Ngữ pháp chuyển câu trực tiếp sang tường thuật gián tiếp là một trong những kiến thức ngữ pháp cơ bản với những người học tiếng Anh, nhưng đây cũng là thử thách khó với nhiều người học bối rối vì mức độ phức tạp của nó.
Để nắm vững ngữ pháp quan trọng này và đem nó “chinh chiến” ở nhiều cuộc thi khác nhau, bạn cần nắm rõ lý thuyết ngữ pháp cũng như hiểu được các dạng bài tập vận dụng trong các đề thi.
Mình xin gửi bạn tham khảo một số bài tập chuyển câu trực tiếp sang gián tiếp có hướng dẫn dễ hiểu. Cùng nhau luyện tập thôi!
1. Ôn tập lý thuyết cách chuyển câu trực tiếp sang gián tiếp trong tiếng Anh
Trước khi bắt đầu vào phần thực hành, hãy cùng nhau xem lại những lý thuyết cần nhớ:
Tóm tắt lý thuyết
– Câu trực tiếp là lời do người nói trực tiếp nói ra và được trình bày trong dấu ngoặc kép. – Câu gián tiếp (câu tường thuật) là lời thuật lại từ người khác. Lời thuật lại không nhất thiết phải đầy đủ các từ ngữ nhưng phải giữ nguyên ý nghĩa câu gốc. Câu tường thuật gián tiếp không được trình bày trong dấu ngoặc kép. Cách tường thuật lại câu trực tiếp: – Tìm động từ tường thuật:Bạn cần chọn ra đâu là động từ tường thuật thích hợp với mục đích truyền tải của người nói. Một số động từ thường được sử dụng như said, told, asked, denied, promised, suggested, … – Lùi thì của câu trực tiếp: + Hiện tại đơn(simple present) → Quá khứ đơn (simple past). + Hiện tại tiếp diễn(present continuous) → Quá khứ tiếp diễn(past continuous). + Hiện tại hoàn thành(present perfect) → Quá khứ hoàn thành (past perfect). + Hiện tại hoàn thành tiếp diễn (present perfect continuous) → Quá khứ hoàn thành tiếp diễn(past perfect continuous.) + Quá khứ đơn (simple past) → Quá khứ hoàn thành (past perfect). + Quá khứ tiếp diễn (past continuous) → Quá khứ hoàn thành tiếp diễn (past perfect continuous). + Quá khứ hoàn thành (past perfect) → Quá khứ hoàn thành (past perfect). + Tương lai đơn (simple future) → Tương lai ở quá khứ (future in the past). – Đổi chủ ngữ, đại từ, tân ngữ, trạng từ thời gian và địa điểm: + Chủ ngữ: I → He/ She; You → I/ We/ They; We → We/ They. + Tân ngữ: Me → Him/ Her; You → Me/ Us/ Them; Us → Us/ Them. + Đại từ sở hữu: My → His/ Her; Your → My/ Our/ Their; Our → Our/ Their; Mine → His/ Hers; Yours → Mine/ Ours/ Theirs; Ours → Ours/ Theirs. + Trạng từ chỉ thời gian, địa điểm: Here → There; Now → Then; Today → That day Yesterday → The previous day hoặc the day before; Tomorrow → The following day hoặc the next day; Ago → Before; Last → The previous; Next → The following; This → That; These → Those.
Cùng ôn lại kiến thức thông qua hình ảnh bên dưới nhé các bạn.
⇒ Giải thích: Vì câu gốc là “What are you doing?” she asked me. (“Cậu đang làm gì vậy?” Cô ấy hỏi tôi). Áp dụng công thức: S + asked + Wh-words + S + V. Chuyển thì hiện tại tiếp diễn (am/ is/ are going) thành quá khứ tiếp diễn (was/ were).
2. She told them to do their homework.
⇒ Giải thích: Vì câu gốc là “Do your homework,” Kim said to them. (“Làm bài tập của bạn đi.” Kim nói). Áp dụng công thức: Áp dụng công thức: Said to O → Told O to V.
3. She told me she didn’t want me to do that.
⇒ Giải thích: Vì câu gốc là “I don’t want you to do that,” she said. (“Tôi không muốn bạn làm thế.” Cô ấy nói). Áp dụng công thức: S + said/ say O (that) + S + V và lùi thì từ hiện tại đơn (don’t want) thành thì quá khứ đơn (didn’t want).
4. Binh said he could help me fix my car.
⇒ Giải thích: Vì câu gốc là “Binh said: “I can help you fix your car. (Bình nói: “Tôi có thể giúp bạn sửa xe của bạn”). Áp dụng công thức: S + said/ say O (that) + S + V và lùi thì từ hiện tại đơn (can) thành thì quá khứ đơn (could).
5. John said he would come to Anna’s anniversary.
⇒ Giải thích: Vì câu gốc là “I’ll come to your anniversary,” John said to Anna. (“Tôi sẽ đến lễ kỷ niệm của bạn.” John nói với Anna). Áp dụng công thức: Said to O → Told O to V; lùi thì từ tương lai đơn (will) thành tương lai đơn ở quá khứ (would).
6. The teacher asked me if I was going to school.
⇒ Giải thích: Vì câu gốc là “Are you going to school?” my teacher asked. (“Em đang đến trường à?” Giáo viên hỏi). Áp dụng công thức: S + asked + if + S + V; lùi thì hiện tại tiếp diễn (are going) thành quá khứ tiếp diễn (was).
7. The guest asked me if I would do him a favor.
⇒ Giải thích: Vì câu gốc là “Would you do me a favor?” The guest asked me. (““Bạn có thể làm giúp tôi một việc được không?” Anh hỏi). Áp dụng công thức: S + asked + if + S + V. Một số động từ không thay đổi khi chuyển sang lời nói gián tiếp: Would → would, could → could, might → might, should → should, ought to → ought to.
8. Linh asked her friend if her family would go back to Vietnam the following summer.
⇒ Giải thích: Vì câu gốc là “Will your family go back to Vietnam next summer?” Linh asked her friend. (“Gia đình bạn sẽ trở về Việt Nam vào mùa hè tới chứ?” Linh hỏi người bạn của cô ấy). Áp dụng công thức: S + asked + if + S + V; đổi tân ngữ (your → her), trạng từ chỉ thời gian (next summer → the following summer).
9. Kim told him to give her that book.
⇒ Giải thích: Vì câu gốc là “Give me that book,” Kim told him. (“Đưa tôi cuốn sách đó.” Kim nói với anh ấy). Áp dụng công thức: S + Told + O + to V.
10. He told me to hurry up.
⇒ Giải thích: Vì câu gốc là “Hurry up,” he said to me. (“Nhanh lên.” Anh ấy nói với tôi). Áp dụng công thức: S + said to O → S + Told O to V.
⇒ Giải thích: Vì câu gốc là “Where are you from?” he asked. (“Cậu đến từ đâu?” Anh hỏi). Áp dụng công thức: S + asked + Wh-words + S + V.
2. She asked me when I had come.
⇒ Giải thích: Vì câu gốc là “When did you come?” she asked. (“Cậu đến từ lúc nào?” Cô hỏi). Áp dụng công thức: S + asked + Wh-words + S + V.
3. My sister asked me if I had come to the library.
⇒ Giải thích: Vì câu gốc là “Did you come to the library?” my sister asked me. (“Em đã đến thư viện?” Chị hỏi tôi). Áp dụng công thức: S + asked + if + S + V.
4. She asked the patient if she/he was feeling good.
⇒ Giải thích: Vì câu gốc là “Are you feeling good?” she asked the patient. (“Anh/chị thấy ổn không?” Cô hỏi bệnh nhân). Áp dụng công thức: S + asked + if + S + V.
5. She wanted to know what diaphonized was.
⇒ Giải thích: Vì câu gốc là “What is diaphonized?” she asked me. (“Tiêu bản nhuộm xương là gì?” Cô hỏi tôi). Áp dụng công thức: S + wanted to know + Wh-words + S + V.
6. He asked me if I could possibly do him a favor.
⇒ Giải thích: Vì câu gốc là “Could you possibly do me a favor?” he asked. (“Bạn có thể làm giúp tôi một việc được không?” Anh hỏi). Áp dụng công thức: S + asked + if + S + V.
7. She asked me if/whether I could buy some milk while I was out.
⇒ Giải thích: Vì câu gốc là “Can you buy me some milk while you’re out?” she asked. (“Bạn có thể mua giúp tôi một ít sữa khi ra ngoài được không?” Chị hỏi). Áp dụng công thức: S + asked + if + S + V.
8. She said that she didn’t like red beans.
⇒ Giải thích: Vì câu gốc là “I don’t like red beans,” she said. (“Tôi không thích đậu đỏ.” Chị nói). Áp dụng công thức: S + said/ say (that) + S + V và lùi thành thì quá khứ đơn.
9. The student said he hadn’t locked the door.
⇒ Giải thích: Vì câu gốc là “I didn’t lock the door,” the student said. (“Em đã không đóng cửa.” Bạn học sinh nói). Áp dụng công thức: S + said/ say (that) + S + V và lùi thành thì quá khứ hoàn thành.
10. She told me to give her a break.
⇒ Giải thích: Vì câu gốc là “Give me a break,” she said to me. (“Cho tôi nghỉ chút đi.” Chị nói). Áp dụng công thức: Said to O → Told O.
Exercise 3: Rewrite the sentence without changing the meaning, using the verbs in brackets
(Bài tập 3: Viết lại câu không đổi nghĩa, sử dụng từ trong ngoặc)
“Eat an apple each day,” the doctor told me. (advised)
“You should work out more regularly”, the doctor told me. (advised)
“Ask the teacher for help,” he said. (recommended)
“I’m sorry, I was late for the test,” Ben said to the teacher. (apologized)
“This job is difficult!” she said to me. (warned)
“I’ll give you a souvenir when I come back,” Quan said. (promised)
“I stole his money,” he said. (admitted)
“The car is dirty,” the guest said. (complained)
“We will have a test tomorrow,” the teacher said. (announced)
“I think we should take a 5-minute break,” she said. (proposed)
1. The doctor advised me to eat an apple each day.
⇒ Giải thích: Vì câu gốc là “Eat an apple each day,” the doctor told me. (“Ăn một quả táo mỗi ngày.”Bác sĩ nói với tôi). Áp dụng công thức: S + advise (động từ đặc biệt) + some one + (not) to-V.
2. The doctor advised me to work out more regularly.
⇒ Giải thích: Vì câu gốc là “You should work out more regularly”, the doctor told me. (“Bạn nên tập thể dục thường xuyên hơn.” Bác sĩ nói với tôi). Áp dụng công thức: S + advise (động từ đặc biệt) + some one + (not) to-V.
3. He recommended asking the teacher for help.
⇒ Giải thích: Vì câu gốc là “Ask the teacher for help,” he said. (“Nhờ giáo viên giúp đỡ.” Anh nói). Áp dụng công thức: S + recommend + V-ing.
4. Ben apologized to the teacher for being late for the test.
⇒ Giải thích: Vì câu gốc là “I’m sorry, I was late for the test,” Ben said to the teacher. (“Em xin lỗi, em trễ giờ kiểm tra.” Ben nói với giáo viên). Áp dụng công thức: S + apologize + to somebody + for something (N/ V-ing).
5. She warned me about the difficulties of that job.
⇒ Giải thích: Vì câu gốc là “This job is difficult!” she said to me. (“Công việc này khó nha!” Chị ấy nói với tôi). Áp dụng công thức: S + warn + someone + about something (N/ V-ing).
6. Quan promised to give me a souvenir when he came back.
⇒ Giải thích: Vì câu gốc là “I’ll give you a souvenir when I come back,” Quan said. (“Tôi sẽ mua quà lưu niệm cho bạn khi tôi trở về.” Quân nói). Áp dụng công thức: S + promise + to V.
7. He admitted that he had stolen his money.
⇒ Giải thích: Vì câu gốc là “I stole his money,” he said. (“Tôi đã trộm tiền của anh ấy.” Hắn nói). Áp dụng công thức: S + admit + that + S + V.
8. The guest complain the car was dirty.
⇒ Giải thích: Vì câu gốc là “The car is dirty,” the guest said. (“Xe dơ quá.” Vị khách phàn nàn). Áp dụng công thức: S + complain + that + S + V (hoặc complain + about something).
9. The teacher announced that they would have a test the next day.”
⇒ Giải thích: Vì câu gốc là “We will have a test tomorrow,” the teacher said. (“Chúng ta sẽ có một bài kiểm tra vào ngày mai.” Giáo viên nói). Áp dụng công thức: S + annouced that + S + V.
10. She propose that we should take a 5-minute break.
⇒ Giải thích: Vì câu gốc là “I think we should take a 5-minute break,” she said. (“Tôi nghĩ chúng ta nên nghỉ ngơi 5 phút.” Cô nói). Áp dụng công thức: S + propose that + S + V.
Exercise 4: Choose the correct answer
(Bài tập 4: Chọn đáp án đúng)
1. Lily said she was leaving for Hanoi ……….
A. next week
B. the week previous
C. following week
D. the following week
2. The teacher asked students ……….
A. why did they slept
B. why they were sleeping
C. why they sleep
D. why were they sleeping
3. Daniel said that Tokyo ………. more lively than Seoul.
A. is
B. be
C. was
D. were
4. Jack was pessimistic about the exam. I advised him ……….
A. no worry
B. not worry
C. no to worry
D. not to worry
5. He wanted to know where they ……….
A. had lived
B. lived
C. was lived
D. has lived
6. He asked me if I ……….
A. had seen that car
B. saw that car
C. has seen that car
D. see that car
7. Henry told me that he ………. home after the event.
A. walked
B. had walked
C. walking
D. was walking
8. Leo asked her ……….
A. what time does the meeting end
B. what time the meeting end
C. what time the meeting ended
D. what time did the meeting end
9. My friend ………. me there’s been an accident on that street.
Hiện tại tiếp diễn → Câu tường thuật: Quá khứ tiếp diễn. Cấu trúc tường thuật câu hỏi: S + asked + Wh-words + S + V.
3. C
Tokyo là danh từ số ít. Lùi thì câu tường thuật: is → was.
4. D
Cấu trúc tường thuật yêu cầu: S + advise + (O) + (not) to + V.
5. A
Cấu trúc tường thuật câu hỏi: S + wanted to know + Wh-words + S + V.
6. A
Cấu trúc tường thuật câu hỏi Yes/ No: S + asked + if + S + V. Khi tường thuật câu hỏi, bạn cần chuyển thành câu khẳng định. Câu sử dụng từ “asked” → Câu gốc dùng thì quá khứ (Did you see that car?) → Lùi thành thì quá khứ hoàn thành.
7. B
“after the event” là sự kiện trong quá khứ → Câu tường thuật lùi thì thành quá khứ hoàn thành.
8. C
Cấu trúc tường thuật câu hỏi: S + asked + Wh-words + S + V. A, D sai cấu trúc; D không lùi thì. Lùi thì quá khứ và đúng với cấu trúc chỉ có câu C.
9. D
Cấu trúc: Somebody + tell/ told + O (that) + S + V. Say tập trung vào lời người nói, trong khi tell tập trung vào thông điệp của người nói.
10. B
Cấu trúc tường thuật câu hỏi Yes/ No: S + asked + if + S + V. C, D sai cấu trúc; A không lùi thì. Lùi thì quá khứ và đúng với cấu trúc chỉ có câu B.
3. Download tổng hợp bài tập chuyển câu trực tiếp sang gián tiếp
Hãy tải trọn bộ bài tập chuyển câu trực tiếp sang gián tiếp qua đường liên kết ở dưới. Bộ bài tập sẽ giúp bạn củng cố lại kiến thức và vận dụng lý thuyết. Cùng bắt tay vào thực hành ngay!
Các dạng bài tập chuyển câu trực tiếp sang gián tiếp có thể có nhiều kiến thức cần nhớ, tuy nhiên mình tin rằng chỉ có luyện tập mới giúp chúng ta nhớ “như in” và vận dụng kiến thức này chinh chiến trong các cuộc thi. Sau đây là một số trọng tâm bạn cần nhớ về bài tập chuyển câu trực tiếp sang gián tiếp:
Sử dụng động từ tường thuật phù hợp.
Lùi đúng thì của câu gốc.
Thay đổi đại từ, tân ngữ, trạng từ thời gian, địa điểm.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc về bài tập nào, hãy để lại câu hỏi tại phần bình luận. Đội ngũ giáo viên tại Vietop English luôn có mặt và giải đáp mọi thắc mắc của bạn.
Tài liệu tham khảo:
Reported speech statements: https://learnenglish.britishcouncil.org/grammar/b1-b2-grammar/reported-speech-statement – Truy cập ngày 07/05/2024
Trang Jerry
Content Writer
Tốt nghiệp cử nhân ngành Ngôn ngữ Anh, sở hữu bằng TOEIC 750. Với gần 6 năm kinh nghiệm làm Content Writer trong lĩnh vực giáo dục tại các trung tâm Anh ngữ, luyện thi IELTS và công ty giáo dục …
Bạn còn thắc mắc về kiến thức này?
Hãy để lại bình luận, đội ngũ biên tập viên và cố vấn học thuật của Vietop English sẽ giải đáp & giúp bạn hiểu sâu hơn về chủ đề này 😍.
Trong quá trình học tiếng Anh, nhiều người thường gặp khó khăn với cụm từ turn off do sự đa dạng trong ngữ cảnh sử dụng của nó. Không chỉ đơn giản là tắt thiết bị điện tử, turn off còn mang nhiều ý nghĩa
Bạn có bao giờ gặp khó khăn trong việc hiểu và sử dụng phrasal verbs tiếng Anh không? Turn in là một ví dụ điển hình, với nhiều nghĩa khác nhau dễ gây nhầm lẫn. Bạn có đang bối rối không biết khi nào nó
Trong dòng chảy hối hả của cuộc sống hiện đại, khi đối mặt với những thử thách và khó khăn trên con đường sự nghiệp hay trong cuộc sống cá nhân, chúng ta thường tự hỏi: Nên làm gì tiếp theo? Cụm từ turn to
Bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao make off with lại được dùng để nói về hành vi trộm cắp chưa? Trong thời đại mà các vụ trộm ngày càng tinh vi, hiểu rõ cụm từ này sẽ giúp bạn diễn đạt chính xác
Come forward là một cụm động từ (phrasal verb) có nghĩa là đề nghị giúp đỡ ai đó hoặc cung cấp một thông tin nào đó. Ngoài ra, come forward cũng có thể dùng khi muốn thể hiện bản thân hay điều gì đó cho
Bạn đã bao giờ cảm thấy bối rối khi đi du lịch ở nước ngoài vì không hiểu các biển báo giao thông? Hay lo lắng khi phải tham gia giao thông công cộng mà không biết cách hỏi đường? Việc nắm vững vốn từ
Du lịch không chỉ là cơ hội để khám phá những địa danh mới, mà còn là dịp để chúng ta mở rộng vốn từ vựng và kỹ năng giao tiếp tiếng Anh của mình. Trong những chuyến đi, việc nắm vững các từ vựng
Là một người học tiếng Anh, mình nhận thấy rằng từ vựng về môi trường không chỉ quan trọng trong giao tiếp hàng ngày mà còn giúp ích rất nhiều trong các bài thi như IELTS. Bởi vì bảo vệ môi trường là một chủ
Hoàng Long
16.11.2024
Nhận tư vấn MIỄN PHÍ
Hoàn thành mục tiêu IELTS ngay bây giờ!