Việc nắm vững ngữ pháp tiếng Anh nâng cao là điều vô cùng quan trọng đối với những ai muốn cải thiện kỹ năng ngôn ngữ của mình, đặc biệt là trong các kỳ thi như IELTS. Hiểu rõ về mệnh đề quan hệ phức, câu điều kiện, câu bị động, và câu gián tiếp sẽ giúp người học nâng cao khả năng giao tiếp cả bằng văn bản lẫn lời nói.
Tuy nhiên, việc học các cấu trúc ngữ pháp nâng cao trong tiếng Anh có thể gặp nhiều khó khăn do nhiều quy tắc phức tạp và cách sử dụng khác nhau. Để giúp bạn ôn tập và củng cố kiến thức về các cấu trúc này, bài viết này mình đã tổng hợp bài tập ngữ pháp tiếng Anh nâng cao giúp bạn dễ dàng nắm bắt và áp dụng vào thực tế.
Hãy cùng mình tìm hiểu ngay thôi nào!
1. Ôn tập lý thuyết
Trước khi vào làm bài tập, hãy cùng mình ôn lại một số lý thuyết sau:
1.1. Mệnh đề quan hệ phức: Cách sử dụng và ví dụ minh họa
Mệnh đề quan hệ phức (complex relative clause) là mệnh đề được sử dụng để bổ sung nghĩa cho danh từ hoặc đại từ trong câu, giúp cung cấp thêm thông tin chi tiết về đối tượng đó.
Mệnh đề quan hệ phức bao gồm mệnh đề chính và mệnh đề phụ thuộc (mệnh đề quan hệ).
Mệnh đề quan hệ thường được bắt đầu bằng các đại từ quan hệ: Who, whom, which, that, whose, hoặc các trạng từ quan hệ như where, when, why.
1.1.1. Cấu trúc mệnh đề quan hệ phức:
Mệnh đề chính, [Đại từ/ trạng từ quan hệ] + S + V + O |
1.1.2. Các loại mệnh đề quan hệ:
Trong ngữ pháp tiếng Anh, ta có hai loại mệnh đề quan hệ, đó là:
* Mệnh đề quan hệ xác định (Defining relative clause):
Mệnh đề quan hệ xác định được sử dụng để bổ sung thông tin cần thiết cho danh từ hoặc đại từ trong mệnh đề chính. Nếu bỏ đi mệnh đề quan hệ xác định thì câu sẽ mất đi ý nghĩa.
Ta sử dụng đại từ quan hệ (như who, that, whose, whom, which) để bắt đầu một mệnh đề quan hệ xác định.
E.g.: (Đại từ/ danh từ được bổ nghĩa được gạch dưới, mệnh đề quan hệ được in đậm)
- They’re the people who want to buy our car.
(Họ là những người muốn mua xe hơi của chúng ta.) - He should give the funds to someone who needs the medicine the most.
(Anh ta nên đưa số tiền này cho người cần thuốc nhất.) - In the movie, she plays a woman whose son died in the Second World War.
(Trong bộ phim, cô ta đóng vai một người phụ nữ có con trai đã hy sinh trong Thế chiến thứ hai.)
* Mệnh đề quan hệ không xác định (Non-defining relative clause)
Mệnh đề quan hệ không xác định cũng được sử dụng để bổ sung thông tin cần thiết cho danh từ hoặc đại từ trong mệnh đề chính. Tuy nhiên, nếu ta bỏ đi mệnh đề quan hệ không xác định thì câu vẫn giữ nguyên ý nghĩa.
Ta sử dụng đại từ quan hệ (như who, whose, whom, which) để bắt đầu mệnh đề quan hệ không xác định. Ta không sử dụng that để bắt đầu mệnh đề quan hệ.
E.g. (Đại từ/ danh từ được bổ nghĩa được gạch dưới, mệnh đề quan hệ được in đậm)
- Sonny, who is my roommate, is starting a new job this month.
(Sonny, bạn cùng phòng của tôi, sẽ bắt đầu công việc mới trong tháng này.) - My dog, which you saw yesterday, came back home.
(Chó của tôi, cái con mà bạn đã thấy ngày hôm qua, đã trở về nhà.)
1.1.3. Các đại từ và trạng từ quan hệ thường sử dụng
- Who: Được sử dụng để chỉ người, làm chủ ngữ hoặc tân ngữ trong câu.
E.g. That is my brother who is playing in the field.
(Đó là em tôi, cái đứa đang chơi trong sân.) - Whom: Được sử dụng để chỉ người, làm tân ngữ trong câu.
E.g. The man whom you met yesterday is my teacher.
(Người đàn ông mà bạn đã gặp ngày hôm qua là thầy tôi.) - Which: Được sử dụng để chỉ vật hoặc động vật
E.g. I like to go to the park which has a lot of trees.
(Tôi thích đi tới công viên mà có nhiều cây.) - That: Được sử dụng để chỉ người, vật hoặc động vật. Thường gặp trong văn nói.
E.g. The cat that tried to break into your house is mine.
(Con mèo mà cố đột nhập vào nhà bạn là của tôi.) - Whose: Được sử dụng để chỉ sự sở hữu.
E.g. I am talking to a woman whose daughters live far away.
(Tôi đang nói chuyện với người phụ nữ có con gái sống xa nhà.) - Where: Được sử dụng để chỉ nơi chốn
E.g. This is the house where I was born.
(Đây là ngôi nhà nơi tôi được sinh ra.) - When: Được sử dụng để chỉ thời gian, thời điểm
E.g. I remember the day when I first saw her.
(Tôi còn nhớ cái ngày tôi thấy cô ấy lần đầu tiên.) - Why: Được sử dụng để chỉ lý do
E.g. He doesn’t even know the reason why he failed the assignment.
(Anh ta còn không biết lý do tại sao bài tập của anh ta không đạt.)
1.2. Câu điều kiện loại 3 và câu điều kiện hỗn hợp
Câu điều kiện loại 3 và câu điều kiện hỗn hợp là hai điểm ngữ pháp nâng cao mà bạn phải nắm để có thể nâng cao trình độ sử dụng tiếng Anh của bạn.
1.2.1. Câu điều kiện loại 3 (Third conditional)
Câu điều kiện loại 3 được sử dụng để nói về những sự việc không có thật trong quá khứ.
* Cấu trúc:
If + S + had + V3/ed, S + would/ could/ might + have + V3/ed |
E.g.
- If she had studied harder, she could have passed the finals.
(Nếu cô ấy đã học chăm hơn, cô ấy đã có thể đậu bài thi cuối kỳ.) - If he had left earlier, he wouldn’t have missed the train.
(Nếu anh ta đã rời đi sớm hơn thì anh ta đã không bị trễ chuyến xe lửa.)
* Cách sử dụng:
- Câu điều kiện loại 3 được sử dụng để nói về một tình huống chưa từng xảy ra trong quá khứ, với giả định rằng một điều kiện đã xảy ra thì kết quả cũng đã thay đổi. Tuy nhiên, trong thực tế là điều kiện không xảy ra, kết quả không có gì thay đổi.
- Câu điều kiện loại 3 thường được sử dụng trong văn nói và văn viết để diễn đạt những sự việc, tình huống trong quá khứ mà người nói ước muốn có thể thay đổi, nhưng không thể.
1.2.2. Câu điều kiện hỗn hợp (Mixed conditional)
Câu điều kiện hỗn hợp là một cấu trúc khá đặc biệt được sử dụng cho những hoàn cảnh cụ thể khác nhau. Trong tiếng Anh, ta có hai loại câu điều kiện hỗn hợp:
* Điều kiện quá khứ, kết quả hiện tại
Ta có cấu trúc:
If + S + had + V3/ed, S + would + V(inf) |
Trong đó:
- Mệnh đề if ở thì quá khứ hoàn thành miêu tả một sự kiện trong quá khứ đã không xảy ra.
- Mệnh đề chính có cấu trúc would + V(inf) miêu tả một kết quả ở hiện tại nếu sự kiện trong quá khứ đó đã xảy ra.
* Cách sử dụng:
Cấu trúc này được sử dụng để miêu tả một kết quả ở hiện tại hoặc tương lai bắt nguồn từ một sự kiện/ hành động chưa từng xảy ra trong quá khứ. Ta thường sử dụng loại cấu trúc câu điều kiện này để ước muốn thay đổi những gì đã xảy ra trong quá khứ và từ đó thay đổi hiện tại hoặc tương lai.
E.g. If I had finished high school, I would be a college student now. (Nếu tôi đã học xong cấp 3, thì giờ tôi đã là sinh viên đại học rồi).
=> Giải thích: Trong ví dụ trên, người nói ở thời điểm hiện tại không phải là một sinh viên đại học, nhưng người này đang nói về việc thay đổi một sự kiện trong quá khứ và kết quả của sự kiện đó.
* Điều kiện hiện tại, kết quả quá khứ
Ta có cấu trúc như sau:
If + S + V2/ed, S + would/could + have + V3/ed |
Trong đó:
- Mệnh đề if diễn tả một giả định không có thật ở hiện tại.
- Mệnh đề chính diễn tả kết quả trong quá khứ của giả định đó.
* Cách sử dụng:
- Cấu trúc này được sử dụng để miêu tả một tình huống không có thật ở hiện tại bắt nguồn từ một hành động chưa từng xảy ra trong quá khứ.
E.g. If I were more hardworking, I would have succeeded. (Nếu tôi chăm chỉ hơn thì tôi đã có thể thành công rồi.)
=> Giải thích: Trong ví dụ trên, người nói ở thời điểm hiện tại không phải là một người chăm chỉ, do đó, thực tế là người nói đã không thành công trong quá khứ. Nhưng người nói sử dụng cấu trúc câu điều kiện này để diễn tả một sự hối hận rằng nếu người nói chăm chỉ hơn (điều kiện không có thật ở hiện tại) thì người này đã thành công (kết quả không có thật trong quá khứ).
- Ngoài ra, cấu trúc này còn có thể được sử dụng để diễn tả một điều kiện không có thật ở tương lai và kết quả không có thật trong quá khứ.
E.g. If I didn’t have an important match tomorrow, I would have stayed up late. (Nếu tôi không có một trận đấu quan trọng vào ngày mai thì tôi đã thức khuya rồi.)
Ở ví dụ này, ý của người nói là anh ta/ cô ta không thức khuya vì anh ta/ cô ta có một trận đấu quan trọng vào ngày hôm sau.
1.3. Câu bị động nâng cao: Các dạng đặc biệt và cách sử dụng
Câu bị động trong tiếng Anh là những câu mà chủ ngữ là đối tượng chịu tác động của hành động.
E.g. This bike was put together by my dad. (Chiếc xe này được lắp ráp bởi ba tôi.)
Ví dụ trên đây là một cấu trúc câu bị động cơ bản. Ngoài ra, trong tiếng Anh, ta còn có các dạng đặc biệt của cấu trúc bị động như sau.
1.3.1. Cấu trúc câu bị động có nhiều hơn một tân ngữ
Trong tiếng Anh, có một số động từ như give, bring, buy, send, provide, … được theo sau bởi hai tân ngữ (một tân ngữ chỉ người và một tân ngữ chỉ vật).
Ta có cấu trúc như sau:
Câu chủ động | S + V + O1 + O2 E.g. I gave you my money. (Tôi đã đưa tiền của tôi cho bạn rồi.) |
Câu bị động | 1. Tân ngữ chỉ người trở thành chủ ngữ S (O1) + be + V3/ed + O2 + by + O (S) E.g. You were given my money by me. (Bạn đã được tôi đưa tiền.) 2. Tân ngữ chỉ vật trở thành chủ ngữ (bắt buộc phải có giới từ kèm theo động từ) S (O2) + be + V3/ed + prep + O1 + by O (S) E.g. My money was given to you by me. (Tiền của tôi đã được đưa cho bạn bởi tôi.) |
Lưu ý: Giới từ đi kèm theo động từ ở trường hợp 2 phải là giới từ phù hợp với động từ để tạo thành phrasal verb, ví dụ như talk to, give to, share with, etc.
1.3.2. Cấu trúc câu bị động với những động từ tường thuật: Report, believe, rumor, think, say, etc.
Ta có cấu trúc sau:
Câu chủ động | S1 + Động từ tường thuật + that + S2 + V + O E.g. People believe that he is a wealthy man. (Người ta tin rằng anh ấy là một người giàu có.) |
Câu bị động | 1. It + be + quá khứ phân từ của động từ tường thuật + that + S2 + V. E.g. It is believed that he is a wealthy man. (Người ta tin rằng anh ấy là một người giàu có.) 2. S2 + be + quá khứ phân từ của động từ tường thuật + to + V(inf) + O E.g. He is believed to be wealthy. (Anh ta được tin là một người giàu có.) 3. S2 + be + quá khứ phân từ của động từ tường thuật + to have + V3/ed + O E.g. Câu chủ động: People believe that he was a wealthy man. (Người ta tin rằng anh ta đã là một người giàu có.) => Câu bị động: He is believed to have been a wealthy man. (Anh ta được tin là đã từng là một người giàu có.) |
*Lưu ý: Chúng ta sử dụng to V khi động từ ở mệnh đề sau và động từ tường thuật ở cùng một thì. Ta sử dụng to have + V3/ed khi động từ ở mệnh đề sau xảy ra trước động từ tường thuật.
1.3.3. Cấu trúc câu bị động với động từ have/ get
Động từ have và động từ get có thể được sử dụng với ý nghĩa là thuê hoặc nhờ ai đó làm điều gì đó. Khi tạo câu bị động với hai động từ này, bạn phải tuân thủ theo cấu trúc như sau:
Câu chủ động | 1. S + have + O1 (chỉ người) + V(inf) + O2 (chỉ vật) 2. S + get + O1 (chỉ người) + V(inf) + O2 (chỉ vật) |
Câu bị động | S + have/ get + O2 + V3/ed + by + O1 |
E.g.
- Câu chủ động: I will have him fix my phone. (Tôi sẽ thuê anh ta sửa điện thoại của tôi.)
=> Câu bị động: I will have my phone fixed by him. (Tôi sẽ thuê anh ta sửa điện thoại của tôi.)
- Câu chủ động: He got his friend pick up his bike. (Anh ta nhờ bạn của anh ta lấy xe máy dùm.)
=> Câu bị động: He got his bike picked up by his friend. (Anh ta nhờ bạn của anh ta lấy xe máy dùm.)
1.3.4. Cấu trúc câu bị động nâng cao với đại từ bất định
Những đại từ bất định như nobody, no one, và anything trong câu chủ động thường sẽ bị bỏ đi khi chuyển qua câu bị động.
Ta có cấu trúc sau:
Câu chủ động | 1. No one/ Nobody + V + O 2. S + V + anything. |
Câu bị động | 1. S + be + not + V3/ed + by +anyone/ anybody 2. Nothing + be + V3/ed |
E.g.
- Câu chủ động: No one received the new notice. (Đã không ai nhận được thông báo mới.)
=> Câu bị động: The new notice was not received by anyone. (Thông báo mới đã không được ai nhận.)
- Câu chủ động: They haven’t done anything about the subject. (Họ chưa làm gì về chủ đề hết.)
=> Câu bị động: Nothing has been done about the subject. (Chưa có gì được làm về chủ đề hết.)
1.3.5. Cấu trúc bị động của câu chủ động có cấu trúc Verb + Object + Gerund
Đối với những câu chủ động sử dụng những động từ như enjoy, love, hate, like, deny, admit, dislike, mind, etc. được theo sau bởi gerund, khi chuyển thành câu bị động, ta áp dụng công thức sau:
Câu chủ động | S + enjoy/ love/ hate/ like/… + O1 + V-ing + O2 |
Câu bị động | S + enjoy/ love/ hate/ like/ … + O2 + being + V3/ed + (by + O1) |
E.g.
- Câu chủ động: I don’t mind Hank using my new laptop. (Tôi không phiền việc Hank sử dụng máy tính của tôi.)
=> Câu bị động: I don’t mind my new laptop being used by Hank. (Tôi không phiền việc máy tính của tôi được Hank sử dụng.)
- Câu chủ động: He likes his dad wearing this shirt. (Anh ta thích cha anh mặc cái áo này.)
=> Câu bị động: He likes this shirt being worn by his dad. (Anh ta thích cái áo này được mặc bởi cha của anh.)
1.3.6. Cấu trúc bị động của câu chủ động sử dụng động từ tri giác, động từ help và make
Đối với những câu chủ động sử dụng những động từ tri giác như see, hear, smell, feel, etc. và các động từ như help, make, khi chuyển sang câu bị động, bạn cần phải áp dụng cấu trúc như sau:
Câu chủ động | S + see/ hear/ smell/ feel/ help/ make/ … + O1 + V-ing/ to V(inf) |
Câu bị động | S + be + seen/ heard/ smelled/ felt/ help /make/ V3/ed + V-ing/ to V(inf) |
E.g.
- Câu chủ động: They saw him leaving the building. (Họ đã thấy anh ta rời tòa nhà.)
=> Câu bị động: He was seen leaving the building. (Anh ta đã bị trông thấy lúc rời tòa nhà.)
- Câu chủ động: The chef tasted the soup before serving. (Người đầu bếp đã nếm thử món súp trước khi mang ra cho khách.)
=> Câu bị động: The soup was tasted by the chef before being served. (Món súp đã được nếm thử bởi đầu bếp trước khi được mang ra cho khách.)
- Câu chủ động: They made us do our housework. (Họ bắt chúng tôi làm việc nhà.)
=> Câu bị động: We were made to do our housework. (Chúng tôi bị bắt phải làm việc nhà.)
1.3.7. Cấu trúc bị động của câu mệnh lệnh
Các câu mệnh lệnh trong tiếng Anh có cấu trúc bị động như sau:
Câu chủ động | (Don’t) Infinitive + O. |
Câu bị động | (Don’t) + let + O + be + V3/ed |
E.g.
- Câu chủ động: Do your homework. (Làm bài tập đi.)
- Câu bị động: Let your homework be done. (Hãy để cho bài tập của bạn được làm xong.)
Trong trường hợp câu mệnh lệnh được bắt đầu bằng “It’s” thì khi chuyển qua dạng bị động, ta áp dụng công thức sau:
Câu chủ động | It’s one’s duty + to V |
Câu bị động | S + be supposed + to V |
E.g.
- Câu chủ động: It’s your duty to see him to the airport. (Nghĩa vụ của bạn là tiễn anh ta tới sân bay.)
=> Câu bị động: You are supposed to see him to the airport. (Bạn phải tiễn anh ta tới sân bay.)
Câu chủ động | It’s necessary + to V |
Câu bị động | S + should/ must + be + V3/ed |
E.g.
- Câu chủ động: It’s necessary to learn a new skill. (Việc học một kỹ năng mới là cần thiết.)
=> Câu bị động: A new skill should be learned. (Một kỹ năng mới nên được học.)
1.3.8. Cấu trúc bị động của các câu chủ động sử dụng 7 động từ đặc biệt
Đối với các câu chủ động sử dụng các động từ như: Suggest, require, request, order, demand, insist, và recommend thì chúng ta tạo thể bị động theo công thức sau:
Câu chủ động | S + suggest/ require/ request/ order/ demand/ insist/ recommend + that + S2 + V |
Câu bị động | It + be + suggested/ required/ request/ ordered/ demanded/ insisted/ recommended + (by S) + that + S2 + to be V3/ed |
E.g.
- Câu chủ động: People believe that workers should have a 4-week vacation to help with their mental health. (Mọi người tin rằng người lao động nên có một kỳ nghỉ 4 tuần để giúp cải thiện sức khỏe tinh thần.)
=> Câu bị động: It is believed that workers should have a 4-week vacation to help with their mental health. (Người ta tin rằng người lao động nên có một kỳ nghỉ 4 tuần để giúp cải thiện sức khỏe tinh thần của họ.)
- Câu chủ động: John ordered that you bring the report up to him right away. (John đã ra lệnh rằng anh mang cái báo cáo cho anh ta ngay lập tức.)
=> Câu bị động: It is ordered by John that the report be brought up to him right away. (John đã ra lệnh mang cái báo cáo cho anh ta ngay lập tức.)
1.3.9. Cấu trúc bị động của câu có chủ ngữ giả “It”
Đối với những câu chủ động có sử dụng chủ ngữ giả “it”, thì khi chuyển qua thể bị động, ta có công thức sau:
Câu chủ động | It + be + adj + for S + to V(inf) + O |
Câu bị động | It + be + adj + for O + to be V3/ed + (by S) |
E.g.
- Câu chủ động: It’s impossible for John to complete the report this week. (Việc John hoàn thành báo cáo trong tuần này là không thể.)
=> Câu bị động: It’s impossible for the report to be completed by John this week. (Việc John hoàn thành báo cáo trong tuần này là không thể.)
1.4. Câu gián tiếp
Chúng ta sử dụng câu gián tiếp để tường thuật lại lời nói của người khác. Cấu trúc này tuy ít gặp trong các bài thi IELTS, nhưng nếu bạn nắm được cách sử dụng cấu trúc câu gián tiếp thì bạn có thể đạt được điểm cao hơn cho tiêu chí Grammatical resouce trong phần thi Speaking và Writing.
E.g. Henry told them to open the door. (Henry nói họ mở cửa ra.)
1.4.1. Chuyển đổi từ câu trực tiếp thành câu gián tiếp
Để chuyển câu trực tiếp thành câu gián tiếp, ta có một số quy tắc sau:
* Thay đổi ngôi (thay đổi đại từ nhân xưng, đại từ sở hữu, và tính từ sở hữu):
Câu trực tiếp | Câu gián tiếp |
I | he/ she |
me | him/ her |
my | his/ her |
we | they |
us | them |
our | their |
* Thay đổi các trạng từ chỉ thời gian và nơi chốn:
Câu trực tiếp | Câu gián tiếp |
now | then |
here | there |
this | that |
these | those |
today | that day |
tonight | that night |
yesterday | the day before/ the previous day |
last year | the year before/ the previous year |
tomorrow | the following day/ the next day/ the day after |
next month | the following month/ the next month/ the month after |
ago | before |
* Lùi thì trong câu:
Câu trực tiếp | Câu gián tiếp |
Hiện tại đơn | Quá khứ đơn |
Hiện tại tiếp diễn | Quá khứ tiếp diễn |
Hiện tại hoàn thành | Quá khứ hoàn thành |
Quá khứ đơn | Quá khứ hoàn thành |
Quá khứ tiếp diễn | Quá khứ hoàn thành tiếp diễn |
Quá khứ hoàn thành | Quá khứ hoàn thành |
Tương lai đơn | Câu điều kiện trong hiện tại: Would + V(inf) |
Tương lai tiếp diễn | Điều kiện tiếp diễn: Would be + V-ing |
1.4.2. Cấu trúc câu nghi vấn gián tiếp
* Đối với câu nghi vấn Yes/ No, ta có cấu trúc:
S + asked/ questioned/ wanted to know/ … ( + O) + if/ whether + S + V |
E.g. He asked whether you were available for an interview. (Anh ta đã hỏi rằng bạn có rảnh để phỏng vấn hay không.)
* Đối với câu nghi vấn Wh-, ta có cấu trúc:
S + asked/ questioned/ wanted to know/ … (+O) + wh- + S + V |
E.g. Jenny wanted to know what you were thinking about. (Jenny đã muốn biết bạn đang nghĩ gì.)
1.4.3. Cấu trúc câu mệnh lệnh gián tiếp
Ta có cấu trúc của câu mệnh lệnh gián tiếp như sau:
S + told/ asked/ requested/ ordered/ … (+O) + (not) to + V(inf) |
E.g.
- He asked me to move the car 2 meters forward. (Anh ta đã yêu cầu tôi di chuyển cái xe hơi tới 2 mét.)
- Adam requested you not to bring him the report because he no longer needs it. (Adam đã yêu cầu bạn không mang cho anh ta bản báo cáo vì anh ta không còn cần nó nữa.)
1.4.4. Một số lưu ý với câu gián tiếp
- Nếu lời nói được tường thuật là một sự thật hiển nhiên thì ta không lùi thì khi chuyển về câu gián tiếp.
E.g. “The Earth revolves around the Sun.” said John. (“Trái đất xoay quanh mặt trời” John đã nói.) => John said the Earth revolves around the Sun. (John đã nói rằng trái đất xoay quanh mặt trời.) - Nếu động từ của mệnh đề tường thuật được sử dụng ở thì hiện tại thì khi chuyển qua câu gián tiếp ta chỉ cần đổi ngôi, không cần lùi thì và không thay đổi trạng từ.
E.g. “I’m going to ride my bike” – Jack happily yells. (“Tôi sẽ chạy xe đạp của tôi” – Jack la một cách vui vẻ) => Jack happily yells that he is going to ride his bike. (Jack la lên một cách vui vẻ rằng anh ta sẽ chạy xe đạp của anh ta.) - Nếu động từ của mệnh đề tường thuật được sử dụng ở thì quá khứ thì khi chuyển qua câu gián tiếp ta phải đổi ngôi, lùi thì và thay đổi trạng từ.
E.g. “He went to the supermarket” – Shelly reported. (“Anh ta đã đi tới siêu thị” – Shelly đã báo cáo) => Shelly reported that he had gone to the supermarket. (Shelly đã báo cáo rằng anh ta đã đi tới siêu thị.)
1.5. Mệnh đề nhấn mạnh (Cleft sentence)
Mệnh đề nhấn mạnh trong tiếng Anh, hay còn gọi là Cleft Sentence, được sử dụng để nhấn mạnh một thành phần cụ thể trong câu, giúp làm rõ thông tin mà người nói muốn nhấn mạnh. Đây là cách chia câu thành hai phần để làm nổi bật một yếu tố, thường là chủ ngữ, tân ngữ hoặc trạng ngữ.
1.5.1. Cấu trúc “It is/ was … that/ who”
Đây là cấu trúc phổ biến nhất để nhấn mạnh trong tiếng Anh. Thành phần được nhấn mạnh sẽ nằm sau “It is/ was”, và các thành phần còn lại sẽ đi sau “that” hoặc “who”.
Cấu trúc:
It is/ was + [thành phần nhấn mạnh] + that/ who + [phần còn lại của câu]. |
E.g. It was John who broke the vase. (Chính John là người đã làm bể cái bình.)
1.5.2. Cấu trúc nhấn mạnh với “What”
Cấu trúc này thường được sử dụng để nhấn mạnh một sự việc hoặc hành động nào đó.
Cấu trúc:
What + [chủ ngữ] + [động từ] + is + [phần nhấn mạnh]. |
E.g.
- What I need is a cup of coffee. (Điều tôi cần là một ly cà phê.)
- What she likes is going to the beach. (Điều cô ấy thích là đi biển.)
1.5.3. Cấu trúc nhấn mạnh với “The person/ thing who/ that …”
Cấu trúc này dùng để nhấn mạnh một đối tượng cụ thể, như người hoặc vật, kèm theo mệnh đề quan hệ.
Cấu trúc:
The person/ thing + who/that + S + V |
E.g.
- The person who I want to meet is Mr. Smith. (Người mà tôi muốn gặp là ông Smith.)
- The thing that bothers me is the noise. (Điều làm phiền tôi là tiếng ồn.)
1.5.4. Cấu trúc nhấn mạnh với “All”
Dùng để nhấn mạnh rằng toàn bộ hoặc tất cả mọi thứ liên quan đến một sự việc nào đó.
Cấu trúc:
All + S + V + be + O |
E.g.
- All I want is some peace and quiet. (Tất cả những gì tôi muốn là sự yên bình và im lặng.)
- All he did was smile. (Tất cả những gì anh ấy đã làm là mỉm cười.)
1.5.5. Cấu trúc “The reason why … is that …”
Cấu trúc này dùng để nhấn mạnh lý do của một sự việc hay hành động.
Cấu trúc:
The reason why + S + V + is that + S + V |
E.g.
- The reason why she left early is that she was feeling sick. (Lý do cô ấy rời đi sớm là vì cô ấy cảm thấy bệnh.)
- The reason why they failed is that they didn’t prepare well. (Lý do họ thất bại là vì họ đã không chuẩn bị kỹ lưỡng.)
1.5.6. Nhấn mạnh hành động với “Do/ Does/ Did”
Dùng để nhấn mạnh hành động, đặc biệt trong câu khẳng định hoặc phủ định.
Cấu trúc:
S + do/ does/ did + V + O |
E.g.
- I did tell you about the meeting! (Tôi đã thực sự nói với bạn về cuộc họp mà!)
- She does like ice cream. (Cô ấy thực sự thích kem.)
2. Bài tập ngữ pháp tiếng Anh nâng cao trong IELTS
(Gồm 5 dạng bài: Điền dạng đúng của động từ trong ngoặc, chọn trắc nghiệm A, B, C, viết lại câu tương ứng, sắp xếp lại từ để tạo thành câu đúng, chia động từ trong ngoặc để hoàn thành đoạn văn, … các dạng khác trong IELTS.
Exercise 1: Combine the following sentences using complex sentences
(Exercise 1: Kết hợp các câu sau sử dụng mệnh đề quan hệ phức)
1. I saw the man. He was wearing a red jacket.
=>__________________________________________________________
2. The book is on the table. You lent me the book.
=>__________________________________________________________
3. Mr. Brown is a well-known architect. He designed the new library.
=>__________________________________________________________
4. The car was stolen. I bought it last week.
=>__________________________________________________________
5. I met a woman. Her brother is a famous actor.
=>__________________________________________________________
Exercise 2: Complete the following sentences using the correct form of verbs in brackets
(Exercise 2: Điền vào chỗ trống trong các câu sau sử dụng dạng đúng của động từ trong ngoặc)
1. If the pilot __________ (notice) the engine failure earlier, the crash __________ (prevent).
2. Had you __________ (tell) me about the meeting, I __________ (reschedule) my appointments.
3. If she __________ (not spend) so much time on social media, she __________ (finish) her project on time.
4. They __________ (not lose) the contract if they __________ (deliver) the proposal by the deadline.
5. If the scientist __________ (conduct) more thorough experiments, the results __________ (be) more conclusive.
Exercise 3: Choose the correct answer
(Exercise 3: Chọn đáp án đúng cho những câu sau)
1. If she __ (study) harder in school, she __ (have) a better job now.
- a) studied / will have
- b) had studied / would have
- c) had studied / would have had
- d) studied / would have
2. If they __ (move) to New York last year, they __ (be) happier now.
- a) move / are
- b) moved / will be
- c) had moved / would be
- d) had moved / would have been
3. If I __ (not be) afraid of heights, I __ (go) skydiving last year.
- a) am not / would go
- b) were not / would have gone
- c) had not been / would go
- d) was not / would have gone
4. If I __ (not spend) all my money last month, I __ (go) on vacation next week.
- a) hadn’t spent / would go
- b) don’t spend / would go
- c) didn’t spend / will go
- d) hadn’t spent / would have gone
5. If she __ (know) how to swim, she __ (save) her friend from drowning last summer.
- a) knows / would save
- b) knew / would have saved
- c) had known / would save
- d) knows / would have saved
Exercise 4: Give passive forms of the following sentences
(Exercise 4: Chuyển những câu sau thành câu bị động.)
- The committee awarded the scientist a prestigious prize for her groundbreaking research.
- People rumored that the government is planning a major reform next year.
- He had the contractor build a custom house for him in the countryside.
- Somebody must have taken the confidential documents from the office without permission.
- I enjoy my wife rubbing my back.
- The teachers make the students take extra classes after school.
- Don’t let anyone open the secure file!
- The board insisted that all the parties involved sign the contract immediately.
- It is widely accepted that climate change is affecting global weather patterns.
- They encouraged the new employees to participate in the training program actively.
Exercise 5: Give reported speech forms of the following sentences
(Exercise 5: Chuyển đổi các câu sau thành câu gián tiếp)
1. “I have never seen such a beautiful sunset,” she said.
=>__________________________________________________________
2. “Will you be coming to the meeting tomorrow?” he asked me.
=>__________________________________________________________
3. “Why didn’t you finish the report on time?” the manager asked.
=>__________________________________________________________
4. “We will be launching the new product next month,” they said.
=>__________________________________________________________
5. “Please, don’t forget to submit your assignments,” the teacher reminded us.
=>__________________________________________________________
6. “I am considering moving to another country,” John said.
=>__________________________________________________________
7. “She must finish the project before the deadline,” the supervisor insisted.
=>__________________________________________________________
8. “You should see a doctor about your condition,” he advised.
=>__________________________________________________________
9. “If I were you, I would take the job offer,” she told me.
=>__________________________________________________________
10. “Have you completed the paperwork yet?” he asked.
=>__________________________________________________________
Exercise 6: Rewrite the following sentences using cleft sentences
(Exercise 6: Viết lại những câu sau sử dụng mệnh đề nhấn mạnh)
1. The CEO announced the new policy yesterday.
=>__________________________________________________________
2. They launched the campaign last month.
=>__________________________________________________________
3. She needs more time to complete the project.
=>__________________________________________________________
4. They wanted to visit the museum.
=>__________________________________________________________
5. John is the one who helped me solve the problem.
=>__________________________________________________________
6. The new software is what improved our productivity.
=>__________________________________________________________
7. I need your support to get through this situation.
=>__________________________________________________________
8. She wanted a chance to explain herself.
=>__________________________________________________________
9. She didn’t attend the meeting because she was sick.
=>__________________________________________________________
10. She completed the task on time.
=>__________________________________________________________
3. Download trọn bộ bài tập ngữ pháp nâng cao trong IELTS
Trong quá trình học ngữ pháp, nắm vững kiến thức về các cấu trúc ngữ pháp nâng cao trong tiếng Anh vô cùng quan trọng. Đặc biệt, bạn cần làm thật nhiều bài tập để quen với các dạng đề. Dưới đây, mình đã giúp bạn tổng hợp một file bài tập với đầy đủ các dạng nâng cao. Cùng tải file bài tập và luyện tập ngay nhé.
4. Kết luận
Qua bài viết trên, mình đã tổng hợp kiến thức trọng tâm và các bài tập ngữ pháp tiếng Anh nâng cao để bạn có thể nâng tầm tiếng Anh của mình.
Việc nắm vững các cấu trúc ngữ pháp nâng cao trong tiếng Anh sẽ giúp bạn sử dụng tiếng Anh hiệu quả và linh hoạt trong giao tiếp. Hãy dành thời gian học tập mỗi ngày, kết hợp với việc ôn tập kiến thức đã học và thực hành sử dụng các thì trong các tình huống thực tế.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc về bài tập nào, hãy để lại câu hỏi tại phần bình luận. Mình và đội ngũ giáo viên tại Vietop English luôn sẵn sàng giải đáp mọi vấn đề cho bạn.
Tài liệu tham khảo:
- Mixed Conditional: https://langeek.co/en/grammar/course/112/mixed-conditional – Truy cập ngày 12/09/2024.
- Passive Voice: special cases: https://multimedia-english.com/grammar/passive-voice-special-cases-52 – Truy cập ngày 12/09/2024.
- Relative clauses: defining and non-defining: https://dictionary.cambridge.org/grammar/british-grammar/relative-clauses-defining-and-non-defining – Truy cập ngày 12/09/2024.
- Hewings, M. (2013). Advanced Grammar in Use with Answers: A Self-Study Reference and Practice Book for Advanced Learners of English. Cambridge University Press.