hỏi kiểm tra độ hiểu biết của bạn về công ty: What do you know about our company?

Khóa học luyện thi IELTS cấp tốc tại Vietop
Trung tâm luyện thi Vietop English

Với câu hỏi này, bạn hãy cố gắng kể ra càng nhiều điều bạn biết càng tốt vì điều đó sẽ thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy bạn đã có sự chuẩn bị và bạn muốn có vị trí này.

Ví dụ:

Well, I have known that your company is considered to be one of the best choices for learning English in HCM. Since it was founded 7 years ago, your organization has gained many successes. There are various courses to adapt to many different student’s desires such as: Ielts, Toeic, business English, … That’s what I really admire and I hope to be a part of your company.

(Tôi biết rằng công ty bạn được xem như là 1 trong những sự lựa chọn tốt nhất cho việc học tiếng Anh ở TPHCM. Từ khi công ty được thành lập từ 7 năm trước, công ty của bạn đã đạt được rất nhiều thành công. Có rất nhiều khóa học để đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau của học viên như là: IELTS, TOEIC, tiếng Anh doanh nghiệp,… Tôi cảm thấy rất ngưỡng mộ và mong rằng mình sẽ được là 1 phần trong công ty của bạn.)

Nhận tư vấn miễn phí ngay!

Hơn 21.220+ học viên đã thành công đạt điểm IELTS đầu ra. Bạn có muốn trở thành người tiếp theo?

Nhận tư vấn miễn phí ngay!

Vui lòng nhập tên của bạn
Số điện thoại của bạn không đúng

5. Câu hỏi về kế hoạch cho bản thân trong tương lai: What is your plan for 5 years from now?

Đây là câu hỏi của nhà tuyển dụng về kế hoạch phát triển sự nghiệp của bạn trong tương lai và để họ nhận biết được xem bạn có ý định gắn bó lâu dài với công ty hay không.

Bạn nên tìm hiểu kỹ trước về vị trí mình đang ứng tuyển có thể vươn xa đến đâu và cân nhắc các điều kiện đó với ý định của bạn.

Ví dụ:

I believe that in 5 years from now, I could be in a higher position. That’s another way to say that I love my career as a teacher; therefore I want to go further in education sector. Perhaps I would go study abroad, if I had such a chance, in order to broaden my horizon and then come back to Vietnam.

(Tôi tin rằng trong 5 năm tới, tôi có thể ở vị trí cao hơn vị trí ứng tuyển này. Đó là một cách thể hiện rằng tôi yêu việc giảng dạy và muốn tiến xa hơn trong ngành giáo dục này. Có lẽ tôi sẽ đi du học, nếu tôi có cơ hội, để có thể mở rộng kiến thức của mình và rồi quay lại làm việc tại Việt Nam.)

Xem thêm: Trọn bộ bài mẫu IELTS Speaking part 2

6. Câu hỏi về mức lương: What are your salary expectations?

Thường thì khi thỏa thuận về mức lương, sự lựa chọn tốt nhất của bạn là một mức lương phù hợp theo năng lực và hiệu quả công việc.

Bạn nên tìm hiểu sơ qua về mặt bằng chung mức lương ứng với vị trí của bạn. Nếu bạn là người có kinh nghiệm, bạn xem xét dựa theo mức lương cũ của bạn và độ quy mô của công ty mới mà đưa ra mức lương mong muốn của bạn.

Ví dụ:

  • I have noticed the offered salary of your company which is XXX and I think it fits my qualifications and experience. (Tôi nhận thấy rằng mức lương của công ty bạn là XXX và tôi nghĩ rằng nó phù hợp với năng lực và kinh nghiệm của tôi.)
  • I have noticed the offered salary of your company which is XXX and I think it is a little bit lower than my desire. I would say XXY because I think it fits my qualifications and experience more. I hope we can negotiate about it. (Tôi nhận thấy rằng mức lương của công ty bạn là XXX và tôi nghĩ rằng nó hơi thấp hơn mức mong đợi của tôi. T nghĩ rằng mức XXY sẽ phù hợp với năng lực và kinh nghiệm của tôi hơn. Tôi hy vọng chúng ta có thể thương.)

7. Lý do rời bỏ công ty cũ: Why did you leave your job?

Câu hỏi này dành cho những bạn đã có kinh nghiệm làm việc nhưng bỏ chỗ cũ để xin việc ở chỗ mới. Một trong những điều nên làm khi trả lời phỏng vấn xin việc bằng Tiếng Anh chính là trả lời thật ở những câu hỏi nhạy cảm. Bạn cần phải trả lời thật lý do của mình, tuy nhiên tuyệt đối không được nói xấu chỗ làm cũ hay sếp cũ.

Ví dụ:

The reason why I leave my job is because I found the old job boring and I want to find more challenges. I don’t want my feeling to affect the company, that’s why I left.

(Lý do tôi nghỉ ở chỗ làm cũ vì tôi thấy nó chán và tôi muốn tìm thêm nhiều thử thách cho bản thân. Tôi không muốn vì cảm xúc này của tôi mà ảnh hưởng đến công ty, vậy nên tôi đã xin nghỉ việc.)

Tuy nhiên, nếu kinh nghiệm ở chỗ làm cũ của bạn là chưa đến 2 năm, bạn tuyệt đối không nên sử dụng lý do này bởi người phỏng vấn sẽ rất dễ nghĩ là bạn “nhảy việc”. Bởi vậy, hãy đưa ra những lý do khác như:

Although the boss was very nice and the working environment was really suitable for me, I still didn’t like the job because the company was very far from my house. Everyday I wasted so much time travelling and it was very tiring. That’s why I left the job.

(Dù sếp cũ của tôi rất tốt và môi trường làm việc rất phù hợp nhưng tôi vẫn không thích công việc đó bởi công ty quá xa nhà tôi. Mỗi ngày tôi tốn rất nhiều thời gian cho việc đi lại và việc này thật là mệt mỏi. Đó là lý do tôi nghỉ làm ở chỗ cũ.)

Và hãy nhớ rằng, đây là câu hỏi về công việc cũ trong quá khứ, do đó bạn cần phải để ý cách phát âm của mình ở thì quá khứ nếu không sẽ rất dễ gây nhầm lẫn với người phỏng vấn.

8. Câu hỏi kết thúc buổi phỏng vấn: Do you have any questions?

Câu hỏi này thường xuất hiện ở cuối buổi phỏng vấn, với mục đích để hỏi xem ứng viên có thắc mắc gì về công ty hay buổi phỏng vấn hay không. ĐỪNG BAO GIỜ DẠI DỘT TRẢ LỜI LÀ KHÔNG, bởi nếu làm như vậy bạn sẽ bị mất rất nhiều điểm trong mắt xanh của nhà tuyển dụng. Không chỉ vậy, đây là thời khắc vàng để bạn hiểu thêm về công việc, về công ty, từ đó 1 là xác định xem mình có phù hợp với công việc hay không, 2 là để cho nhà tuyển dụng thấy bạn thực sự hứng thú với công việc này. Hãy suy nghĩ kỹ trước khi trả lời những câu hỏi phỏng tiếng Anh để có kết quả tốt nhất.

Những câu hỏi bạn có thể hỏi nhà tuyển dụng bao gồm:

  • There is one thing I did not understand in the job description, can you explain it for me? (Có một điều trong mô tả công việc mà tôi chưa hiểu, anh có thể giải thích giúp tôi được không?)
  • What are the benefits of the employees? Do I have to work on the weekend? (Quyền lợi của nhân viên bao gồm những gì? Tôi có phải làm việc vào cuối tuần không?)
  • Do I have to go on a business trip sometimes? If I do, is there an allowance or a subsidy? (Tôi có cần đi công tác cho vài dịp cần thiết hay không? Nếu có thì liệu có phụ cấp them không?)
  • Do I have to wear uniform? Or is there any dress codes? (Tôi có cần phải mặc đồng phục công ty không? Hay liệu có bất kỳ quy định về trang phục nào không?)
  • Are company’s working hours based on office hours? (Giờ làm việc của công ty dựa theo giờ hành chính đúng không?)
  • What is the chance of getting promoted? (Cơ hội thăng tiến trong công ty là như thế nào?)

Bên cạnh đó bạn cũng có thể hỏi nhiều câu hỏi khác tùy theo hiểu biết của mình về công ty, và tuyệt đối đừng bao giờ nói Không nhé.

9. Tell us about your education! (Câu hỏi phỏng vấn bằng tiếng Anh kiểm tra trình độ bằng cấp)

Tell us about your Education
Tell us about your Education

Đối với câu hỏi về trình độ bằng cấp, các nhà tuyển dụng chỉ muốn tìm hiểu về sự liên quan giữa các ngành học và vị trí ứng tuyển. Vì vậy, cách trả lời phỏng vấn xin việc bằng Tiếng Anh cho dạng câu đó là nêu ra một số kết quả nổi bật của bản thân (không cần phải liệt kê hết).

Lưu ý: Một số cụm từ vựng bạn cần phân biệt rõ như:

  • Degrees: Trình độ/ Bằng cấp. (Thời gian học từ 3 – 4 năm, đại học/ cao đẳng)
  • Diploma:  Bằng cấp. (Khóa học ngắn hạn – Ví dụ: 1 năm: Tại trường đại học/ cao đẳng..).
  • Certificate: Chứng chỉ.

Ngoài ra, bạn còn có thể nhận được câu hỏi như “Tell us about your scholastic record” từ nhà tuyển dụng. Với trường hợp này, bạn cần phải liệt kê ra các thành tích học tập của mình đã đạt được.

10. Do you work well under pressure? (Bạn có làm việc tốt dưới áp lực không?) 

Phỏng vấn bằng Tiếng Anh khi gặp phải câu hỏi này, các nhà tuyển dụng đang muốn biết liệu bạn có bị stress hay hoảng loạn khi đối mặt với những áp lực hoặc trong 1 hoàn cảnh công việc khó khăn hay không? Đa phần, các công ty đều mong muốn nhân viên của mình có khả năng làm việc dưới áp lực và có tinh thần trách nhiệm cao. 

Ví dụ: 

The pressure of work such as having a lot of jobs to handle, or an upcoming deadline, will help motivate me to be more productive. Of course, sometimes too much pressure leads to stress. But I am confident that I can balance my responsibilities with different projects and get my work done on time, helping me not to stress too often.

🠚 Áp lực công việc ví dụ như có nhiều công việc để đảm nhận, hay một deadline sắp tới sẽ giúp tôi có động lực để làm việc năng suất hơn. Tất nhiên, đôi khi nhiều áp lực quá dẫn tới stress. Nhưng tôi tự tin rằng mình có thể cân bằng trách nhiệm với các dự án khác nhau và hoàn thành công việc đúng thời hạn, giúp tôi không bị stress quá thường xuyên.

11. How long do you plan on staying with this company? (Bạn dự tính sẽ làm cho công ty trong bao lâu?) 

Khi phỏng vấn, sau khi đã hỏi rất nhiều câu, nhà tuyển dụng có thể hỏi bạn về dự định gắn bó lâu dài với công ty nhằm đưa ra quyết định dễ dàng hơn. Cách trả lời tốt nhất trong trường hợp này đó là cho họ thấy một mục tiêu rõ ràng và khả năng cam kết lâu dài của bản thân.

Ví dụ 

This company has everything I’m looking for. It provides the type of work I love, the employees are all happy, and the environment is great. I believe I can grow and gain more experience, as well as prove my ability through many successful projects if I have the opportunity to work for this company. I plan on staying a long time.

🠚 Quý công ty có mọi điều mà tôi đang tìm kiếm. Loại công việc phù hợp, nhân viên vui vẻ và môi trường làm việc thì rất tuyệt vời. Tôi tin sẽ phát triển và tích lũy nhiều kinh nghiệm, đồng thời chứng minh năng lực của mình qua nhiều dự án thành công nếu có cơ hội làm việc tại đây. Tôi dự định sẽ làm ở đây lâu dài.

12. Why should I hire you? (Tại sao tôi nên thuê bạn?) 

Đây là một câu hỏi cũng khá quen thuộc khi phỏng vấn xin việc bằng Tiếng Anh. Lúc này, bạn cần có câu trả lời khẳng định thêm một lần nữa về những thế mạnh và sự phù hợp của bản thân với vị trí ứng tuyển cũng như các văn hóa của công ty. Hãy nói như cách mà bạn tự “bán” bản thân cho doanh nghiệp để thuyết phục họ tuyển chọn bạn.

Ví dụ:

There are two reasons I should be hired. First,my experience is almost perfectly aligned with the requirements you asked for in your job listing. Second, I’m excited and passionate about this industry and will always give 100%.

🠚 Có hai lý do các anh nên thuê tôi. Thứ nhất, kinh nghiệm của tôi hoàn toàn phù hợp với yêu cầu được đưa ra cho vị trí công việc. Thứ hai, tôi thích và say mê lĩnh vực này và sẽ luôn luôn cống hiến 100% sức lực của mình cho công việc.

13. Do you have any questions for me/us? (Câu hỏi kết thúc buổi phỏng vấn xin việc bằng tiếng Anh) 

Đây thường là câu hỏi cuối cùng của một buổi phỏng vấn và cũng là câu hỏi để bạn “ghi điểm” đối với các nhà tuyển dụng. Mặc dù vậy, ứng viên cũng phải cân nhắc kỹ và cẩn thận trước khi đưa ra những vấn đề thắc mắc. Bạn có thể tham khảo những câu hỏi sau : 

  • Do you have any examples of projects that I would be working on if I were to be offered the job? →  Anh/chị có mẫu tài liệu tham khảo nào liên quan tới công việc này không?
  • What is the typical day for this position (job)? 🠚 Nhiệm vụ chính mỗi ngày là gì?
  • What is the next step? 🠚 Bước tiếp theo là gì?
  • Does the company offer in-house training to staff? 🠚 Công ty có đào tạo nhân viên mới không?

14. Một số câu hỏi tiếng Anh phỏng vấn xin việc khác và cách trả lời 

14.1. Câu hỏi về nhận thức bản thân 

Người tuyển dụng: Tell me once you made a mistake? →  Hãy nói cho tôi nghe một lần bạn mắc phải khuyết điểm?

Ứng viên: I was managing a project for one of our biggest clients in my previous company, and I was so eager to please them that I told them we could finish the project within 2 weeks. I thought this was doable, but it ended up taking 3 weeks and they were not happy. Looking back, I realized I should have been more conservative in my estimate to the client. I realized that a client isn’t going to be upset if you’re clear about the timeline in advance, but they are going to be disappointed if you promise something and then don’t deliver. So I took this experience and used it to better manage clients’ expectations during projects I oversee. For example, on the next project with a different client, I told them it’d take 4 weeks and we finished in 3. They were very happy about this.

→ Tôi đã làm quản lý một dự án cho một trong những khách hàng lớn nhất của chúng tôi ở công ty trước đây của tôi và tôi rất háo hức làm hài lòng họ đến nỗi tôi đã nói với họ rằng chúng tôi có thể hoàn thành dự án trong vòng 2 tuần. Tôi nghĩ điều này có thể làm được, nhưng cuối cùng phải mất 3 tuần và họ không hài lòng. Nhìn lại, tôi nhận ra rằng mình nên thận trọng hơn trong ước tính của mình đối với khách hàng. Tôi biết rằng khách hàng sẽ không khó chịu nếu bạn nói rõ về tiến trình thời gian, nhưng họ sẽ thất vọng nếu bạn hứa điều gì đó và sau đó không thực hiện. Vì vậy, tôi đã lấy kinh nghiệm này và sử dụng nó để trở nên tốt hơn nhiều trong việc quản lý kỳ vọng của khách hàng trong các dự án mà tôi giám sát. Ví dụ trong dự án tiếp theo với một khách hàng khác, tôi nói với họ rằng sẽ mất 4 tuần và chúng tôi đã hoàn thành trong 3 tuần. Họ rất vui vì điều này.

14.2. Câu hỏi về kỹ năng 

Người tuyển dụng: In what ways do you manage your time? 🠚 Bạn quản lý thời gian của mình theo những cách nào?

Ứng viên: I make a list. I work out what order to do things in by thinking about which tasks are urgent and how important each task is. If I’m not sure what’s urgent and what isn’t, or how important different tasks are, I find out. If I’m given a new task I add it to the list and decide when to do it, so I adapt the order in which I do things as necessary.

→ Tôi lập một danh sách. Tôi tìm ra thứ tự thực hiện công việc bằng cách nghĩ xem nhiệm vụ nào là khẩn cấp và mức độ quan trọng của từng nhiệm vụ. Nếu tôi không chắc việc gì khẩn cấp và việc gì không hoặc mức độ quan trọng của các nhiệm vụ khác nhau, tôi tìm hiểu. Nếu tôi được giao một nhiệm vụ mới, tôi sẽ thêm nó vào danh sách và quyết định thời điểm thực hiện. Vì vậy tôi có thể điều chỉnh thứ tự ưu tiên để tôi làm những việc cần thiết.

14.3. Câu hỏi về tính cách 

Người tuyển dụng:  If you could change one thing about your personality, what would it be and why? →  Nếu bạn có thể thay đổi một điều về tính cách của bạn, thì đó là gì và tại sao?

Ứng viên: I would like to be more of a risk-taker. I always do my work and complete it at an exceptional level, but sometimes taking a risk can make the work even better. I’m working on this by thinking the issue through and weighing the pros and cons.

→ Tôi muốn trở thành người chấp nhận rủi ro nhiều hơn. Tôi luôn làm công việc của mình và hoàn thành ở mức độ ổn, nhưng đôi khi chấp nhận rủi ro có thể khiến công việc trở nên tốt hơn. Tôi đang giải quyết vấn đề này bằng cách suy nghĩ kỹ và cân nhắc những thứ được và mất.

14.4. Câu hỏi về cấp trên 

Người tuyển dụng: What do you expect from your boss/director? (Bạn mong đợi gì từ cấp trên/giám đốc của mình?)

Ứng viên: I would expect a supervisor to keep the lines of communication open with me and offer feedback when I’m doing a good job and when I have room for improvement.

→ Tôi mong đợi một người cấp trên mà tôi có thể liên lạc, trao đổi cởi mở với tôi và đưa ra phản hồi khi tôi đang làm tốt công việc hay khi tôi cần cải thiện điều gì đó.

Ngoài ra, còn có một số mẹo thông minh dưới đây sẽ giúp buổi phỏng vấn của bạn diễn ra dễ dàng và thành công. Xem ngay nhé!

  • Khi giới thiệu, bạn cần chú trọng vào kinh nghiệm và chỉ đề cập các công việc liên quan đến vị trí ứng tuyển.
  • Quá trình trả lời nên ngắn gọn, không dài dòng, lan man.
  • Đối với những dạng câu hỏi về điểm mạnh, bạn cần tập trung các ý chính liên quan tới vị trí công việc. Bên cạnh đó, câu trả lời về điểm yếu cần phải đưa ra những giải pháp để cải thiện kỹ năng và năng lực.
  • Khi trả lời câu hỏi về mục tiêu, bạn cần đưa ra các tầm nhìn ngắn và dài hạn.

15. Mẫu câu tiếng Anh nhờ nhà tuyển dụng nhắc lại câu hỏi 

Mẫu câu tiếng Anh nhờ nhà tuyển dụng nhắc lại câu hỏi 
Mẫu câu tiếng Anh nhờ nhà tuyển dụng nhắc lại câu hỏi 

Trong quá trình trả lời phỏng vấn xin việc bằng tiếng Anh, có thể bạn sẽ nghe không rõ một số câu hỏi. Lúc này, bạn hãy thật bình tĩnh và nhờ người phỏng vấn lặp lại câu hỏi bằng một lần nữa bằng một trong số cách sau đây:

  • I’m sorry, but could you repeat the question? (Tôi xin lỗi nhưng ông/bà có thể lặp lại câu hỏi không?)
  • Could you please repeat the question? (Ông/Bà có thể lặp lại câu hỏi không?)
  • I’m sorry. Could you please repeat that?  (Tôi xin lỗi. Ông/Bà có thể nói lại không?)
  • I didn’t quite catch that. Can you ask again, please? (Tôi chưa thật sự nắm bắt được. Ông/Bà có thể hỏi lại không?)
  • So sorry, but would you mind repeating the second/last/… question? (Rất xin lỗi nhưng ông bà có thể nhắc lại câu hỏi thứ hai/cuối/… không?)

16. Các lưu ý khi chuẩn bị và phỏng vấn xin việc bằng tiếng Anh

16.1. Tìm hiểu kỹ về công ty và vị trí ứng tuyển

Ngoài việc trả lời phỏng vấn một cách trôi chảy bằng tiếng Anh, việc bạn thể hiện được sự hiểu biết của mình về công ty và vị trí bạn đang ứng tuyển cũng giúp bạn gây ấn tượng mạnh với các nhà tuyển dụng. Họ sẽ cảm thấy bạn thật sự quan tâm và nghiêm túc với công ty của họ cũng như vị trí họ đang tuyển dụng. Chính vì thế, hãy nhớ nghiên cứu thật kỹ về công ty và vị trí mà bạn muốn ứng tuyển nhé.

16.2. Chuẩn bị trước các câu hỏi và có câu trả lời tương ứng

Một điều nữa cũng vô cùng quan trọng giúp bạn dành tỉ lệ “chiến thắng” cao hơn trong những buổi phỏng vấn đó là chuẩn bị trước một danh sách các câu hỏi mà bạn có thể sẽ được hỏi trong buổi phỏng vấn. Khi dự trù được những câu hỏi có thể được hỏi  bạn sẽ có thể chuẩn bị và tập luyện trước, từ đó giúp bạn tránh những trường hợp bị khớp khi bước vào phỏng vấn thật.

16.3. Phỏng vấn thử với người thân hoặc bạn bè

Tương đối nhiều ứng viên trước khi phỏng vấn thường chọn phương pháp tập luyện một mình. Nhưng đây là cách có khá nhiều hạn chế vì bạn sẽ thiết sự tương tác với người phỏng vấn như trong thực tế và cũng khó để kiểm soát về chất lượng và nhận xét những lỗi sai mà chỉ người đối diện mới nhận ra. Vì vậy, bạn có thể nhờ người thân hoặc bạn bè sử dụng tiếng Anh ở mức độ từ trung bình trở lên giả làm người phỏng vấn và tập luyện cùng nhau. Điều này phần nào giúp mang lại cảm giác gần giống với một buổi phỏng vấn thật và có thể đưa ra những ý kiến góp ý có giá trị cho bạn.

16.4. Sử dụng ngôn ngữ mang tính trang trọng

Khi bạn tham gia phỏng vấn xin việc hay bất kỳ cuộc phỏng vấn nào, bạn cần tránh dùng những từ ngữ thiếu trang trọng, chỉ phù hợp đối với đời sống thường ngày mà thay vào đó hãy sử dụng những từ ngữ, mẫu câu và cách biểu đạt phù hợp với không khí trang trọng đặc thù của những buổi phỏng vấn 

16.5. Luôn chuẩn bị các câu hỏi để hỏi nhà tuyển dụng

Một trong những điều quan trọng không thể thiếu khi chuẩn bị cho một buổi phỏng vấn xin việc đó chính là chuẩn bị câu hỏi để hỏi nhà tuyển dụng. Việc này rất quan trọng vì khi chỉ là người trả lời, việc đặt câu hỏi ngược lại cho các nhà tuyển dụng sẽ phần nào thể hiện rằng bạn là một người mạnh dạn, chủ động và ham tìm hiểu, ít nhất là về công ty và vị trí mà bạn đang ứng tuyển.

16.6. Viết thư cảm ơn sau phỏng vấn

Sẽ là một thiếu sót lớn khi hoàn thành phỏng vấn và bước ra khỏi phòng, bạn nghĩ: “Thế là xong.” Lúc này, vẫn còn có một cơ hội để bạn có thể gây thêm ấn tượng với nhà tuyển dụng. Bạn gửi một bức thư/email với lời nhắn cảm ơn thật chân thành đến công ty và đồng thời bày tỏ sự mong đợi về kết quả phỏng vấn. Chắc chắn rằng đây là một điểm cộng “siêu to khổng lồ” trong mắt các nhà tuyển dụng đấy nhé!

Hy vọng với những thông tin trên sẽ hữu ích và giúp bạn có một công việc mơ ước trong tương lai. Chúc các bạn thành công!

Banner launching Moore

Ngọc Hương

Content Writer

Tôi hiện là Content Writer tại công ty TNHH Anh ngữ Vietop – Trung tâm đào tạo và luyện thi IELTS tại TP.HCM. Với hơn 3 năm kinh nghiệm trong việc sáng tạo nội dung học thuật, tôi luôn không ngừng nghiên cứu và phát triển những nội dung chất lượng về tiếng Anh, IELTS …

Bạn còn thắc mắc về kiến thức này?

Hãy để lại bình luận, đội ngũ biên tập viên và cố vấn học thuật của Vietop English sẽ giải đáp & giúp bạn hiểu sâu hơn về chủ đề này 😍.

Bình luận


The reCAPTCHA verification period has expired. Please reload the page.

Quà tặng khi đăng kí học tại Vietop
Lệ phí thi IELTS tại IDP
Quà tặng khi giới thiệu bạn đăng kí học tại Vietop
Thi thử IELTS miễn tại Vietop

Cùng Vietop chinh phục IELTS

Hơn 21.220+ học viên đã thành công đạt điểm IELTS đầu ra. Bạn có muốn trở thành người tiếp theo?

Vui lòng nhập tên của bạn
Số điện thoại của bạn không đúng

Thời gian bạn muốn nhận tư vấn:

Sáng:
09h - 10h
10h - 11h
11h - 12h
Chiều:
14h - 15h
15h - 16h
16h - 17h
Tối:
17h - 19h
19h - 20h
20h - 21h